Kết quả xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 51 - 53)

Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã thu được thành công lớn. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm. Số hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 18,10% năm 2004 xuống còn 12,3% năm 2009, phấn đấu giảm xuống dưới 10% năm 2010; các xã nghèo chỉ còn trên 1.000 xã, các huyện nghèo chỉ còn 62, nhà tranh tre nứa lá trong toàn quốc chỉ còn 30 vạn và sẽ sớm được xóa trong một vài năm tới; thu nhập bình quân của người dân đạt 1.056 USD/năm vào năm 2009, gấp đôi, nhiều nơi gấp ba vài chục năm trước. Những thành tích xóa đói giảm nghèo đó không chỉ thay đổi bộ mặt đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân mà còn có tiếng vang rộng rãi trên thế giới, được Liên Hợp Quốc, nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia công nhận.

Bảng 1.1: Tỷ lệ hộ nghèo tính theo % 2004 2006 2007 2008 2009 Cả nƣớc 18,10 15,47 14,75 13,40 12,30 Chia theo Thành thị 8,60 7,70 7,40 6,70 6,00 Nông thôn 21,20 18,00 17,70 16,20 14,80 Chia theo Đồng bằng Sông Hồng 12,70 10,00 9,50 8,60 7,70 Trung du và miền núi phía Bắc 29,70 27,50 26,50 25,10 23,50 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 25,30 22,20 21,40 19,20 17,60 Tây Nguyên 29,20 24,00 23,00 21,00 19,50

Đông Nam Bộ 4,60 3,10 3,00 2,50 2,10

Đồng Bằng sông Cửu Long 15,30 13,00 12,40 11,40 10,40

Hàng loạt chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương, được sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của toàn xã hội đã cải thiện đáng kể diện mạo và tỉ lệ đói nghèo đã giảm nhanh ở tất cả các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền múi, hải đảo là những khu vực tập trung đông người nghèo. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo đói vẫn tập trung cao ở các vùng như các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (23,5%; 2009), Tây Nguyên (19,5%; 2009), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (17,6%: 2009).

Tóm lại: Đói nghèo là tình trạng chung tồn tại ở những nước chậm phát

triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với những nước này XĐGN không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị xã hội to lớn; XĐGN toàn diện, bền vững được coi là mục tiêu xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội, là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Để XĐGN thành công cần có sự tham gia của toàn xã hội, bản thân người nghèo, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, tổ chức, triển khai các chương trình, chính sách XĐGN nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người nghèo, xã nghèo, vùng nghèo tiếp cận được với các nguồn lực để tự vươn lên thoát nghèo bằng chính những tiềm năng của mình.

Việt Nam là một trong những điểm sáng thành công trong công tác XĐGN. Với những chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ XĐGN của Nhà nước, cùng với sự đồng thuận, nỗ lực của toàn xã hội, tỉ lệ đói nghèo của cả nước đã giảm từ trên 18,1% (năm 2004) xuống còn 15,47% (2006), 14,75% (2007), 13,40% (2008), 12,3% (2009) và phấn đấu giảm xuống còn 9,45% trong năm nay.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)