8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Đội ngũ giảng viên của Trường
2.2.3.1.Số lượng giảng viên
Để đáp ứng nội dung chương trình, mục tiêu yêu cầu đào tạo của trường, đội ngũ giảng viên trong thời gian qua đã được cải thiện về số lượng và chất lượng. Hiện nay toàn trường có 256 GV có trình độ đại học và trên đại học, nhiều GV có hai bằng đại học hoặc đang theo học cao học. Trình độ thực tế của ĐNGV của trường hiện nay được thống kê như sau:
- Đại học: 130 giảng viên, chiếm 50.78%
- Đang học Cao học: 73 giảng viên, chiếm 28.52%
- Thạc sĩ: 53 giảng viên, chiếm 20.70% ( có 03 giảng viên đang NCS)
- Tiến sĩ: 01, chiếm 0.39%
Bảng 2.1: Trình độ đội ngũ giảng viên của trường hiện nay
Trình độ Số lượng Tỉ lệ % Ghi chú
Đại học 130 50.78 Cao học 73 28.52
Thạc sĩ 53 20.70 03 GV đang làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ 1 0.39
PGS 0 0.00
Tổng số 256 100
( Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành chính, Trường CĐHH1) 2.2.3.2.Cơ cấu giảng viên theo khoa
Bảng 2.2: Cơ cấu ĐNGV theo khoa
STT Khoa Số lượng Ghi chú
1 Điều khiển tàu biển 79 2 Khai thác máy tàu biển 35
3 Cơ điện 47
4 Hợp tác Quốc tế- Khoa học công nghệ
9 5 Tổ môn Kinh tế- Kế toán 10 6 Tổ môn Cơ sở Cơ bản 27 7 Tổ môn Tiếng anh 25 8 Xưởng- Đội tàu 26
Tổng 256
( Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành chính, Trường CĐHH1)
2.2.3.3. Cơ cấu giảng viên theo trình độ học vấn
Trong giai đoạn hiện nay, khi sự thay đổi công nghệ luôn đòi hỏi sự thay đổi nhiều về kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành và cách thức học tập của sinh viên thì trình độ học vấn của ĐNGV là một trong những yêu cầu và tiêu chuẩn phản ánh chất lượng đội ngũ giảng viên. Hiện tại trình độ học vấn của ĐNGV trong trường được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của GV tại các khoa trong trường
S T T Khoa Giáo sư Tiến sĩ Tỉ lệ % Th sĩ Tỉ lệ % Cao Học Tỉ lệ % Đại Học Tỉ lệ %
1 Điều khiển tàu biển
15 18.99 10 12.66 54 68.35 2 Khai thác máy tàu
biển 9 25.71 16 45.71 10 28.57 3 Cơ điện 13 28.26 10 21.74 23 50.00 4 Hợp tác Quốc tế- Khoa học công nghệ 1 11.11 3 33.33 1 11.11 4 44.44 5 Tổ môn Kinh tế- Kế toán 4 40.00 3 30.00 3 30.00
6 Tổ môn Cơ sở Cơ
bản 5 18.52 15 55.56 7 25.93
7 Tổ môn Tiếng anh 3 12.50 15 62.50 6 25.00
8 Xưởng- Đội tàu 0 0.00 3 11.54 23 88.46
Tổng 1 0.39 53 20.70 73 28.52 130 50.78
( Nguồn : Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường CĐHH1)
Bảng số liệu cho thấy ở thời điểm hiện tại tỷ lệ GV có trình độ học vấn sau ĐH chỉ chiếm 21.09%. Tỷ lệ GV có trình độ ĐH còn chiếm ở mức độ cao, đây là một hạn chế lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Các khoa thuộc lĩnh vực đào tạo chính của trường như khoa Điều khiển tàu biển, Khai
thác máy tàu biển, Cơ điện bước đầu đã có nhiều GV có trình độ Thạc sĩ, nhưng vẫn chưa có GV là Tiến sĩ, đặc biệt như Xưởng - Đội tàu chưa có GV nào là Thạc sĩ. Đây là một điều khó cho việc các GV giúp đỡ nhau trong chuyên môn nghiệp vụ , khi mà ở các khoa chưa có những GV có trình độ chuyên sâu về chuyên môn cũng như về nghiệp vụ sư phạm.
Để công tác đánh giá GV được khách quan và thực sự mang lại hiệu quả, được các GV coi như là một nhiệm vụ thường nhật khi chúng ta lấy được thông tin từ đồng nghiệp của GV. GV cũng chỉ nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ khi bên cạnh họ có những người bạn, những người thầy sẵn sàng chia sẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Trường Cao đẳng Hàng hải I là một trường kỹ thuật do đó cơ cấu chuyên môn của đội ngũ giảng viên đang tập trung vào một số chuyên ngành nhất định điều đó thể hiện tính đặc thù của một trường chuyên ngành. Tuy nhiên, trước nhu cầu lao động đa dạng cho phát triển kinh tế địa phương, đất nước và từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế thì việc đa dạng ngành nghề, loại hình đào tạo đang là hướng phát triển của tất cả các cơ sở đào tạo. Điều đó cho thấy trong những năm tiếp theo Trường cần phải có kế hoạch thích hợp nhằm chuyển dịch từ đào tạo chuyên ngành sang đào tạo đa ngành. Đảm bảo cho ngành nghề đào tạo thích ứng nhanh với nhu cầu lao động của xã hội. Bước đi thích hợp cho sự chuyển dịch này là mở rộng các nghề lân cận, các chuyên ngành đang đào tạo, vừa tiết kiệm, vừa tạo sự chuyển tiếp hợp lý, trừ những ngành mở mới mang tính đặc thù do yêu cầu của thị trường lao động từng giai đoạn. Điều đó cũng là một khó khăn trong công tác đánh giá GV đối với một trường kỹ thuật mà quy mô đào tạo luôn được đa dạng hóa.
2.2.3.4. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo giới tính
Trường Cao đẳng Hàng hải I là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho Cục Hàng hải Việt Nam chủ yếu với các chuyên ngành đào tạo phục vụ cho lĩnh
vực Hàng hải, năm 2007 trường mở thêm đào tạo Kế toán doanh nghiệp. Lực lượng GV chủ yếu là GV nam, đội ngũ GV nữ chiếm rất thấp (qua bảng 2.4). Đây cũng là một điều khó cho công tác đánh giá GV .
Bảng 2.4: Cơ cấu ĐNGV theo giới tính
STT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Số lượn g 170 65 179 65 180 68 186 70 Tỷ lệ 72.34 % 27.66 % 73.36 % 26.64 % 72.58 % 27.4 % 72.66 % 27.34 % ( Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành chính, Trường CĐHH1 ) 2.2.3.5. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi
Tính liên tục, tính kế thừa được phản ánh qua độ tuổi của ĐNGV. Tỷ lệ, cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi GV sẽ đảm bảo tính liên tục và kế thừa trong công tác chuyên môn. Cơ cấu độ tuổi phản ánh những biến động về chất lượng ĐNGV. Đây là một trong những yếu tố cần thiết giúp cho nhà trường cũng như các khoa có kế hoạch xây dựng, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GV.
Hiện tại ĐNGV của trường có cơ cấu theo độ tuổi như sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi
Tổng số Dưới 30 Từ 30-44 Từ 45-60 Trên 60 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 256 82 32.03 112 43.75 61 23.83 1 0.39 ( Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành chính, Trường CĐHH1)
Bảng thống kê độ tuổi cho thấy sự bất hợp lý cho quá trình chuyển tiếp thế hệ. Số người trong độ tuổi dưới 45 chiếm tới 75,78%. Đây là lực lượng
cán bộ giảng viên trẻ năng động và có tính sáng tạo cao, tiếp thu nhanh cái mới, tuy nhiên kinh nghiệm quản lý và giảng dạy còn hạn chế. Tỷ lệ độ tuổi này tập trung trong giai đoạn ngắn vì vậy sự chuyển tiếp mềm thế hệ là không thích hợp. Như vậy, sẽ có những giai đoạn trên một phần tư số người nghỉ chế độ cùng một lúc gây ra tình trạng hẫng hụt nguồn lực. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng "Chuối chín cả buồng". Số liệu cũng phản ánh thực trạng việc tiếp nhận người một cách khá ồ ạt nhằm đáp ứng việc tăng quy mô đào tạo vào giai đoạn 2003-2008 (lưu lượng đào tạo tăng từ 1450 HS/2003 lên trên 7.300 HS,SV/ 2008) . Để khắc phục tình trạng này cần phải đặt biệt quan tâm đến độ tuổi khi tiếp nhận cán bộ, giảng viên bên cạnh các tiêu chí khác như trình độ, kinh nghiệm, giới tính…
Đây là một khó khăn nữa trong công tác đánh giá GV của trường khi mà độ tuổi của GV có sự bất hợp lý như trên. Để đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo với một trường kỹ thuật thì công tác đánh giá GV của trường cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc với sự tham gia của tất cả các lực lượng đào tạo đặc biệt là tranh thủ sự cống hiến của các GV cao tuổi ,những người có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy lý thuyết cũng như trong giảng dạy thực hành trước khi các GV đó về nghỉ hưu.