Các yêu cầu về phẩm chất,năng lực của người giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Các yêu cầu về phẩm chất,năng lực của người giảng viên

Những phẩm chất nghề nghiệp của người GV CĐ, ĐH là thực hiện hai chức năng chủ yếu: giảng dạy và NCKH. Do đó, ngoài những phẩm chất và năng lực chung cho các chuyên gia, họ phải có hai phẩm chất năng lực có ý nghĩa nhất đối với hoạt động giáo dục ở CĐ, ĐH là xu hướng nghề nghiệp sư phạm và năng lực sư phạm; xu hướng nghề nghiệp và năng lực NCKH.

Trong giáo dục ĐH,Cao đẳng những cặp phẩm chất và năng lực nói trên của GV có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp sư phạm.Người GV tổ chức quá trình giao tiếp với sinh viên có hiệu quả như việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp trên cơ sở không ngừng nâng cao phẩm chất nghề nghiệp của mình.

Vai trò của người GVCĐ, ĐH rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo những SV tốt nghiệp có đủ tiêu chuẩn về năng lực, trình độ và những người công dân có trách nhiệm có thể kết hợp những kiến thức và kỹ năng cấp cao, sử dụng phương hướng và nội dung liên tục được trang bị phục vụ cho xã hội trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, người GV luôn luôn phải tăng hiểu biết của mình. Muốn hiểu người, dạy người trước hết phải hiểu mình. Khi người GV tự đánh giá được mình điểm mạnh, điểm yếu, thì họ sẽ trở thành vị trí tốt để đánh giá SV và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy có ý nghĩa hơn.. Khi đánh giá GV cần trả lời những vấn đề sau:

- Đánh giá những mô tả chi tiết về khả năng giảng dạy của GV; - Dự tính tình hình của SV và quản lí khả năng nghiên cứu của SV; - Dự tính tình hình phục vụ xã hội của GV;

- Phát triển và sử dụng công cụ đo lường kết quả hoạt động chuyên môn của người GV CĐ, ĐH

Thể hiện những đặc điểm này, GV cần phải thực hiện những công việc như sau:

- Thiết kế chương trình giảng dạy hoặc kế hoạch thực hiện công việc theo hướng dẫn đã đề ra với tài liệu hoặc đề cương giảng dạy được chuẩn bị công phu;

- Sử dụng phương pháp dạy học có kết quả và hiệu quả để có thể áp dụng đối với lớp đông, lớp ít người và lớp chỉ có một thầy một trò;

- Hỗ trợ SV theo phương pháp phù hợp để có thể mở rộng trình độ của SV;

- Sử dụng công cụ thích hợp trong việc đánh giá phương pháp để trang bị cho SV học và khắc sâu;

- Sử dụng công cụ thích hợp trong việc đánh giá phương pháp để trang bị cho SV trong học tập và đề nghị ghi nhận thành tựu dạy và học.

- Đánh giá công việc của chính bản thân và đồng nghiệp qua trình độ của chính họ cũng như các phương thức kiểm tra SV và đánh giá phương tiện kĩ thuật;

- Thực hiện hiệu quả những vấn đề đưa ra trong dạy học và trách nhiệm quản lí lớp học và trường học;

- Phát triển cá nhân và chiến lược NCKH thích hợp để đề ra các phương pháp thúc đẩy cho việc phát triển của SV.

Qua đó chứng tỏ việc đánh giá GV góp phần thúc đẩy họ không ngừng tìm tòi và cập nhật kiến thức cho bản thân. Thế giới của nhà giáo là thế giới của học hỏi. Trong bối cảnh ngày nay nhà giáo càng phải có ý tưởng xa hơn

nữa trong việc cập nhật kiến thức do sự bùng nổ của thông tin và nội dung mới về giảng dạy. Nó phụ thuộc vào việc có thể chia sẻ kiến thức SV cần cho cuộc đời của họ trong quá trình học ở trường, do đó cần nhấn mạnh khẩu hiệu “Học cách học- dạy cách học” như một nhiệm vụ chủ yếu trong giáo dục CĐ, ĐH. Như vậy,vai trò của người GV là khuyến khích tính ham hiểu biết của SV, rèn luyện độc lập khám phá tri thức, tăng cường khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức. Tóm lại, nó đã giúp cho người học đạt được năng lực học tập suốt đời qua việc tự học.

Như vậy, để giảng dạy tốt ở CĐ, ĐH người GV phải thỏa mãn đồng thời 2 năng lực: Năng lực NCKH và năng lực sư phạm. Nếu người dạy không có khả năng tìm kiếm, lựa chọn thông tin; không có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thì khó mà dẫn dắt người học theo mục tiêu đã nêu ra ở trên, khó có thể dạy “cách học” cho SV được.

Muốn dạy tốt ở CĐ, ĐH người dạy phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: - GV phải có kiến thức về môi trường GDCĐ,ĐH;

- GV phải biết mục tiêu, tính chất, đặc điểm của ngành học, trường học mà mình đang giảng dạy;

- GV phải nắm vững mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học;

- GV phải hiểu rõ người học, biết khai thác động lực và tiềm năng của người học và hạn chế nhiễu;

- GV phải biết vận dụng quy luật, nguyên tắc dạy học ở CĐ, ĐH và biết hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu;

- GV phải biết vận dụng các hình thức dạy học, phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, biết cải tiến việc dạy học.

Trong nhà trường CĐ,ĐH , sự sáng tạo sư phạm luôn đi liền với sự sáng tạo khoa học. Người GV bộ môn khoa học đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới trong đó, đồng thời phải mở rộng và làm phong phú sâu sắc hơn những tri thức khoa học của môn học mình đang giảng

dạy. Từ những phẩm chất của hoạt động trên, người ta phân biệt một cách tương đối GV CĐ, ĐH thành bốn loại sau:

- Loại thứ nhất: Là những GV có khả năng kết hợp tốt các hoạt động của nhà khoa học với hoạt động nhà sư phạm. Đây là người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao.

- Loại thứ hai: Là người làm tốt công việc của nhà khoa học nhưng giảng dạy còn yếu, không hấp dẫn SV trên giảng đường. Những GV này phù hợp với công tác hướng dẫn và NCKH.

- Loại thứ ba: Những GV chỉ thực hiện các hoạt động sư phạm mà không thực hiện tốt các hoạt động NCKH. Phần đông các GV thuộc loại này.

- Loại thứ tư: Những GV yếu cả về hoạt động sư phạm lẫn hoạt động NCKH.

Xuất phát từ việc phân loại trên, trong quá trình đánh giá GV cần lưu ý xây dựng quy trình và tiêu chí để có thể phát huy và phân loại được.

Cấu trúc tâm lí của hoạt động sư phạm thay đổi theo trình độ tay nghề của GV. Tay nghề sư phạm được biểu hiện ở bên ngoài và trong nhân cách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những biểu hiện bên ngoài của tay nghề sư phạm là: Trình độ thực hiện hoạt động sư phạm; chất lượng hoạt động sư phạm;Ứng xử phù hợp trong tình huống sư phạm; Mức độ đạt kết quả của SV.

Những biểu hiện bên trong của tay nghề sư phạm là: Các phẩm chất nghề nghiệp (xu hướng và năng lực nghề nghiệp; thái độ tích cực đối với lao động sư phạm; hứng thú và lòng yêu nghề sư phạm; năng lực sư phạm). Có 5 mức độ tay nghề hay trình độ hoạt động nghiệp vụ sư phạm của GV:

- Mức độ tối thiểu (trình độ tái hiện sách, giáo trình): Truyền đạt tri thức đã biết (đúng như sách )

- Mức độ thấp (trình độ thích ứng): Truyền đạt và cải biến thông tin phù hợp với đối tượng

- Mức độ trung bình (trình độ mô hình hóa cục bộ): GV có khả năng hình thành ở SV những tri thức- kĩ năng - kĩ xảo vững chắc theo từng phần của giáo trình hay chuyên đề.

- Mức độ cao (trình độ mô hình hóa hệ thống tri thức ): GV có khả năng hình thành ở SV những tri thức- kĩ năng - kĩ xảo vững chắc theo toàn bộ giáo trình và chương trình cơ bản thuộc bộ môn mình giảng dạy.

- Mức độ cao nhất (trình độ mô hình hóa hệ thống hoạt động nhận thức): GV có khả năng sử dụng bộ môn khoa học do mình đảm nhiệm như một công cụ hình thành nhân cách của SV; có khả năng hình thành tư duy sáng tạo cho SV, hình thành ở họ kỹ năng khai thác độc lập tri thức mới và khả năng vận dụng chúng trong điều kiện hoạt động mới. Ở mức độ này GV không chỉ nắm chắc lôgic vận động của nội dung dạy học mà còn hiểu rất tốt cấu trúc nhận thức và khả năng sáng tạo của SV từ đó làm cho lôgic vận động của nội dung khớp với lôgic nhận thức của người học, tạo điều kiện cho họ tích cực, tự lực, sáng tạo, tự chiếm lĩnh nội dung dạy học.

Ngoài ra đối với giảng viên cao đẳng, đại học cần phải thỏa mãn yêu cầu của lý luận dạy học hiệu quả là:

- Dạy học phải giúp cho người học nhận thức và cụ thể hóa mục tiêu cho mình một cách hợp lí.

- Dạy học phải giúp cho người học hiểu được nhiệm vụ học tập đặt ra là để thực hiện mục tiêu và có giá trị của nó..

- GV phải nắm chắc các nhiệm vụ học tập được đề ra cho SV có khả năng hoàn thành được và GV có khả năng nắm bắt được thông tin ngược.

- Bảo đảm rằng lớp học là nơi đáp ứng được nhu cầu học tập thoải mái và có thể triển khai các hoạt động học tập đa dạng.

- GV có khả năng làm chủ được phương pháp dạy học tương tác và sử dụng thành thạo công nghệ dạy học. GV là người khơi nguồn sáng tạo và bồi dưỡng được tính sáng tạo cho SV.

- Dạy học là khoa học được biểu hiện rõ nhất thông qua các quy tắc, quy trình triển khai cũng như quản lí việc dạy học; nó bảo đảm răng nội dung dạy học đã được người học chiếm lĩnh chính xác và có hệ thống. GV làm chủ được kiến thức khoa học trong quá trình chuyển giao.

Trong bối cảnh hiện nay, để khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy và học ở CĐ, ĐH theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động của SV và sử dụng các phương tiện và công nghệ mới hỗ trợ mà chúng ta mong muốn, thì trong đánh giá GV cần đưa những nội dung, phương pháp đánh giá phù hợp để có thể đánh giá đầy đủ được.

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 29)