Đánh giá GV cầnđược thực hiện một cách khách quan

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 69)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.6. Đánh giá GV cầnđược thực hiện một cách khách quan

Đánh giá GV phải xuất phát từ tuyên bố sứ mạng của nhà trường, do đó nó cần được thực hiện liên tục và thường xuyên thể hiện trong kế hoạch chiến lược, trong chương trình công tác hàng năm của nhà trường, của khoa. Để đánh giá GV có kết quả tốt nhất khi nó được tiến hành thường xuyên liên tục chứ không phải là “những hình ảnh rời rạc”. Khi xây dựng quy trình đánh giá cần có sự đồng thuận cao của đội ngũ GV về nội dung, phương pháp, nguồn thông tin đánh giá và sử dụng nguồn thông tin đánh giá…Nguồn thông tin đánh giá cần phải đầy đủ, bao hàm được toàn bộ hoạt động của GV, thu thập nguồn thông tin phong phú từ các chủ thể khác nhau và cần sử dụng cả 2 nhóm phương pháp đánh giá định tính và định lượng.

3.2. Biện pháp đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa

3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn và phổ biến thống nhất trong cán bộ GV 3.2.1.1. Xác định chức trách, nhiệm vụ của GV

Chức trách và nhiệm vụ của GV phần lớn được các trường xác định dựa trên hai nhiêm vụ đó là giảng dạy và NCKH.

Tỷ lệ giữa hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu cũng dao động tùy thuộc vào từng trường CĐ, ĐH. Trong một số trường CĐ, ĐH nghiên cứu tỷ lệ GV tham gia giảng dạy CĐ, ĐH và nghiên cứu nhiều hơn ở một số trường CĐ,ĐH khác.

Tuy nhiên, đã có nhiều nhà nghiên cứu phê phán quan niệm như trên về trách nhiệm của GV và cho rằng các trường CĐ, ĐH chưa quan tâm đúng mức tới quá trình học tập và tiến bộ của SV. Hơn nữa, GV các trường CĐ, ĐH ngày càng mở rộng môi trường làm việc của mình vượt khỏi phạm vi nhà

trường, Với các trường CĐ, ĐH khác, với các địa phương khác, thậm chí với các đồng nghiệp ở nước ngoài.

Tất cả các yếu tố nêu trên cần được tính đến khi xác định các loại hình công việc thuộc chức trách của GV. Chúng tôi có chung một quan điểm về cách xác định đầy đủ chính xác công việc của GV được cấu thành từ 4 yếu tố chính: Giảng dạy; NCKH;Dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng; Bổn phận công dân với tư cách là một nhà khoa học.

Cách xác định công việc của GV theo mô hình 4 phần này cũng chỉ mang tính ước lệ và tương đối, bởi lẽ khó phân biệt rạch ròi giữa giảng dạy, nhất là giảng dạy CĐ, ĐH và sau ĐH và nghiên cứu, giữa nghiên cứu và dich vụ phục vụ cộng đồng và với thực hiện nghĩa vụ công dân. Cũng có một số công trình nghiên cứu chỉ xem xét 3 yếu tố: Giảng dạy, NCKH, phục vụ cộng đồng.

*. Giảng dạy

Công tác giảng dạy CĐ, ĐH trong giai đoạn hiện nay được xem xét rộng hơn việc đơn thuần truyền đạt kiến thức cho SV. Bản chất của việc giảng dạy là sáng tạo ra những tình huống mà ở đó việc học diễn ra một cách phù hợp, công việc mà GV cần làm là sắp xếp các tình huống đó để có thể tiến hành giảng dạy một cách có hiệu quả, nói cách khác dạy và học là 2 mặt của một vấn đề, do vậy nó phải được xem xét đồng thời.

*.Hoạt động nghiên cứu

Hoạt động nghiên cứu trong chức trách của GV bao gồm tất cả các hoạt động phát hiện hoặc tích hợp các kiến thức có thể đóng góp cho kho tàng kiến thức của nhân loại, hoặc cho chính bản thân GV, giúp họ có được những hiểu biết rộng hơn, sâu hơn về chuyên ngành đang giảng dạy, hoặc tạo ra những kiến thức tổng hợp, liên môn kích thích nhu cầu nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề liên quan.

Ngoài hai hoạt động giảng dạy và nghiên cứu các nhà quản lý giáo dục CĐ, ĐH thấy cần phải đưa vào phạm vi chức trách của GV một loại hình công việc nữa. Nếu xem giảng dạy- nghiên cứu- phục vụ cộng đồng là trách nhiệm của một trường CĐ, ĐH, thì 3 nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ của từng GV. Trong điều kiện hiện nay, ngoài trường CĐ, ĐH của mình, GV với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ , kinh nghiệm của bản thân có thể tham gia vào nhiều hoạt động hữu ích khác ở các trường CĐ, ĐH khác, thuộc các khu vực kinh tế- xã hội khác. Những hoạt động này cũng cần được xem xét và đánh giá trong thành tích hoạt động chung của GV.

*. Trách nhiệm công dân

Yếu tố thực từ trong chức trách GV là nghĩa vụ công dân, hay trách nhiệm xã hội của GV. Ngoài các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ mà theo đó GV được nhận phần lương, thù lao, thưởng tương xứng (thông qua giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ), GV cần tham gia các hoạt động xã hội công ích.

Như vậy ta đã xác định được một cách tương đối toàn diện các loại hình công việc thuộc chức trách GV và đó cũng là trọng tâm của sự tự đánh giá cũng như đánh giá bên ngoài.Đương nhiên việc đánh giá mức độ hoàn thành các loại hình công việc trên tùy thuộc vào năng lực của từng GV cũng như từng lĩnh vực mà GV giảng dạy. Tỷ trọng của từng nhiệm vụ của GV phải phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Theo chức danh của GV như GV, GVC, GVCC. Ví dụ GV tỷ trọng phân bố trọng trách cho việc NCKH tất nhiên phải ít hơn GVC…

- Theo mục tiêu của từng trường, từng lĩnh vực của GV công tác. - Theo năng lực của từng GV. Như chúng ta đã biết, có những GV mạnh cả về giảng dạy và nghiên cứu, Có những GV mạnh về nghiên cứu nhưng hạn chế về giảng dạy hoặc ngược lại… Vì vậy, để phát huy thế mạnh của từng GV,nhà trường và cá nhân GV cần xác định tỷ trọng phù hợp để có thể phát huy hết thế mạnh của đội ngũ hiện có.

Do đó việc đưa ra mức tối thiểu tỷ lệ phần trăm cho từng chức danh GV và tương ứng với từng nhiệm vụ của họ là rất khó. Người GV chỉ thức sự hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi họ tham gia và thực hiện đủ các nhiệm vụ của họ. Nếu thiếu đi một nhiệm vụ hoặc phân bổ nhiệm vụ không cân đối sẽ tạo nên "hình ảnh không cân đối" của người GV.Qua việc khảo sát ở các trường ĐH, CĐ trên thành phố Hải Phòng: ĐH Hàng hải, ĐH Hải Phòng, ĐH Dân lập Hải Phòng, Cao Đẳng Bách nghệ và hiện tại của trường Cao đẳng Hàng hải I, tác giả xin nêu mức quy định tỷ lệ tối thiểu của mỗi nhiệm vụ GV như sau:

Bảng 3.1: Minh họa về tỷ lệ tối thiểu của mỗi nhiệm vụ GV

Nhiệm vụ chủ yếu GV GV chính GV cao cấp

Giảng dạy 65% 55% 45% Các hoạt động NCKH 25% 30% 40% Dịch vụ chuyên môn phục vụ

nhà trường, cộng đồng 5% 10% 10% Trách nhiệm công dân với tư

cách là nhà khoa học 5% 5% 5%

3.2.1.2. Căn cứ theo quy định pháp lí về nhiệm vụ của giảng viên

Nền kinh tế muốn phát triển bền vững thì chất lượng giáo dục CĐ, ĐH phải đi trước một bước. Mục tiêu của giáo dục CĐ, ĐH “là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để các trường CĐ, ĐH có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì chất lượng của đội ngũ GV đóng vai trò chủ chốt. Đội ngũ GV phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã

hội hóa để thực hiện các chức năng nghề nghiệp với vai trò nhà giáo, nhà khoa học và người công dân tốt. Muốn thực hiện được chức năng này đòi hỏi người GV phải có năng lực nghề nghiệp toàn diện trong đó cần có một số năng lực mới đáp ứng trong giai đoạn hiện nay.

Để xây dựng hệ mục tiêu đánh giá, cần căn cứ theo Quy định chung của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ của từng chức danh GV. Đây là một căn cứ có tính pháp lí quy định nhiệm vụ của GV. Như vậy xây dựng hệ mục tiêu đánh giá cần lấy các nhiệm vụ của GV làm căn cứ xác định các tiêu chí trong việc xây dựng quy định đánh giá đối với GV.

Theo cách tiếp cận như trên chúng ta có thể xác định các tiêu chí trong mỗi vai trò mà người GV cần phải thực hiện. Với mỗi vai trò GV cần phải thực hiện những chức năng khác nhau, mỗi chức năng lại có những nhiệm vụ hoặc công việc khác nhau. Những công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể trong từng chức năng chính là các tiêu chí mà GV cần thực hiện. Với mỗi vai trò GV cần phải thực hiện những chức năng khác nhau, mỗi chức năng lại có những nhiệm vụ hoặc công việc khác nhau.Những công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể trong từng chức năng chính là các tiêu chí mà GV cần thực hiện.

Trên cơ sở phân tích chức năng, nhiệm vụ cụ thể của GV, chúng tôi đưa ra 3 lĩnh vực dựa vào 4 nhiệm vụ mà GV phải thực hiện làm căn cứ quản lý chất lượng hoạt động nghề nghiệp của GV CĐ, ĐH, đây chính là căn cứ đánh giá GV.

Việc xác định trong số đánh giá giữa các nhiệm vụ cũng cần phải dựa theo khung pháp lí quy định cho từng nhiệm vụ theo từng chức danh GV. Trên bảng 3.2 là khối lượng giờ làm việc và tỷ lệ giữa các nhiệm vụ quy định cho từng chức danh GV. Vì vậy, khi quy định về đánh giá GV cần bám sát tỷ lệ này để đánh giá GV thì mới tạo công bằng và khoa học trong đánh giá.

Bảng 3.2. Phân bổ khối lượng công tác của GV theo quy định của Bộ

Nhiệm vụ Giảng viên giảng viên chính Phó giáo sư và Giáo sư và giảng viên cao cấp

Giảng dạy 900 giờ 900 giờ 900 giờ Nghiên cứu khoa học 500 giờ 600 giờ 700 giờ Hoạt động chuyên môn

và các nhiệm vụ khác 360 giờ 260 giờ 160 giờ

Bảng 3.3. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của GV

Chức danh giảng viên

Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy

Quy định chung cho các

môn

Môn Giáo dục thể chất, Quốc phòng-An ninh ở các trường

không chuyên Giáo sư và giảng viên cao cấp 360 500 Phó giáo sư và giảng viên

chính

320 460

Giảng viên 280 420

Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của GV để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của GV được quy định như bảng 3.3.[6]

3.2.1.3. Căn cứ vào mục tiêu cụ thể của trường Cao đẳng Hàng hải I

Trong bối cảnh mới, mỗi trường CĐ, ĐH cần chọn cho mình một hướng đi thích hợp theo sứ mệnh và mục tiêu chiến lược đã đề ra. Theo mục tiêu chiến lược của mỗi trường, nhà quản lý cũng như GV cần phải định hướng và cụ thể hóa nhiệm vụ của mình để hướng tới mục tiêu chung đồng thời phù hợp với mục tiêu cá nhân, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng của từng thành viên trong nhà trường cho lợi ích chung và lợi ích bản thân.

Trong sứ mạng của Trường Cao đẳng Hàng hải I đã xác định một cách rõ ràng “Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Hàng hải I đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” đó là: “Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Hằng hải I theo hướng đa ngành, đa nghề, phát triển thế mạnh về đào tạo các ngành phục vụ Hàng hải, phấn đấu trở thành Trường Đại học Hàng hải vào năm 2020. Xây dựng trường thành một trung tâm đào tạo Cao đẳng, Đại học hàng đầu của cả nước, tiến tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Hàng hải đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, theo tiêu chuẩn quy định của của Bộ luật STCW 95 của Tổ chức Hàng hải Quốc tế. Các ngành nghề khác mà Trường đang đào tạo.”[17] Với đặc trưng là một trường Cao đẳng kỹ thuật, đội ngũ GV của trưởng ngoài việc có kiến thức về lý thuyết thì họ phải có kiến thức chuyên sâu về thực hành.

Với cách tiếp cận như trên cho nên khi đăng ký hoặc giao nhiệm vụ cho GV cần dựa trên những tiêu chí động và những tiêu chí đánh giá có tính thực tiễn cao, dựa vào những mảng công việc có thật và thường xuyên của mọi GV. Căn cứ theo mục tiêu của nhà trường đặc thù môn học và năng lực giảng dạy và nghiên cứu của GV để xây dựng mục tiêu đánh giá cho trường Cao đẳng Hàng hải I là rất phức tạp.

Để xây dựng kết quả mong muốn từ các loại hình công việc thuộc chức trách của một GV, cần làm rõ mục tiêu mà cá nhân và tổ chức mong muốn đạt tới. Mọi hoạt động của một GV đều hướng tới một mục tiêu kép: cho bản thân và cho toàn trường. Đối với bản thân, người GV bao giờ cũng đạt mục tiêu hàng đầu là sự phát triển nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và tự thể hiện mình. Kết quả mong muốn của từng GV cũng như của toàn trường là chất lượng công việc của họ,hay có thể dùng các từ khác như giá trị, công sức, hiệu quả, ảnh hưởng của từng GV tới sứ mạng của trường CĐ, ĐH cũng như sự thăng tiến của từng GV.Chất lượng hay sự xuất sắc là một phạm trù phức

hợp, nhiều chiều được xem xét trong một bối cảnh nhất định trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên.Do vậyđể đánh giá hoạt động của các GV phạm trù chất lượng được xây dựng thành các tiêu chí và được cụ thể hóa bằng các chỉ số (định tính hoặc định lượng ).Ví dụ: Các trường cần đưa ra các tiêu chuẩn cho hoạt động giảng dạy được xem là có chất lượng. Mỗi tiêu chuẩn có thể được cụ thể hóa bằng một chỉ số.

3.2.1.4. Phổ biến thống nhất trong cán bộ giảng viên

Đánh giá GV chỉ thực sự mang lại hiệu quả thiết thực khi mỗi cán bộ GV tự nguyện tham gia vào công tác đánh giá đồng nghiệp và đánh giá bản

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)