Hướng dẫn sử dụng các tiêu chí

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Hướng dẫn sử dụng các tiêu chí

- Đối với GV tổ chức tuyên truyền, vận động cho họ hiểu được chức trách, nhiệm vụ, bộ phận của người GV, hướng dẫn họ tự đánh giá theo từng tiêu chí bằng cách rà soát các công việc mà họ đã thực hiện và xác định xem mình đạt ở mức nào trong các mức độ " không thực hiện" ,"thực hiện" , " thực hiện tốt".

- Đối với cán bộ quản lí hướng dẫn họ thu thập minh chứng theo các tiêu chí, cách phân loại minh chứng, cách tính điểm.

- Đối với HSSV hướng dẫn họ trả lời phiếu trắc nghiệm theo mẫu

3.2.4. Quy trình đánh giá giảng viên Bước 1: Chuẩn bị cho đánh giá

1.1. Xác định mục đích đánh giá và loại hình đánh giá. 1.1.1.Xác định mục đích đánh giá

1.1.2.Lựa chọn loại hình đánh giá - Đánh giá thường xuyên

- Đánh giá tổng kết

1.2. Xác định chủ thể đánh giá

1.3. Chuẩn bị phương tiện, công cụ, kỹ thuật và thang đánh giá.

1.3.2.Xây dựng phiếu đánh giá dựa vào Bộ tiêu chí đánh giá và lựa chọn thang đánh giá.

1.3.3. Chuẩn bị minh chứng

1.4.Xác định thời gian và địa điểm tiến hành

Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu đánh giá

2.1.Bản thân GV

2.2. Các đồng nghiệp trong bộ môn ( khoa) 2.3. Nguồn thông tin từ SV

Bước 3: Xử lí dữ liệu từ các nguồn đánh giá

3.1.Làm sạch dữ liệu

3.2.Thống kê kết quả theo lĩnh vực của từng loại

Bước 4: Tiến hành thực hiện đánh giá

4.1. Chu kỳ ( tần suất ) đánh giá

4.2. Thành phần của Hội đồng đánh giá cấp khoa (Tổ môn trực thuộc) 4.3. Sự chuẩn bị của người được đánh giá

4.4. Quy trình đánh giá

Tác giả đã thiết kế Bộ công cụ đánh giá GV trường Cao đẳng Hàng hải I dựa vào bộ tiêu chí và lựa chon thang đánh giá.Trong bộ tiêu chí có ba mức độ nói lên mức độ thực hiện và hoạt động của GV. Có thể lựa chọn các mức độ “mức 0” , “mức 1”, “mức 2” và tương ứng với các mức độ này gắn tương ứng trị số bằng điểm số đã quy đổi ra phần trăm tương ứng có thể phán xét cuối cùng dựa vào số phần trăm thu được sau khi đã tham gia tính với chức trách của GV, GVC, GVCC. Ta có thể thiết kế bảng sau: Bảng 3.4: Thang đánh giá STT Các mức độ thực hiện Điểm số( %) 1 Mức 0 % 2 Mức 1 1% 3 Mức 2 2% Trong đó Mức 0: Không thực hiện Mức 1: Khực hiện Mức 2: Khực hiện tốt

Với 4 tiêu chuẩn và tương ứng là 12 tiêu chí có 50 chỉ số, ta có thể quy định như sau: 50 chỉ số ứng với 100%.

Việc tính kết quả được tính qua bảng sau:

Bảng 3.5: Bảng tính điểm dùng cho việc tự đánh giá hoạt động của GV

Nhiệm vụ Số điểm do tự đánh giá % (A) Quy định ( B) Tổng hợp điểm ( C= A x B) (%) Giảng viên Giảng viên chính Giảng viên cao cấp Giảng dạy 65%) 55%) 45%) Các hoạt động NCKH 25%) 30%) 40%) Dịch vụ chuyên mônđối với nhà trường 10%) 10%) 10%) Trách nhiệm

công dân với tư cách là nhà giáo, nhà khoa học 5%) 5%) 5%) Tổng cộng 100% 100% 100% ĐIỂM TỔNG KẾT ……….% ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT ………..

Đánh giá tổng kết ( để tham khảo)

Điểm phần trăm Đánh giá tổng kết

0% - 20% Rất yếu,yếu

21% - 40% Yếu đến cận trung bình

41% - 60% Cận trung bình đến đạt

61% - 80% Đạt đến mạnh

81% - 100% Mạnh đến rất mạnh.

Bảng 3.5: Bảng tính điểm dùng cho việc đánh giá hoạt động của GV Nhiệm vụ Số điểm do tự đánh giá % (A) Quy định ( B) Tổng hợp điểm ( C= A x B) (%) Giảng viên Giảng viên chính Giảng viên cao cấp Giảng dạy 65%) 55%) 45%) Các hoạt động NCKH 25%) 30%) 40%) Dịch vụ chuyên mônđối với nhà trường 10%) 10%) 10%) Trách nhiệm

công dân với tư cách là nhà giáo, nhà khoa học 5%) 5%) 5%) Tổng cộng 100% 100% 100% ĐIỂM TỔNG KẾT ……….% ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT ………..

Điểm phần trăm Đánh giá tổng kết

0% - 20% Rất yếu,yếu

21% - 40% Yếu đến cận trung bình

41% - 60% Cận trung bình đến đạt

61% - 80% Đạt đến mạnh

81% - 100% Mạnh đến rất mạnh.

Hội đồng đánh giá Khoa Ngày tháng năm 20…

3.3. Thử nghiệm đánh giá GV

3.3.1. Mục đích và nội dung thử nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm quy trình đánh giá GV để kiểm nghiệm tính khoa học, hợp lí và khả thi của Quy trình đánh giá GV đã đề xuất. Tiến hành đánh giá GV theo các tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình đã đề xuất về những vấn đề sau:

+ Quán triệt sự cần thiết phải đánh giá GV cho các đơn vị thử nghiệm + Thống nhất những hoạt động của GV cần được đánh giá

+ Các thu thập những nguồn thông tin cần được sử dụng để đánh giá GV và số lượng tiêu chuẩn, tiêu chí tối thiểu cần có để đảm bảo tính chính xác toàn diện.

+ Các bước thực hiện quy trình đánh giá.

3.3.2. Quy mô và đơn vị thử nghiệm

Trong thời gian thực hiện luân văn, chúng tôi đã tiến hành tổ chức triển khai thử nghiệm đánh giá GV tại Khoa Điều khiển tàu biển và Tổ cơ sở bản của trường Cao đẳng Hàng hải I. Khoa Điều khiển tàu biển là khoa chuyên ngành và là khoa có lượng GV đông nhất toàn trường, Tổ cơ sở Cơ bản đảm nhiệm giảng dạy các môn đại cương cho tất cả các SV . Cả hai đơn vị đều có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình trong công tác, có môi trường văn hóa tốt.

3.3.3. Phương thức thử nghiệm

Thiết kế một tập hướng dẫn, biểu mẫu, hồ sơ cho việc thực hiện đánh giá GV và thử vận hành quy trình đó ở cấp khoa.

3.3.4. Phương pháp và các bước tiến hành thử nghiệm

Trong thời giàn thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành các bước sau: - Phổ biến mục đích của đánh giá theo đề xuất của luận văn.

- Hướng dẫn các chuẩn, quy trình đánh giá, những kỹ thuật cụ thể của việc đánh giá cho toàn thể Ban chủ nhiệm khoa và GV. Hướng dẫn thực hiện các công việc đánh giá cụ thể cần tiến hành theo tài liệu hướng dẫn của quy trình đánh giá. Cụ thể:

+ Đối với GV: Lấy ý kiến SV mẫu 3.6; làm bản báo cáo theo mẫu 3.4 (Tự ĐG ) 3 năm, chủ yếu điền vào mẫu 4 về nhiệm vụ: (Giảng dạy,NCKH, công tác khác); Tham gia đánh giá đồng nghiệp theo yêu cầu của khoa, Bộ môn hoặc được đề cử.

+ Đối với Khoa chỉ đạo việc dự giờ của GV và lấy ý kiến của SV về hiệu quả môn học, thành lập các Hội đồng đánh giá Khoa.

và sử dụng “Bảng 3.4 và bảng 3.6” để đánh giá theo các tiêu chí cụ thể. Cách tính điểm gồm 5 bước:

Bước 1: Quyết định mức độ đạt được của từng nội dung

Bước 2: Xác định khoảng (dải ) phần trăm tương ứng cho từng nội dung Bước 3 : Tính số điểm cho mỗi phần

Bước 4: Hoàn tất “ Bảng 3.4 và bảng 3.6 ”

Bước 5: Hoàn tất “Báo cáo đánh giá hoạt động của Gv” Thông báo kết quả:

- Chủ tịch HĐĐG Khoa sẽ trao đổi với GV được đánh giá về các kết quả để GV được biết và rút kinh nghiệm.

- GV được đánh giá sẽ có phản hồi thông tin nếu thấy không thỏa mãn với kết quả.

3.3.5. Kết quả thử nghiệm

Thống kê kết quả đánh giá thu được như sau: Tỷ lệ trung bình chung của các nhiệm vụ giảng dạy,NCKH,dịch vụ chuyên môn phục vụ nhà trường, trách nhiệm công dân mà GV đăng ký là tương đồng với đề xuất của luận văn.

Qua tìm hiểu trong thời gian tiến hành thử nghiệm và kết thúc đợt thử nghiệm, cho thấy các GV của khoa rất quan tâm đến việc thu thập các thông tin đánh giá từ SV, đồng nghiệp và báo cáo đánh giá. 100% GV đã hợp tác và tiến hành tham gia đầy đủ các bước đánh giá. Đa số ý kiến cho rằng việc đánh giá theo quy trình này là toàn diện, khách quan và công bằng. Điều đó chứng tỏ chuẩn và quy trình đánh giá là có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế của trường CĐ Hàng hải I.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu đuợc, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Đánh giá GV là việc thu thập, chỉnh lí, xử lí, phân tích một cách toàn diện, khoa học hệ thống các thông tin về hoạt động nghề nghiệp của GV. Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng, nó có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy và học. Do đó việc đánh giá GV đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao và duy trì chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo nói chung và các trường CĐ, ĐH nói riêng. Tùy thuộc vào mục đích đánh giá mà đánh giá sẽ thực hiện các chức năng khác nhau như: chức năng chẩn đoán, điều chỉnh, chức năng kích thích, khích lệ và chức năng sàng lọc.

1.2. Trường CĐ Hàng hải I là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho Cục Hàng hải Việt Nam với nhiều hình thức đào tạo: Cao đẳng chính quy, Cao đẳng liên thông và Cao đẳng nghề.Công tác đánh giá GV của trường còn tồn tại nhiều bất cập, điều đó đã làm hạn chế không nhỏ đến chất lượng đào tạo của trường. Để SV tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm và thích ứng được với thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế thì chất lượng đào tạo của trường phải được từng bước nâng cao. Trong đó việc xây dựng và đưa vào vận hành việc đánh giá giảng viên của trường theo hướng chuẩn hóa là một nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Việc đánh giá GV ở các trường Cao đẳng, ĐH phần lớn chưa xây dựng được bộ tiêu chí và quy trình đánh giá một cách khoa học, nên việc đánh giá chưa bao hàm được đầy đủ các nhiệm vụ của người GV hoặc là có đánh giá các nhiệm vụ trên nhưng không đầy đủ và mang tính khoa học. Trên cở sở khảo sát thực trạng công tác đánh giá GV của trường CĐ Hàng hải I cũng như

thực tiễn việc đánh giá GV ở một số trường CĐ, ĐH trên địa bàn thành phố Hải Phòng, qua đó làm căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất nội dung, quy trình đánh giá GV trường Cao đẳng Hàng hải I theo hướng chuẩn hóa. Việc đánh giá GV trường Cao đẳng Hàng hải I theo hướng chuẩn hóa dựa trên mô hình hoạt động nghề nghiệp của GV.GV cần phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau: 1/Giảng dạy và tư vấn SV; 2/NCKH; 3/ Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phục vụ nhà trường, cộng đồng; 4/ Trách nhiệm công dân với tư cách là nhà giáo.

1.4. Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên một số căn cứ khoa học và pháp lý, chúng tôi đã xây dựng Chuẩn đánh giá GV (còn được gọi là Bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá GV ) gồm 4 tiêu chuẩn (lĩnh vực ), 12 tiêu chí và

50 chỉ số.

1.5. Bằng phương pháp tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lí và GV thông qua Hội thảo và các phiếu điều tra để khảo nghiệm tính đúng đắn của cách tiếp cận chức năng, nhiệm vụ khi xây dựng Chuẩn GV. Tác giả đã dùng Bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá GV (được xây dựng dựa vào Chuẩn GV) và quy trình đánh giá để thử đánh giá GV ở một số khoa.. Qua thử nghiệm bước đầu ở Khoa Điều khiển tàu biển và Tổ môn Cơ sở cơ bản nơi tác giả trực tiếp phụ trách đã cho thấy phương pháp đánh giá GV có thể sử dụng được để đánh giá GV cho kết quả đáng tin cậy, khách quan.

1.6. Qua đánh giá thử nghiệm tại trường CĐ Hàng hải I, chúng tôi thu được kết quả và nhận xét như sau:

Đánh giá GV trường CĐ Hàng hải I theo Bộ tiêu chí trong luận văn không chỉ về cơ bản phù hợp với đánh giá GV mà còn đảm bảo tính chính xác, khách quan, minh bạch. Vì vậy, bước đầu có thể khẳng định là Bộ tiêu chí đánh giá GV trường CĐ Hảng hải I theo hướng chuẩn hóa có thể áp dụng cho các trường CĐ, đặc biệt là các trường có đào tạo Hàng hải.Đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa như đề xuất của luận văn sẽ giúp cho việc đánh giá khách quan và đảm bảo tính khoa học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD- ĐT và các cơ quan nghiên cứu giáo dục

Cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn về chuẩn, chuẩn hóa trong giáo dục. Khi tiến hành xây dựng chuẩn nên tiếp cận những phương pháp, quan niệm và kĩ thuật hiện đại của thế giới để có thể xây dựng được các chuẩn có độ tin cậy cao, có hiệu lực trong công tác quản lí và đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục CĐ, ĐH Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.

2.2. Đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam

Cần có chỉ đạo cho các cơ sở đạo tạo Hàng hải trên toàn quốc đầu tư nghiên cứu và xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá GV ở đơn vị mình. Tổ chức Hội thảo để có thể xây dựng được một bộ tiếu chí đánh giá GV cho phù hợp với đặc trưng riêng của nghành.

2.3. Đối với trường Cao đẳng Hàng hải I

Trong khi chưa có chuẩn và quy trình đánh giá chung cho cả nước, đặc biệt là của riêng các trường đào tạo Hàng hải thì trường Cao đẳng Hàng hải I cần phát huy trí tuệ của tập thể cán bộ GV xây dựng các bộ tiêu đánh giá GV, sau đó Hội đồng khoa học trường chọn lọc và đưa một bộ tiêu chuẩn đánh giá GV tốt nhất vào áp dụng cho toàn trường.

Ban Giám hiệu cho phép triển khai việc đánh giá GV của trường theo bộ tiêu chuẩn mà tác giả đã nêu trong luận văn, sau đó tổ chức Hội thảo rút kinh nghiệm, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Cần có sự chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa, thống nhất trong nhà trường các loại hình đánh giá, thời điểm đánh giá, công cụ chủ yếu để đánh giá GV, quy định xếp loại GV dựa vào kết quả đánh giá trong phạm vi nhà trường. Khi thực hiện đánh giá GV cần hướng dẫn cụ thể cho các khoa trong việc lựa chọn các công cụ đánh giá dựa vào chuẩn phù hợp ( phiếu hướng dẫn đánh giá; phiếu lấy ý kiến SV,

thang điểm, cách thức tiến hành…) để quá trình đánh giá đảm bảo khách quan và tin cậy, và kết quả đánh giá GV sẽ là cơ sở quan trọng trong việc bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Cần xây dựng một môi trường văn hóa đánh giá trong nhà trường theo hướng dân chủ và thân thiện đảm bảo cho công tác đánh giá GV thúc đẩy sự phát triển của bản thân cũng như sự phát triển của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban chấp hành TW Đảng, Chỉ thị Ban bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ( số 40- CT/ TƯ )

2. Ban Khoa giáo Trung ương (2001), Triển khai nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh vực Khoa giáo, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội.

3. Ban TCCB Chính phủ ( Bội Nội vụ ) (1998 ) , Quy chế đánh giá công chức hàng năm theo QĐ số :11/1998/ TCCP – CCVC ngày 05/12/1998

4. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo, Giáo trình Cao học Quản lý giáo dục dục ĐHQGHN .

5. ĐặngQuốc Bảo , Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999) , Khoa học tổ chức quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm NCKH tổ

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)