Thực trạng công tác đánh giảng viên ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.Thực trạng công tác đánh giảng viên ở Việt Nam

Hiện nay, việc đánh giá GV ở các trường Cao đẳng, ĐH phần lớn chưa xây dựng được bộ tiêu chí và quy trình đánh giá một cách khoa học, nên việc đánh giá chưa bao hàm được đầy đủ các nhiệm vụ của người GV hoặc là có đánh giá các nhiệm vụ trên nhưng không đầy đủ và mang tính khoa học.Hiện nay vẫn còn một số trường trong việc đánh giá phân loại bình xét thi đua đã dựa vào các yếu tố: giảng dạy nghiên cứu khoa học, có tham gia các hoạt động đoàn thể… và có ý kiến nhất trí của tập thể là có thể được công nhận là “Chiến sĩ thi đua” hay “GV giỏi”. Còn yếu tố nội dung, kỹ năng giảng dạy, khả năng cập nhật kiến thức như thế nào, SV tiếp thu kiến thức đến đâu, kiểm tra đánh giá như thế nào và chất lượng NCKH đến đâu thì còn chưa được định lượng và đánh giá một cách đầy đủ, khoa học đối với từng loại GV. Đặc biệt, là việc chưa thu thập và xử lí thông tin về người GV thông qua sinh viên một cách chính thống, vì không ai có thể chứng kiến toàn bộ quá trình giảng dạy của thầy đầy đủ như SV. Kết quả việc đánh giá chỉ mang hình thức, chưa thuyết phục và chưa động viên được các nhân tố tích cực đóng góp xây dựng nhà trường.

Tổng kết quá trình đánh giá cán bộ thời gian qua cho thấy việc đánh giá cán bộ còn chung chung, mang tính hình thức, thiếu tính thực tế.Mặc dù Nhà nước và các trường Cao đẳng , ĐH đã có quy định, quy chế về đánh giá cán bộ (ví dụ như phiếu đánh giá công chức, đánh giá GV,…) như đến nay quá trình thực hiện vẫn diễn ra chậm chạp và hình thức. Phải chăng các quy định đó thiếu tính thực tế hay chúng ta chưa nhận thức đúng, đủ và xác định được tầm quan trọng của đánh giá trong quản lí cán bộ. Phải chăng, do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông nên cán bộ còn e ngại, dè dặt và cả nể khi thực hiện đánh giá?

Tuy nhiên, trong các trường Cao đẳng, ĐH của Việt Nam một số cơ sở, thậm chí một số cá nhân GV đã bắt đầu sử dụng đánh giá như một phương tiện để học hỏi, để tiến bộ. Các phương thức tiến hành đánh giá khuyến khích SV thông báo cho GV những gì họ học được, những khó khăn họ học tập và nghiên cứu, điều đó giúp GV liên hệ tốt hơn với việc giảng dạy cũng như biết được những hạn chế của mình. Đó chính là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ rằng các GV đã và đang sử dụng đánh giá công việc của họ cho sự tiến bộ của chính bản thân họ.

Thực trạng đánh giá GV hiện nay là: đa số người được tham gia phỏng vấn đều cho biết rằng đã không có một công tác đánh giá giảng dạy nào. Một số ít đề cập đến việc đánh giá công tác giảng dạy qua ba hình thức:

*.Tự đánh giá: Một số GV vào cuối khóa học, dựa trên các kết quả đạt được đối chiếu với mục đích đề ra của môn học và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để cải tiến.

*.Đánh giá của đồng nghiệp: Tại một số trường ĐH, Cao đẳng, việc đánh giá của đồng nghiệp được thực hiện bởi một hội đồng các GV có kinh nghiệm. Các thành viên của hội đồng này dự giờ các lớp học của các GV cần được đánh giá. Dựa trên các kết quả quan sát, hội đồng đưa ra những khuyến nghị cho các GV đó nhằm giúp họ nâng cao chất lượng giảng dạy. Hội đồng này thiên về tư vấn hơn là để đánh giá. Một số trường còn có các thanh tra chuyên kiểm tra thực trạng học tập và giảng dạy. Một phương thức đánh giá chủ yếu được sử dụng tại nhiều trường là tự đánh giá dựa trên các nhận xét của đồng nghiệp. Quá trình này bao gồm các bước: đầu tiên tất cả các GV điền vào một mẫu tự đánh giá sau đó gửi lên khoa; tiếp theo, GV đọc bản tự đánh giá trong cuộc họp và những người tham dự sẽ đóng góp ý kiến về bản tự đánh giá đó; cuối cùng sẽ tiến hành bỏ phiếu cho các cá nhân được đề cử cho các danh hiệu thi đua như: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ hay cấp trường và giấy khen, bằng khen các cấp.

*.Ý kiến phản hồi của SV: Mặc dù đa số ý kiến được hỏi cho rằng nguồn thông tin đánh giá giảng dạy từ ý kiến của SV là rất cần thiết, song thực tế hiện nay SV chưa quen với việc nhận xét hiệu quả giảng dạy của GV. Một số trường còn tổ chức diễn đàn cho SV phản hồi trực tiếp trên mạng hoặc các buổi họp tập trung. Tuy nhiên, trong một số ý kiến phản hồi đã được lược bớt đi những nhận xét thẳng thắn của SV về GV hoặc SV không giám nhận xét thẳng thắn về các lỗi của GV và việc làm này cũng không mang lại hiệu quả tốt.

Qua điều tra ý kiến của GV và cán bộ quản lí ở các trường ĐH, Cao đẳng thì chiếm tỷ lệ 80% ý kiến đồng ý với việc đánh giá GV cần dựa vào nguồn thông tin từ ý kiến của SV và mức độ cần thiết của nguồn thông tin này được GV đánh giá ở mức độ rất cao.

Tóm lại, thực trạng việc đánh GV hiện nay ở các trường ĐH, Cao đẳng còn mang tính hình thức, thiếu khách quan và đôi khi không chính xác. Do vậy trong một chừng mực nào đó đánh giá GV đã không mang lại nhiều tác dụng mà đôi khi còn kìm hãm sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ GV.

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 45)