Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 91)

2.1. Đối với Bộ GD- ĐT và các cơ quan nghiên cứu giáo dục

Cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn về chuẩn, chuẩn hóa trong giáo dục. Khi tiến hành xây dựng chuẩn nên tiếp cận những phương pháp, quan niệm và kĩ thuật hiện đại của thế giới để có thể xây dựng được các chuẩn có độ tin cậy cao, có hiệu lực trong công tác quản lí và đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục CĐ, ĐH Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.

2.2. Đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam

Cần có chỉ đạo cho các cơ sở đạo tạo Hàng hải trên toàn quốc đầu tư nghiên cứu và xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá GV ở đơn vị mình. Tổ chức Hội thảo để có thể xây dựng được một bộ tiếu chí đánh giá GV cho phù hợp với đặc trưng riêng của nghành.

2.3. Đối với trường Cao đẳng Hàng hải I

Trong khi chưa có chuẩn và quy trình đánh giá chung cho cả nước, đặc biệt là của riêng các trường đào tạo Hàng hải thì trường Cao đẳng Hàng hải I cần phát huy trí tuệ của tập thể cán bộ GV xây dựng các bộ tiêu đánh giá GV, sau đó Hội đồng khoa học trường chọn lọc và đưa một bộ tiêu chuẩn đánh giá GV tốt nhất vào áp dụng cho toàn trường.

Ban Giám hiệu cho phép triển khai việc đánh giá GV của trường theo bộ tiêu chuẩn mà tác giả đã nêu trong luận văn, sau đó tổ chức Hội thảo rút kinh nghiệm, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Cần có sự chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa, thống nhất trong nhà trường các loại hình đánh giá, thời điểm đánh giá, công cụ chủ yếu để đánh giá GV, quy định xếp loại GV dựa vào kết quả đánh giá trong phạm vi nhà trường. Khi thực hiện đánh giá GV cần hướng dẫn cụ thể cho các khoa trong việc lựa chọn các công cụ đánh giá dựa vào chuẩn phù hợp ( phiếu hướng dẫn đánh giá; phiếu lấy ý kiến SV,

thang điểm, cách thức tiến hành…) để quá trình đánh giá đảm bảo khách quan và tin cậy, và kết quả đánh giá GV sẽ là cơ sở quan trọng trong việc bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Cần xây dựng một môi trường văn hóa đánh giá trong nhà trường theo hướng dân chủ và thân thiện đảm bảo cho công tác đánh giá GV thúc đẩy sự phát triển của bản thân cũng như sự phát triển của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban chấp hành TW Đảng, Chỉ thị Ban bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ( số 40- CT/ TƯ )

2. Ban Khoa giáo Trung ương (2001), Triển khai nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh vực Khoa giáo, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội.

3. Ban TCCB Chính phủ ( Bội Nội vụ ) (1998 ) , Quy chế đánh giá công chức hàng năm theo QĐ số :11/1998/ TCCP – CCVC ngày 05/12/1998

4. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo, Giáo trình Cao học Quản lý giáo dục dục ĐHQGHN .

5. ĐặngQuốc Bảo , Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999) , Khoa học tổ chức quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm NCKH tổ chức quản lí , Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Bộ trưởng Bộ GD & ĐT (2008), Quyết định số : 64/2008/QD Đ- BGD ĐT ngày 28/11/2008về việc Ban hành Quy định chế độ làm việc đối với GV .

7. Bộ GD & ĐT , Quyết định số: 14/2009/TT- BGDĐT ngày 28/5/2009 về việc Ban hành Thông tư Điều lệ trường cao đẳng .

8. Centra, J. A. (1977), “ Đánh giá giảng dạy của GV và quan hệ với việc học tập của SV”,Tạp chí nghiên cứu của giáo dục Mỹ 1997 b,14 (1),tr 17-24 9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Đại cương về khoa học quản lí, giáo trình dành cho các khoa đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục, Hà Nội.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003),Nghị định 116/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 của chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

11. Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa (2005),Đo đường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng

12. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Chính (2004), Đánh giá giảng viên ĐH , Khoa sư phạm ĐHQG Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga (2006), Báo cáo nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp ĐHQG , MS: QGTĐ .02.06, NXB ĐH Quốc Gia.

15. Nguyễn Đức Chính, (2008), Tập bài giảng Đo đường đánh giá trong giáo dục, Khoa SP,ĐH QGHN

16.Ngô Cương (200), Đánh giá sự nghiệp Giáo dục cộng đồng (I), (II), Nxb Giáo dục Thượng Hải.

17. Đảng Bộ trường Cao đẳng Hàng hải I (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XIII.

18. Đảng Bộ trường Cao đẳng Hàng hải I (2011), Nghị quyết về:Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH đất nước.

19. Nguyễn Tiến Đạt ( 2000), Kinh nghiệm và thành tựu GD& ĐT trên thế giới, Hà Nội.

18. Vũ Cao Đàm ( 1996), Phương pháp luận NCKH, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

19.ĐH Quốc Gia Hà Nội – Trường CBQLGD & ĐT ( HVQLGD) (200),Giáo dục ĐH, (Tài liệu dùng để NC chuyên đề “Giáo dục ĐH” theo chương trình cấp chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức bậc ĐH)

20. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Hà Nội.

21. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM, Nxb Giáo dục Hà Nội.

22.Đặng Thành Hưng (2005), “Quan niệm về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục”, Kỷ yếu hội thảo Viện Chiến lược 27/01/2005.

23.Khoa sư phạm ĐHQG Hà Nội (2004), Một số vấn đề về giáo dục học ĐH, Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội.

24. Nguyễn Lân ( 1989),Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb TP.Hồ Chi Minh. 25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lí nguồn nhân lực giáo dục, Bài giảng cho các khoa đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo ,Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Tài liệu tham khảo. 27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính (2005), “Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục-Những vấn đềlí luận và thực tiễn”,Tham luận Hội thảo Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục-Những vấn đề lí luận và thực tiễn -Hà Nội 27/1/2005.

28.Nhà xuất bản Lao động- Xã hội (2005), Hệ thống những văn bản về chính sách đổi mới công tác quản lí cán bộ của Đảng,

29. Hoàng Phê chủ biên (1997),Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

30. Quốc hội Luật nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục sửa đổi, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội.

31.Nguyễn Ba Thái (2005), “Bàn về hệ thống chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục”, Tham luận Hội thảoChuẩn và Chuẩn hóa”

32. Trần Quốc Thành (2003), Đề cương bài giảng khoa học quản lí đại cương, giáo trình dành cho Học viên Cao học chuyên ngành và tổ chức công tác Văn hóa xã hội .

33.Trường Cao đẳng Hàng hải I (2010), Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2009-2010.

34.Trường Cao đẳng Hàng hải I (2010), Quy chế nội bộ

35.Trường Cao đẳng Hàng hải I (2010), Lịch sử 40 phát triển và trưởng thành trường Cao đẳng Hàng hải I

36.Trường Cao đẳng Hàng hải I (2010), Nghị quyết Hội nghị Công chức viên chức năm học 2010-2011.

Tiếng Anh:

37. Centra, J.A.,(1993) Reflective Faculty Evaluation Enhancing Teching and Determining faculty Effectiveness. Joseey – Bass Publishers, San Francisco

38. Rashadall,H.(1936)The Universities of Europe in the Middle Ages, Vol.l. Edited by F.M.Powickeand A.B. Emden.London: Oxford University Press 1964.

39. Scriven, M. (1988), Dyty- based teachrevaluation, Journal of Personnel Evanluation in Education, 1 (4), 319-334.

PHỤ LỤC

PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIẢNG VIÊN, CBQL Mẫu 3.1 về đánh giá đội ngũ GV

Để phụ vụ cho việc nghiên cứu luận văn “Đánh giá GV trường Cao đẳng Hàng hải I theo hướng chuẩn hóa”, rất mong nhận được những ý kiến của Anh / chị để giúp chúng tôi có thêm luận cứ và luận chứng khoa học trong việc thực hiện. Xin chân thành cảm ơn !

Anh / chị vui lòng đánh dấu (x ) vào ô thích hợp

1. Ở trường Cao đẳng Hàng hải I hiện nay đánh giá GV ( hoặc xếp loại thi đua ) đã thực hiện các công việc nào dưới đây?

1. Đăng ký danh hiệu thi đua, khen thưởng vào đầu năm học 2. Có hướng dẫn và mẫu phiếu tự đánh giá cho GV vào cuối năm 3. GV tự đánh giá theo các đề mục của mẫu (kèm theo minh chứng) 4. Bình xét ở Tổ bộ môn / Khoa đề xuất mức đánh giá

5. Hội dồng trường xem xét đánh giá lần cuối . Anh / chị thấy đã hợp lí chưa?

a. Đã hợp lí b. Chưa hợp lí c.Phân vân

Nếu không theo các bước trên hoặc còn thiếu, xin Anh / chị vui lòng viết thêm: ………...

2.Ý kiến của Anh / chị về nhận định thực trang đánh giá GV ở trường ta hiện nay?

Mức độ ý kiến

Rất

đồng ý Đồng ý Không ý kiến đồng ý Không Phản đối - Thủ tục đơn giản, dễ thực hiện

- Bao hàm được khối lượng công việc của GV - Trở thành một hoạt động thường xuyên - Phản ánh được đặc thù nghề nghiệp của GV - Góp phần màng lại công bằng, uy tín cho GV

- Tạo động lức cho GV phấn đấu - các nguồn thông tin để đánh giá là phù hợp, đáng tin cậy,hợp lí, khách quan, khoa học

3.Ý kiến của Anh / chị về việc đánh giá GV ở trường ta hiện nay có thực hiện được mục đích của đánh giá ?

Mức độ ý kiến Rất đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Phản đối - Tạo khí thế thi đua, động lực để GV

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Tổng kết thành tích, công nhân danh hiệu thi đua

- Thực hiện quy định của Nhà nước đối với việc đánh giá viên chức hàng năm - Để có các quyết định hành chính cần thiết về nhân lực

- Để xác định mục tiêu, định hướng phát triển nhà trường

- Đánh giá làm cơ sở cho quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ

4.Anh / chị thấy việc đánh giá GV như hiện nay có nên duy trì không?

a. Có, lí do……… b.Không, lí do……….. c. Nên có sự cải tiến khoa học………

5. Theo Anh / chị , nên đánh giá GV về những hoạt động nào không?

Chất lượng, hiệu quả giảng dạy và tư vấn cho SV Công tác NCKH

Trách nhiệm của thành viên trong nhà trường

Ý thức phục vụ, tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể Bổ sung thêm………

6. Theo Anh / chị , đánh giá GV,nên căn cứ vào các nguồn thông tin nào không?

GV tự đánh giá

Nhận xét của người quản lí GV Ý kiến của SV

Ý kiến của đồng nghiệp

Bổ sung thêm……….

7.Khi đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và NCKH của GV, theo Anh/chị mức độ cần thiết của các nguồn thông tin dưới đây như thế nào ?

Nguồn thông tin Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Phân vân Không cần Phản đối - Báo cáo tự đánh giá của bản thân

- Nhận xét của người quản lí -Nhận xét của đông nghiệp - Ý kiến phản hồi của SV - Ý kiến nơi cư trú

8.Để triển khai việc đánh giá GV, chúng tôi dự kiến hướng tiến hàng một số việc được tóm lược như sau, xin Anh / chị cho biết ý kiến:

Những công việc chủ yếu Mức độ ý kiến

Rất đồng

ý

Đồng

ý Không ý kiến Không đồng ý Phản đối 1.Trường soạn thảo, ban hành và triển

khai các quy định về đánh giá GV khi có sự đông thuận của toàn thể CB, GV 2. Trưởng Khoa phổ biến mục đích, nội dung,cách đánh giá, lập danh sách đánh giá GV

3.Triển khai nhiệm vụ đánh giá

4. GV tự thu thập minh chứng của các hoạt động

5.Trường thu thập nguồn thông tin phản hồi từ SV

6.GV viết báo cáo tự đánh giá, kèm theo minh chứng

7.Đồng nghiệp / bộ môn /Khoa tiến hành đánh giá GV

8.Đánh giá GV cấp trường

9.Xử lí kết quả đánh giá theo các mục tiêu đã cam kết

10.Đình kỳ điều chỉnh quy định, kế hoạch đánh giá

9. Anh / chị cho biết mức độ đồng ý của mình đối với việc sử dụng các kết quả đánh giá GV Mục đích sử dụng thông tin đánh giá Mức độ ý kiến Rất đồng ý Đồng

ý Phân vân Không đồng ý Phản đối 1.Mục đích phát triển bản thân GV

2. Mục đích duy trì / thực hiện mục tiêu của nhà trường

3. Mục đích ra quyết định về đội ngũ 4. Mục đích cung cấp dữ liệu, thông tin cho công tác quản lí

Trường Cao đẳng Hàng hải I Mẫu 3.2 Khoa……….. PHIẾU DỰ GIỜ 1. Họ và tên GV………. 2. Tên cán bộ dự giờ………. 3. Lớp dự giờ……… 4. Chủ đề / vấn đề giảng dạy………. 5. Ngày dự giờ……….. 6. Địa điểm………

7. Thời gian dự giờ………..

Dùng các thang điểm dưới đây để đánh giá Xuất sắc 5 Khá 4

Đạt yêu cầu 3

Cần khắc phụ 1 số điểm 2 Không đạt yêu cầu 1

STT Nội dung Điểm 1 Chuyển tải nội dung bài giảng rõ ràng dễ hiểu 5 4 3 2 1 2 Bố trí lớp học hợp lý 5 4 3 2 1 3 GV dạy rất nhiệt tình 5 4 3 2 1 4 Kiểm tra được sự hiểu bài của SV thông qua các câu hỏi, quan sát. 5 4 3 2 1 5 Lịch sự và tôn trọng SV 5 4 3 2 1 6 Tạo cơ hội cho SV đặt câu hỏi 5 4 3 2 1 7 Có nhiều phương pháp và thư pháp hợp với nội dung môn học 5 4 3 2 1 8 Đạt hiệu quả về mục tiêu giờ học 5 4 3 2 1 9 Làm chủ được kiến thức môn học 5 4 3 2 1 Nhận xét: :……… ……… ……… ……… ……… ………..

Giáo viên dự giờ

Mẫu 3.3

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa……… Độc Lập - Tự do - Hạnh Phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT

Họ và tên giáo viên: ...

Đơn vị:...

Tên bài giảng: ...

Thời gian: Từ ...đến...

Thực hiện: Đúng; Sớm; Muộn: ...phút Họ và tên giám khảo: ...

Tiểu ban:...

Số TT

Nội dung đánh giá Điểm chuẩn

Điểm đánh giá I Chuẩn bị bài giảng 2.0

1 Giáo án đúng mẫu qui định 0.5

2 Xác định đúng mục tiêu bài giảng 0.5

3 Giáo án thể hiện đầy đủ các bước lên lớp; dự kiến phương pháp và phân bố thời gian cho các nội dung hợp lý.

0.5 4 Đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu

cầu sư phạm.

0.5

II Phương pháp sư phạm 10

1 Phong thái tự tin; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. 1.0

2 Đặt và chuyển tiếp vấn đề sinh động. 0.5

3 Kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học; giảng bật được trọng tâm của bài.

3.0 4 Khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng, phương tiện dạy

học; trình bày bảng hợp lý.

2.0 5 Tổ chức tốt quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của

người học.

1.5

6 Xử lý tốt các tình huống sư phạm. 0.5

7 Kết hợp dạy kiến thức với việc thực hiện mục tiêu giáo dục. 1.0

8 Thực hiện đầy đủ các bước lên lớp theo giáo án. 0.5

III Chuyên môn 7.0

1 Nội dung kiến thức.

1.1 Chính xác. 3.0

1.2 Gắn với thực tế; có cập nhật, bổ sung kiến thức mới. 1.5

3 Cấu trúc bài giảng lôgic, khoa học. 1.0

IV Thời gian 1.0

1 Thực hiện đúng giờ: ± 2 phút 1.0

2 Sớm hoặc muộn: 2<T≤5 phút 0.5

3 Thực hiện thời gian sớm hoặc muộn trên 5 phút bài giảng bị loại 0

Tổng số điểm chuẩn 20

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)