Phương pháp và quy trình đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.6.Phương pháp và quy trình đánh giá giảng viên

Đánh giá bao gồm các việc thu thập, xử lý, phân loại- hay nói cách khác là thu thập các “bằng chứng” một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Không có bằng chứng việc đánh giá chỉ những ý kiến cá nhân chưa đủ căn cứ để có thể đưa ra những kết luận về một vấn đề gì. Hơn nữa công tác đánh giá liên quan tới việc đưa ra nhận xét về những vấn đề quan trọng như giá trị, chất lượng, hiệu quả hoạt động của GV trong mối tương quan tới số đông SV và các đồng nghiệp khác.

Vì hoạt động đánh giá GV có tầm quan trọng như vậy nên chúng tôi thấy cần chia sẻ quan niệm của L.M.Braskamp về đánh giá như một hoạt

động “ngồi bên nhau” là một cách tiếp cận hay rộng hơn là một triết lý. Đánh giá giảng viên qua mô hình “ngồi bên nhau”, được mô tả qua hình ảnh các đồng nghiệp ngồi bên nhau, hỗ trợ nhau bằng cách đưa ra các nhận xét thiện trí có tính xây dựng, những gợi ý cho sự tiến bộ, sự cùng quan tâm đến lợi ích của tập thể và gìn giữ những giá trị của nhà trường, thông qua kết quả mong đợi được diễn giải dưới dạng tiêu chuẩn, tiêu chí mô tả hoạt động nghề nghiệp.

Đánh giá trong giáo dục còn là căn cứ vào các thông tin định tính và định lượng để đưa ra những kết luận về năng lực và phẩm chất của sản phẩm giáo dục. Đánh giá cũng là quá trình thu thập thông tin về năng lực và phẩm chất của người học và sử dụng các thông tin đó để đưa ra các quyết định về người học và dạy học trong tương lai. Trong giảng dạy ở nhà trường, các đánh giá trong tiến trình thường gắn chặt với người dạy, tuy nhiên các đánh giá kết thúc thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra và có thể tách khỏi người dạy.

Đánh giá GV trong cách hiểu của quan điểm “ngồi bên nhau” chúng tôi mô tả qua hình ảnh: Các đồng nghiệp ngồi bên nhau, hỗ trợ nhau bằng cách đưa ra những nhận xét xây dựng, thiện chí, những gợi ý cho sự tiến bộ, sự cùng quan tâm tới lợi ích của tập thể và gìn giữ những giá trị của nhà trường CĐ, ĐH , thông qua kết quả mong đợi được diễn giải dưới dạng tiêu chuẩn, tiêu chí mô tả hoạt động nghề nghiệp.[13]

Về đánh giá hoạt động của GV, với cách hiểu đánh giá là “ngồi bên nhau” nhiều nhà nghiên cứu về công tác đánh giá GV đã nhấn mạnh sự đan xen của nhiều yếu tố trong quá trình này

Nếu một cở sở giáo dục vừa mong muốn thúc đẩy sự phát triển của GV, vừa mong muốn đáp ứng các mục tiêu phát triển thì việc đánh giá GV phải đáp ứng được mục tiêu kép này. Khái niệm đánh giá như một hoạt động “ngồi bên nhau” nhấn mạnh đến tính nhân văn và tính xã hội của hoạt động đánh

giá. Đây cũng chính là triết lí, là khởi nguồn cho hoạt động đánh giá một đối tượng đặc biệt là GV.

Đây cũng là quá trình mô tả,thu thập, chỉnh lí, xử lí,phân tích một cách toàn diện hệ thống những thông tin về người GV, để rồi phán đoán giá trị lao động thực thụ của họ, nhằm nâng cao trình độ của GV đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học ở bậc CĐ, ĐH.

Giá trị lao động của người GV, cũng như trong thực tế đánh giá các hoạt động giáo dục khác, được chuyển dịch từ phạm trù trừu tượng thành các tiêu chuẩn cụ thể. Những tiêu chuẩn này phản ánh nhu cầu giáo dục CĐ, ĐH trong giai đoạn mới.

Như vậy, chủ thể đánh giá trong quá trình đánh giá GV là những thành viên có liên quan trong hệ thống giáo dục Cao đẳng, ĐH nói chung mà người đại diện là Hiệu trưởng, khách thể đánh giá toàn bộ GV.

Các nguồn thông tin đánh giá thu thập được từ toàn bộ hoạt động của người giảng viên theo các tiêu chuẩn quy định.Quá trình xử lí các nguồn thông tin này sẽ giúp chủ thể đánh giá phán đoán giá trị lao động của giảng viên, qua đó giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để rồi họ sẽ nâng cao chất lượng của việc dạy - học đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Kết luận chương 1

Đánh giá GV là việc làm cần thiết và quan trọng. Do đó, cần phải có sự phối hợp tham gia của nhiều bên, người đánh giá và người được đánh giá phải nhất trí về các tiêu chuẩn đánh giá, kết quả đánh giá và có tham khảo ý kiến lẫn nhau theo những khoảng thời gian xác định; gắn với mục tiêu phát triển lâu dài của GV. Các báo cáo đánh giá phải rõ ràng và hỗ trợ của các minh chứng xác thực, không có sự phân biệt đối xử, không thiên vị.

Trong đánh giá GV, ngoài việc xây dựng chuẩn và quy trình đánh giá thì việc xây dựng nét văn hóa đánh giá GV là điều không thể thiếu và là động lực quan trọng trong góp phần thành công trong hoạt động đánh giá GV. Muốn

thực hiện được điều đó cần phải thực hiện tốt các khâu đánh giá theo hướng chuẩn hóa và nâng văn hóa đánh giá cho các đối tượng tham gia đánh giá. Ngoài việc xây dựng nét văn hóa của tổ chức, còn phải xây dựng văn hóa đánh giá riêng của ngành, của từng trường, kết hợp với việc đưa yếu tố văn hóa vào các khâu đánh giá GV.

Đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa gắn liền với các tiêu chuẩn , tiêu chí mô tả hoạt động nghề nghiệp và chức năng nhiệm vụ mà người GV đó có sứ mạng phải làm tròn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, tiêu chí có thể thay đổi phù hợp với bối cảnh và sứ mạng của nhà trường. Vì vậy, các tiêu chuẩn, tiêu chí chỉ mang tính chất định hướng “theo hướng chuẩn hóa”. Trong bối cảnh đổi mới GDĐH, muốn đánh giá GV cần phải có triết lý, nguyên tắc, chuẩn phù hợp với đặc thù của đội ngũ có vị trí xã hội đặc biệt. Đó là sự tương tác theo hướng bình đẳng, dân chủ và có văn hóa cao, mọi công việc có liên quan đến GV phải được mô tả, thu thập, xử lý và phân tích một cách toàn diện, hệ thống.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GV TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 41)