Những hạn chế trong công tác đánh giá GV của trường

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Những hạn chế trong công tác đánh giá GV của trường

Bên cạnh những kết quả đã đạt được,công tác đánh giá GV của trường Cao đẳng Hàng hải I vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập cần khắc phục và giải quyết trong thời gian tới đó là:

- Hiện tại trường Cao đẳng Hàng hải 1 chưa có Bộ tiêu chuẩn về đánh giá GV. - Nhận thức của GV cũng như của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự coi trọng đúng mức cho công tác đánh giá GV thuộc đơn vị mình.

- Công tác đánh giá GV đã được tiến hành nhưng chưa tiến hành theo nguyên tắc "mô tả đẩy đủ và đánh giá đầy đủ". Cho đến nay nhà trường chưa có một công trình nào mô tả đầy đủ công việc cần làm của GV. Do đó việc đánh giá GV của trường mới dừng lại ở mức độ kiểm tra, giám sát các hoạt động của GV. Do đó việc đánh giá GV mới dừng lại ở mức độ kiểm tra, giám sát hoạt động của GV một cách chung chung.

- Năm 2010 Phòng Đảm bảo chất lượng trường Cao đẳng Hàng hải I được thành lập với số lượng 04 người đây là một quyết định đúng đắn của

Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường. Hiện tại Phòng Đảm bảo chất lượng trường Cao Đẳng Hàng hải I mới thực hiện được một số công việc như: giám sát thời gian lên lớp của GV thông qua việc đi kiểm tra đầu giờ, cuối giờ, cuối mỗi tuần gửi thông báo về các đơn vị… Ngoài ra Phòng còn tổ chức quản lý các ngân hàng đề thi, làm các đề thi tự luận, bước đầu tổ chức thi một số môn trắc nghiệm trên máy tính. Bên cạnh đó, Phòng Đảm bảo chất lượng chưa thực hiện được các hoạt động: giám sát một cách thường xuyên, liên tục tất cả các thành tố của quá trình dạy học hay giáo dục đào tạo, chưa đảm bảo cho các quá trình ấy diễn ra theo đúng các quy định, quy chế đặt ra từ trước.Và Phòng Đảm bảo chất lượng chưa có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí kịp thời những sai sót có thể xảy ra.

- Việc xác lập thông tin, tập hợp minh chứng cho công tác đánh giá chưa tốt, chưa có sự tham gia của SV và sự hợp tác của GV trong việc nhận xét đánh giá về đồng nghiệp, đặc biệt sự hợp tác của chính bản thân GV được đánh giá là không cao, không mang tính tự nguyện…

- Các kết quả của việc đánh giá chưa được sử dụng đúng mục đích của nó do đó chưa cổ vũ được việc học tập, tu dưỡng, phấn đấu của GV.

- Quá trình đánh giá chưa quan tâm đầy đủ tới mục tiêu kép của hoạt động này: sự tiến bộ của cá nhân và lợi ích cũng như trách nhiệm của Nhà trường. Phần lớn GV chưa có ý thức trách nhiệm đối với công việc của mình một cách thường xuyên trong quá trình làm việc, mà thường là sau khi kết thúc công việc. Ví dụ, một số ít GV thực hiện một vài hình thức đánh giá SV ở cuối khóa học, với một số câu hỏi về việc GV đã dạy như thế nào, mà không giúp GV biết được những khó khăn mà SV phải trải qua trong cả quá trình và thông qua đó không giúp GV tự đánh giá mình và có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình giảng dạy.

- Ngoài ra, còn có một số GV chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm của người thầy và chưa thực sự là tấm gương sáng cho SV học tập và noi theo: tác

phong không chuẩn mực, vi phạm quy chế đào tạo, phương pháp giảng dạy đơn điệu, không gây được ấn tượng trong SV, đâu đó vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong thi cử…

Với những hạn chế trong công tác đánh giá GV của trường CĐ Hàng hải I nói trên, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Để trường ngày một phát triển và từng bước hội nhập thì công tác đánh giá GV của trường cần phải có sự thay đổi.

Qua việc điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của các CBQL, GV cũng như của các chuyên gia về tính cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chuẩn dánh giá GV trường Cao dẳng Hàng hải I theo hướng chuẩn hóa tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 38 CBQL là trưởng phó các đơn vị và tập thể 35 GV khoa Khai thác máy tàu biển thuộc trường CĐ Hàng hải I thu được những kết quả.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về tính cấp thiết phải xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá GV trường CĐ Hàng hải I

ST T Nội dung Đồng ý Không đồng ý Cần thay đổi SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Công tác đánh giá GV đã đáp ứng được yêu cầu không cần thay đổi về nội dung và hình thức đánh giá.

10 13.7% 63 86.3% 63 86.30%

2 Cần phải xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa.

66 90.41% 7 9.59%

Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 38 CBQL là trưởng phó các đơn vị và tập thể 79 GV khoa Điều khiển tàu biển thuộc trường CĐ Hàng hải I, về các nội dung trong công tác đánh giá GV và thu được những kết quả.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về các nội dung đánh giá GV trường CĐ Hàng hải I ST T Nhiệm vụ chủ yếu Đồng ý Không đồng ý SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Giảng dạy 117 100% 0 0% 2 Các hoạt động NCKH 117 100% 0 0% 3 Dịch vụ chuyên môn phục vụ nhà trường, cộng đồng 101 86.32% 16 13.68%

4 Trách nhiệm công dân với tư cách là nhà

khoa học 117 100% 0 0%

Trường CĐ Hàng hải I được thành lập năm 2007 từ trường trung cấp Hàng hải, do vậy ĐNGV của trường phần lớn vẫn quen với nhiệm vụ của một giáo viên dạy trung cấp. GV ở các khoa Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu biển, Cơ điện ngoài việc giảng dạy còn thường xuyên có thời gian đi thực tế trên biển. Do đó việc xác định các nhiệm vụ của GV, GVC đối với nhà trường sẽ có nhiều khác biệt với các trường CĐ khác. Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 38 CBQL là trưởng phó các đơn vị và tập thể 104 GV ở hai khoa lớn của trường với tỷ lệ tối thiểu về nhiệm vụ của GV mà tác giả đã xây dựng như sau:

Bảng 2.8: Minh họa về tỷ lệ tối thiểu của mỗi nhiệm vụ GV tại trường CĐ Hàng hải I Nhiệm vụ chủ yếu GV GV chính GV cao cấp Đồng ý Không đồng ý SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Giảng dạy 65% 55% 45% 130 91.55% 12 8.45% Các hoạt động NCKH 25% 30% 40% 124 87.32% 18 12.680% Dịch vụ chuyên môn phục vụ nhà trường, cộng đồng 5% 10% 10% 125 88.03% 17 11.970% Trách nhiệm công

dân với tư cách là nhà khoa học

5% 5% 5% 127 89.44% 15 10.56%

Với những tồn tại trên của ĐNGV của trường Cao đẳng Hàng hải I, trong đó nguyên nhân chính là công tác đánh giá GV chưa thực sự được coi trọng, việc đánh giá đó chỉ mang phần nhiều tính hình thức. Để gìn giữ thương hiệu của trường và đưa trường từng bước phát triển, phát triển bền vững trong giai đoạn mới thì việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp tối ưu. Vì vậy,việc đánh giá GV có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo trong nhà trường Cao đẳng Hàng hải I hiện nay.

Kết luận chương 2

Nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá GV ở trường Cao đẳng Hàng hảng I; qua đó biết được việc đánh giá GV của trường đã được tiến hành từ đâu và tiến hành như thế nào? Việc phân tích tình hình ĐNGV của trường ta thấy được điểm mạnh, điểm yếu của GV. Công tác đánh giá GV đã làm được gì trong việc nâng cao chất lượng ĐNGV. Vì vậy công tác đánh giá GV là

nhiệm vụ mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo của các cơ sở giáo dục nói chung và của trường Cao đẳng Hàng hải I nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Căn cứ vào các phân tích cũng như vào các cơ sở thực tiễn trình bày trong chương 2 sẽ là luận chứng, luận cứ cho việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính khoa học và tính hội nhập trong việc đánh giá GV và tiếp cận dần đến chuẩn hóa và các hoạt động đánh giá trong GD nói chung, đánh giá GV của trường Cao đẳng Hàng hải I nói riêng.

CHƯƠNG 3

TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN

THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)