Chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Chuẩn đánh giá

Chuẩn đánh giá là mắt xích quan trọng trong công tác đánh giá GV. Từ quá trình thông thường của đánh giá GV có thể thấy tiêu chuẩn đánh giá đặt

ra khoa học, khách quan và tin cậy, thì kết quả đánh giá sẽ có độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao, ngược lại thì không có tác dụng. Cơ sở sâu sắc nhất quyết định tiêu chuẩn đánh giá là nhu cầu và lợi ích của chủ thể với tính quy luật và tính hiện thực của khách thể làm căn cứ, tiếp đến cần xem xét đến nhu cầu của chủ thể. Nhưng mọi tiêu chuẩn đánh giá cuối cùng đều kinh qua sự kiểm nghiệm của thực tiễn chủ thể và phát triển khách quan.

Muốn lập ra chuẩn đánh giá tốt, trước tiên cần phải biết yếu tố của chuẩn đánh giá. Tiếp đến, cần tìm chuẩn căn cứ lập ra tiêu chuẩn đánh giá. Có căn cứ khoa học, khách quan và hiệu quả. Tiêu chuẩn đánh giá là quy định đối ứng với đối tượng đánh giá. Cụm từ tiêu chuẩn được giải thích là: “Điều kiện được quy định là mẫu mực để đánh giá và phân loại” [24,tr.721] “Điều quy định làm căn cứ để đánh giá”[29, tr.956], “chuẩn mực nguyên tắc đánh giá sự vật”.[16, tr.103]

Chúng ta đã biết hàm nghĩa của “đánh giá” là phán đoán độ cao thấp của giá trị sự vật. Như vậy giải thích trực giác “chuẩn đánh giá” chính là quy tắc chuẩn mực đánh giá giá trị cao thấp của sự vật gồm 2 nội dung thước đo từ những phương diện nào để đánh giá giá trị sự vật. Hàm nghĩa của “đánh giá” là kinh qua bình phán hoặc xem xét để quyết định. Căn cứ vào thước đo đánh giá tiến hành phán đoán đối với sự vật. Như vậy, giải thích trực giác của “chuẩn đánh giá” là “thước đo cụ thể tiến hành phán đoán đối với sự vật”

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Hằng Hải 1 theo hướng chuẩn hóa trong gian đoạn hiện nay (Trang 26)