Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 80)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.5.2. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

Trong những năm qua, với chính sách mở cửa về kinh tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đảng và Nhà Nước đã chủ trương tạo lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư phát triển du lịch đó là: Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý tương ứng chức năng của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế: đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hình kinh doanh du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, thống nhất đầu mối quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quản lý Nhà nước về du lịch.

Cải cách thủ tục hành chính: Tới nay Hà Nội đã đồng loạt triển khai thống nhất quy chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính ba cấp tỉnh thành, quận huyện, phường xã nhằm giảm bớt thủ tục và chi phí, thời gian cho du khách, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và nhà đầu tư.

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hà Nội, thành phố Hà Nội cũng đều có cổng thông tin điện tử riêng cung cấp đầy đủ thông tin đầu tư và thủ tục hành chính liên quan tới đăng kí, cấp phép đầu tư, những dự án mời đầu tư ở mọi lĩnh vực không chỉ riêng ngành du lịch. Đây là một thuận lợi cho những nhà đầu tư và là cải tiến trong cung cấp thông tin thủ tục hành chính để các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào du lịch Hà Nội.

Chính sách tài chính: ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập khẩu tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa cơ sở du lịch theo nhu cầu khách: ưu tiên, miễn giảm, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuế đất, lãi suất ưu tiên vốn vay đầu tư đối với các dự án trọng điểm phát triển du lịch, có chế độ hợp lí về thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch. Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu.

Chính sách đầu tư: Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư hợp lí phát triển kết cấu hạ tầng tại các dự án du lịch trọng điểm, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch. Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước đối với các lĩnh vực ngành nghề, dự án trọng điểm đầu tư du lịch. Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch, áp dụng các biện pháp ưu đãi (về thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, cho vay vốn, bảo lãnh…) đối với các dự án, lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục các trọng điểm ưu tiên đầu tư.

Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp với khả năng quản lý cuả nước ta và thông lệ quốc tế, cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra

người và hành lí, sửa đổi, bổ sung các quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ, mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch (đổi tiền), miễn thị thực với các nước ASEAN và một số thị trường trọng điểm khác có nhiều khách vào Việt Nam du lịch. Nghiên cứu áp dụng VISA điện tử trong xuất nhập cảnh, áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại. Cho phép khách du lịch được mang phương tiện giao thông riêng phục vụ cho chuyến du lịch ở Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tại xuất.

2.3. Phân tích thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (2001-2010)

2.3.1. Tình hình đầu tư FDI vào du lịch Hà Nội

Trong số các hoạt động kinh tế đối ngoại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động có vị trí và vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế nước ta nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cuả Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Khai thác và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là một mục tiêu ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là đối với ngành Du lịch Thủ đô. Du lịch là ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 2001- hết tháng 6 năm 2010 trong tổng số 1897 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội thì có 124 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống là 2236 triệu USD trong số này thì 7 dự án bị

giải thể, tổng số dự án còn hiệu lực là 117. Thực trạng hoạt động của các dự án được thể hiện qua bảng 2.4

Bảng 2.4 Tình trạng hoạt động của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Từ 2001 đến tháng 6 - 2010) TT

Thực trạng hoạt động Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tƣ (TriệuUSD) Tỷ trọng (%) 1 Giải thể 7 5,56 283 12,66 2 Đã kinh doanh 63 50,81 1029 46,02

3 Đang xây dựng cơ bản 54 43,55 924 41,32

Tổng cộng: 124 100 2236 100

Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội, năm 2010

2.3.2. Hình thức đầu tư

Cũng giống như các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài khác, các nhà đầu tư vẫn chủ yếu đầu tư vào hai hình thức cơ bản là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các nhà đầu tư vào Việt Nam thường là tìm đến các công ty của Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực họ tìm hiểu, có thể họ chỉ cần một pháp nhân đảm bảo cho các hoạt động pháp lý dễ dàng hơn, cũng có thể họ muốn tận dụng các kiến thức về môi trường bản địa của các đối tác. Nói chung, theo các nhà đầu tư nước ngoài đây vẫn là hình thức có tính an toàn cao. Sự lựa chọn hình thức đầu tư của các chủ đầu tư không diễn ra trong giai đoạn hình thành dự án FDI mà còn tiếp tục diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của các đơn vị có vốn FDI. Cho đến nay trên địa bàn Hà Nội có hai hình thức đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh trong đó thì hình thức liên doanh chiếm 38,46% với 45 dự án. Về vấn đề góp vốn trong liên doanh thì bên Hà Nội

chủ yếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất đai, việc góp vốn bằng các loại tài sản khác chiếm 1 tỷ lệ không đáng kể. Doanh nghiệp nước ngoài góp vốn bằng tiền và công nghệ mới. Hình thức 100% vốn nước ngoài có 69 dự án chiếm 58.97% (bảng 2.5).

Bảng 2.5 Hình thức FDI vào du lịch Hà Nội (Từ 2001 đến tháng 6-2010) TT Hình thức Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tƣ (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Hợp đồng - Hợp tác - kinh doanh 3 2,56 136 6,96 2 Liên doanh 45 38,46 1271 65,08 3 100% vốn nước ngoài 69 58,97 546 27,96 Tổng cộng 117 100 1953 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

59% 3% 38% Doanh nghiệp100% vốn nước ngoài Hợp đồng- hợp tác-kinh doanh

doanh nghiệp liên doanh

Hình 2.1 Tỷ lệ dự án FDI vào du lịch phân theo hình thức đầu tƣ

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Số liệu bảng 2.5 cho thấy rằng hình thức liên doanh chiếm một sự tuyệt đối về vốn đầu tư, điều này cũng dễ hiểu vì các nhà đầu tư dễ hoạt động hơn nếu họ có các công ty Việt Nam làm nền tảng và bôi trơn các vấn đề về đất đai, lao động…

Lựa chọn hình thức đầu tư là vấn đề mà chúng ta không thể chọn cho các nhà đầu tư nhưng nhà nước có thể thông qua các định chế tài chính cũng như các công cụ khác mà hướng dẫn các hình thức đầu tư trong phát triển du lịch ở Hà Nội.

2.3.3. Cơ cấu đầu tư FDI theo lĩnh vực

Như trên đã đề cập Hà Nội có 124 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch thì 7 dự án bị giải thể, tổng số dự án còn hiệu lực là 117 với tổng vốn đầu tư là 1953 triệu USD. Đầu tư cho xây dựng tổ hợp văn phòng căn hộ chiếm tỉ trọng lớn 46,15% (54/117 dự án) với tổng vốn đầu tư là 854 triệu USD. Số dự án xây dựng khách sạn dịch vụ đứng thứ 2 với 48 dự án, chiếm tỉ trọng 41, 03 % và số vốn đầu tư là 896 triệu USD, tiếp theo là việc đầu tư cho các khu vui chơi giải trí - thể thao có 9 dự án chiếm tỉ trọng 7,69 % với tổng số vốn là 61 triệu USD, còn lại là các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch và vào lĩnh vực lữ hành và vận chuyển khách chiếm tỷ trọng rất nhỏ (bảng 2.6).

Bảng 2.6 Cơ cấu FDI vào du lịch Hà Nội (Từ 2001 đến tháng 6 - 2010)

TT Lĩnh vực Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tƣ (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Tổ hợp - Văn phòng 54 46,15 854 43,73 2 Khách sạn - dịch vụ 48 41,03 896 45,88 3 Khu du lịch 3 2,56 137 7,01 4 Lữ hành, vận chuyển khách 3 2,56 5 0,26

5 Khu vui chơi giải trí thể thao 9 7,69 61 3,12

Tổng cộng 117 100 1953 100

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Hà Nội mới tập trung vào lưu trú mà chưa quan tâm nhiều tới việc đầu tư vào các khu du lịch mà hiện nay ở Hà Nội các khu vui chơi giải trí còn thiếu rất nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân cũng như khách du lịch. Do đó vấn đề đặt ra với ngành du lịch

Hà Nội là cần phải thay đổi cơ cấu đầu tư trên cơ sở khuyến khích, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào khu vui chơi giải trí - thể thao để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và phát triển bền vững du lịch thủ đô.

2.3.4. Cơ cấu đầu tư FDI theo địa phương

Đầu tư nước ngoài FDI vào du lịch trải đều ra các địa phương của Hà Nội nhưng tập trung ở các quận nội thành là chủ yếu, tuy nhiên không đồng đều về số dự án cũng như lượng vốn đầu tư trung bình trong mỗi dự án giữa các vùng trong các vùng của Hà Nội

Bảng 2.7 Cơ cấu FDI theo địa phƣơng (Từ 2001 đến tháng 6-2010) TT Địa bàn Số dự án Tỷ trọng

(%)

Vốn đầu tƣ (TriệuUSD)

Vốn trung bình cho 1 dự án (TriệuUSD)

1 Quận Ba Đình 22 18,80 346 15,73

2 Quận Hoàn Kiếm 18 15,38 288 16,00

3 Quận Cầu Giấy 17 14,53 326 19,18

4 Quận Hai Bà Trưng 15 12,82 287 19,13

5 Quận Tây Hồ 13 11,11 356 27,38

6 Quận Đống Đa 9 7,69 216 24,00

7 Quận Thanh Xuân 7 5,98 0,8 0,11

8 Huyện Từ Liêm 4 3,42 0,4 0,10

9 Huyện Mê Linh 4 3,42 55 13,75

10 Huyện Đông Anh 2 1,71 14 7,00

11 Huyện Sóc Sơn 2 1,71 38 19,00

12 Huyện Chương Mỹ 2 1,71 22 11,00

13 Sơn tây 2 1,71 4 2,00

Tổng cộng 117 100 1953

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Qua bảng 2.7 có thể thấy rằng có sự không đồng đều về số dự án trong các vùng của Hà Nội: Số dự án FDI tập trung nhiều ở các quận nội thành

trung tâm có vị trí và tiềm năng du lịch lớn như Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng… Đây là những quận tập trung nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội do vậy số dự án FDI đổ vào đây tương đối lớn kể cả về số vốn. Những huyện ngoại thành tuy có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại chưa thu hút và hấp dẫn nhà đầu tư đổ vốn vào như Sơn Tây, Chương Mỹ, Mê Linh… Để phát huy được tiềm năng du lịch ở các huyện này cần có chính sách thu hút, quảng bá tài nguyên du lịch để hấp dẫn các nhà đầu tư.

2.3.5. Cơ cấu FDI theo đối tác

Tính tới tháng 6 năm 2010 ngành du lịch Hà Nội đã thu hút trên 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào du lịch. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư vào du lịch Hà Nội có nguồn gốc từ Châu Á, trong đó nước đầu tư nhiều nhất là Hàn Quốc với 35 dự án chiếm 29,91 % tỉ trọng, tổng vốn đầu tư là 239 triệu USD, tiếp đó là Singapore với 11 dự án, Nhật với 11dự án, Malaysia với 5 dự án, còn lại là các nước khác. Xét theo số vốn đầu tư thì Singapore lại là đối tác đầu tư số vốn lớn nhất vào du lịch Hà Nội đạt 576,1 triệu USD, đứng thứ 2 là Hồng Kông với 307 triệu USD, thứ 3 là Hàn Quốc với 239 triệu USD. Xét theo quy mô vốn trung bình cho 1 dự án thì Singapore vẫn là nước đứng số 1 với 52,4 triệu USD cho 1 dự án, đứng thứ hai là Malaysia với 40,6 triệu USD cho 1 dự án, thứ ba là Hồng Kông với 38,4 triệu USD cho 1 dự án (bảng 2.8). Du lịch Hà Nội thu hút được nhiều đối tác đầu tư ở châu Á như vậy bởi vì Việt Nam gần các đối tác Châu Á và Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước, nơi có nhiều Đại Sứ quán, các cơ quan nước ngoài có trụ sở ở đó, hơn nữa Hà Nội lại có nguồn tài nguyên Du Lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng.

Bảng 2.8 Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào ngành du lịch Hà Nội (tính đến 30/6/2010) TT Quốc gia và vùng lãnh thổ Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tƣ (triệu USD)

Vốn trung bình cho 1 dự án (triệu USD) 1 Korea 35 29,91 239 6,8 2 Singapore 11 9,40 576,1 52,4 3 Japan 11 9,40 21 1,9 4 Hongkong 8 6,84 307 38,4 5 Malaysia 5 4,27 203 40,6

6 British virgin Islands 4 3,42 80 20,0

7 Nga 4 3,42 38 9,5 8 France 4 3,42 28 7,0 9 Đức 4 3,42 3,2 0,8 10 Taiwan 4 3,42 0,7 0,2 11 Thailand 3 2,56 72 24,0 12 Philippines 2 1,71 71 35,5 13 Indonesia 2 1,71 66 33,0 14 Bermuda 2 1,71 51 25,5 15 Holland 2 1,71 45 22,5 Các quốc gia khác 16 13,68 152 9,5 Tổng cộng 117 100 1953 16,7

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Như vậy chúng ta có thể thấy các nước Châu Á là những quốc gia có vốn đầu tư, số lượng dự án đầu tư vào du lịch Hà Nội lớn hơn cả. Các nước châu Á đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Du Lịch ở Hà Nội cũng là các quốc gia nổi tiếng về du lịch. Du Lịch Hà Nội đang có sức hút mạnh mẽ với nhiều nhà

đầu tư Châu Á. Tuy nhiên, các nước châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu và các nước châu Mỹ chưa đầu tư trực tiếp nhiều vào Du Lịch Hà Nội. Những nước này có tiềm năng lớn, cần phải quan tâm thu hút đầu tư, cần tiếp tục quảng bá cũng như xúc tiến đầu tư từ các quốc gia đó.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)