Xu hướng phát triển du lịch thế giới

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 100)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch thế giới

Trên thực tế, hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ nhu cầu khám phá và thưởng thức, mà còn xuất phát từ những nhu cầu khác nhau trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành du lịch thế giới phát triển nhanh chóng qua các năm kể cả số lượng khách, cơ cấu và doanh thu.

Theo WTO, năm 2002, lượng khách du lịch quốc tế vào khoảng 714,6 triệu lượt khách, dự đoán lượng khách du lịch quốc tế có thể tăng lên đến khoảng 1,1 tỷ vào năm 2012 và 1,6 tỷ năm 2020 với mức phát triển bình quân khoảng 4,5%/ năm. Thu nhập từ du lịch khoảng 565 tỷ USD vào năm 2000 có thể lên tới 1000 tỷ USD vào năm 2012 đóng góp khoảng 11% GDP thế giới. Trong 5 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh hơn, khoảng 5,7 % về số lượng khách và 14,6% về thu nhập. Doanh thu bình quân trên đầu khách du lịch cũng có xu hướng tăng cao: nếu như năm 1995 toàn thế giới có 563 triệu khách du lịch quốc tế với tổng thu nhập về du lịch đạt 401 tỷ USD, thì dự báo năm 2020 toàn thế giới có 1,6 tỷ khách với tổng thu nhập về du lịch đạt 2000 tỷ USD. Lao động trong du lịch có thể tăng từ 200 triệu chỗ làm hiện nay lên 250 triệu vào năm 2020, chiếm khoảng 9% tổng số việc làm. Giai đoạn 2000-2010, Du lịch khu vực APEC phát triển nhanh hơn bình quân chung thế giới, tính theo số lượng khách, tới trên 8%/ năm, gấp gần 3 lần so với Châu Âu (bảng 3.1)

Bảng 3.1 Dự báo khách du lịch quốc tế đến năm 2020 (theo vùng)

Đơn vị: Triệu lượt khách

Vùng 2000 2010 2020 Lƣợng khách Tốc độ phát triển (%) Lƣợng khách Tốc độ phát triển (%) Châu Phi 26 46 5,7 75 5,1 Châu Mỹ 131 195 4,0 284 3,8 Châu Âu 386 526 3,2 717 3,1 Châu Á –TBD 105 231 8,2 438 6,8 Trung Đông 19 37 7,1 69 6,5 Nam Á 6 11 6,8 19 5,8 Tổng số 673 1046 4,5 1602 14,4 Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế Giới Đến năm 2020, sẽ có sự thay đổi lớn trong số những nước đứng đầu về thu hút khách du lịch. Trung Quốc, Hồng Công trở thành một những điểm du lịch chính, Nga cũng trở thành một trong mười nước đúng đầu về nhận khách. Thái Lan, Singapore, Nam phi ….. cũng được coi là những điểm đến quan trọng (bảng 3.2).

Bảng 3.2 Dự báo 10 nƣớc đứng đầu về thu hút khách năm 2020 TT Quốc gia Lƣợt khách (Triệu lƣợt) Thị phần(%)

1 Trung quốc 137,1 8,6

2 Mỹ 102,4 6,4

3 Pháp 93,3 5,8

4 Tây Ban Nha 71 4,4

5 Hồng Kông 59,3 3,7 6 Italia 52,9 3,3 7 Anh 52,8 3,3 8 Mexico 48,9 3,1 9 CHLB Nga 47,1 2,9 10 CH séc 44 2,7 Tổn Tổng số 708,8 44,2 Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế Giới

Châu Âu vẫn là thị trường gửi khách lớn nhất, chiếm một nửa tổng số khách du lịch quốc tế toàn cầu, APEC trở thành thị trường gửi khách lớn thứ hai trên thế giới, Châu Mỹ xuống hàng thứ ba.

Các thị trường gửi khách truyền thống vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới như Đức, Nhật, Mỹ, Anh, Canada. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ là thị trường gửi khách có ảnh hưởng lớn, đứng vị trí thứ tư. CHLB Nga cũng sẽ thành một thị trường gửi khách trong 10 nước hàng đầu thế giới.

Bảng 3.3. Dự báo 10 nƣớc đứng đầu về gửi khách năm 2020 STT Quốc gia Lƣợt khách (triệu lƣợt) Thị phần(%)

1 Đức 163,5 10,2 2 Nhật 141,5 8,8 3 Mỹ 123,3 7,7 4 Trung quốc 100 6,2 5 Anh 96,1 6,0 6 Pháp 37,6 2,3 7 Hà lan 35,4 2,2 8 Canada 31,3 2,0 9 CHLBNga 30,5 1,9 10 Italia 29,7 1,9 Tổng số 788,9 49,2 Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế Giới

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch của Việt Nam

Cuối thập niên 80 của thế kỉ trước theo đường lối của Đảng xóa bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kể từ đó nền kinh tế của chúng ta mở cửa với bên ngoài, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, ngành du lịch Việt Nam cũng phát triển và hội nhập với các quốc gia khác. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí khám phá và hoạt động kinh tế thương mại

tăng đột biến ngay sau khi gia nhập WTO, đã gia tăng áp lực trong việc xây dựng và phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đã xác định cho mình các mục tiêu cơ bản để có thể sánh ngang với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới trong tương lai thông qua các kế hoạch chiến lược cụ thể từng thời kì, dựa vào chính sách phát triển chung của Đảng và Chính phủ.

Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, Tổng cục Du lịch đưa ra quan điểm phát triển du lịch với nội dung:

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội;

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh;

Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước, tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Chiến lược tập trung vào các nhóm giải pháp: Xây dựng sản phẩm du lịch, phát triển du lịch đặc trưng theo vùng du lịch; Phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch;

Đầu tư và chính sách phát triển du lịch; Hợp tác và hội nhập quốc tế; Quản lý nhà nước về du lịch: nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.[2]

Du lịch Việt Nam duy trì quan điểm phát triển bền vững v ới mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi n họn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực đến năm 2020.

3.1.3. Chiến lược phát triển du lịch Hà Nội

3.1.3.1. Chiến lược phát triển Du Lịch Hà Nội.

Theo đề án phát triển Du lịch Hà Nội đến 2020, tầm nhìn 2030: tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù và thực hiện một số đề án xã hội hóa các hoạt động du lịch; tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động du lịch, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước tới từng doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh doanh, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hoạt động du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến của Du lịch Hà Nội như tham dự các Hội chợ Du lịch quốc tế, tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2012, tổ chức nhiều chuyến khảo sát cho doanh nghiệp lữ hành cả nước tới Hà Nội và giới thiệu điểm đến Hà Nội tại nhiều thị trường gửi khách quốc tế, xây dựng các chương trình truyền hình quảng bá về di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội…

a. Định hướng phát triển du lịch trong giai đoạn (2011 - 2015)

- Phát triển du lịch Hà Nội phải theo định hướng phát triển du lịch của Đảng và nhà nước.

Quan điểm này xuất phát từ định hướng phát triển du lịch cả nước, cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2015 đưa Thủ Đô xứng đáng là một trong ba trung tâm du lịch lớn cuả quốc gia và trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nghị Quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và chỉ thị của ban bí thư TW Đảng qua các kì đại hội, nghị quyết 15 của Bộ Chính Trị về phát triển du lịch thủ đô Hà Nội đã thể hiện và xác định rõ các quan điểm về phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tập trung phát triển du lịch văn hóa lịch sử tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Mục tiêu tổng quát như sau:

Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nước và quốc tế, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của thủ đô tạo bước ngoặt phát triển mới cả về lượng và chất cho ngành du lịch đưa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế vào đầu thế kỉ XXI và góp phần đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực.

Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 16/10/2012 đã xác định, đến năm 2020 du lịch Hà Nội sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước. Mục đích nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng nhanh tỷ trọng GDP của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán

ngoại tệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trường.

Theo quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội, trong thời gian tới, du lịch Hà Nội vẫn tập trung đẩy mạnh, thu hút khách du lịch quốc tế ở các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Pháp, khu vực Bắc Mỹ, ASEAN…; Mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị trường mới: Trung Đông và Bắc Âu… Đồng thời, phát triển thị trường nội địa thông qua việc tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Mục tiêu đặt ra cho du lịch Hà Nội tới năm 2020 sẽ đón được 3,2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 79.674 tỷ đồng; đến năm 2030 đón được 4,5 triệu lượt khách quốc tế và 26,8 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 186.165 tỷ đồng. Qua đó, du lịch Hà Nội sẽ tạo việc làm cho gần 383 nghìn lao động, trong đó có 127,8 nghìn lao động trực tiếp vào năm 2020 [40].

b. Một số yêu cầu cụ thể

Thực hiện một số yêu cầu cụ thể để phát triển du lịch Hà Nội là điều có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn vì qua đó thống nhất được tư tưởng và hành động giữa các ngành các cấp, tập trung nỗ lực trong việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra.

Một là: Phát triển du lịch Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan mật thiết tới nhiều ngành kinh tế khác như giao thông, bưu chính, tài chính, xây dựng, thương

mại….Sự phát triển của các ngành này sẽ là tiền đề thúc đẩy du lịch phát triển, việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách chỉ được đảm bảo về số và chất lượng kịp thời khi các ngành trên đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Sự phát triển của du lịch không chỉ đặt ra yêu cầu một chiều đối với nhiều ngành kinh tế mà ngược lại sự phát triển của du lịch cũng sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển của những thành phần kinh tế đó.

Mục đích phát triển du lịch Thủ Đô không chỉ là tốc độ tăng trưởng cao, mà còn phải đảm bảo yếu tố bền vững, phải có cơ sở vững chắc cho sự phát triển đó. Vấn đề không chỉ là đạt các chỉ số kinh tế cao cho ngành du lịch mà quan trọng là phải gắn liền sự phát triển của ngành du lịch với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa du lịch dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô. Quy hoạch phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô.

Để thực hiện được chủ trương này không chỉ liên quan đến bản thân ngành du lịch mà liên quan tới nhiều ngành kinh tế khác trên địa bàn Thủ đô.

Hai là: Đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh du lịch lành mạnh.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một đòi hỏi khách quan của việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong Luật Du Lịch đã nêu rõ nguyên tắc phát triển du lịch : “Bảo đảm sự tham gia của mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch”. Thực tiễn cho thấy các thành phần kinh tế khác nhau đều có thể tham gia kinh doanh du lịch; hiện nay một số lượng vốn tư nhân, của các nhà đầu tư nước ngoài đã được tham gia đầu tư vào các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau của du lịch: vận chuyển, lưu trú, khu vui chơi giải trí, ăn uống…Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường năng động hơn trước những biến động

của thị trường, đặc biệt là chính sách giá cả, chính sách sản phẩm mới… Có thể nói sự tham gia của các nhân tố này đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ và góp phần làm cho bộ mặt ngành du lịch Thủ Đô ngày càng hiện đại hơn. Mặt khác, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để phát triển du lịch. Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế hóa hoạt động du lịch, với sự tham gia của các đối tác nước ngoài sẽ giúp làm chủ được công nghệ phục vụ của các tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới, giúp thu hút được nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của du lịch Thủ đô và nhất là giúp tiếp cận và khai thác hiệu quả các thị trường quốc tế.

Để đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước, đảm bảo tính định

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)