Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 54)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành du lịch

1.3.1. Kinh nghiệm Quốc tế

Nguồn vốn FDI có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo nhiều cuộc khảo sát, các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan là các quốc gia liên tục đứng vị trí cao trong bảng xếp hạng những quốc gia thu hút vốn FDI đứng đầu khu vực Châu Á. Trong những quốc gia đó Trung quốc đã có những chính sách thu hút FDI vào du lịch mà đáng cho chúng ta học tập.

Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành du lịch của Trung Quốc a. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

- Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư phát triển Du lịch

Trung quốc chủ động đầu tư xây dựng cải tạo đường xá, bến bãi, cảng nước sâu, sân bay, hệ thống thông tin từ các khoản tiết kiệm trong nước. Tính tới năm 1994, Trung Quốc đã xây dựng được 54 ngàn km đường sắt (8.998 km đường sắt được điện khí hóa), 1.178 ngàn km đường bộ (1.555 km đường cao tốc), 9.078 đường xe hơi chuyên dụng cấp 1 và 2, tất cả các huyện đã xây dựng đường bộ. Cải tạo và sử dụng 110 ngàn km đường sông. Xây dựng hơn

20 cảng lớn, 1763 cảng nhỏ, trong đó có 350 cảng có thể nhận được tàu trọng tải 1 vạn tấn, mở ra gần 100 tuyến biển giao lưu với 1100 bến cảng của 160 nước và khu vực. Hàng không dân dụng Trung Quốc cũng mở ra 688 tuyến bay, trong đó 84 tuyến quốc tế, với đường bay dài 1045 triệu km kết nối đến hơn 40 thành phố trên thế giới, sử dụng nhiều máy bay chở khách kích cỡ lớn như Boeing 767,757, 747, 737…[9]

-Tạo môi trường Luật pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển Du Lịch

Trung Quốc ban hành hơn 5000 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến quan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp, tương đối phù hợp với đòi hỏi của những quan hệ mở trong nền kinh tế thị trường. Chúng được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản bình đẳng cùng có lợi.

Trên nguyên tắc này, Bộ luật đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài ra đời ngày 1/7/1979 đã đặt nền móng cho các nhà đầu tư vào Trưng Quốc. Ngoài ra, còn có “ Quy định của Quốc vụ viện về việc khích lệ đầu tư của thương gia nước ngoài” gọi tắt là “22 điều mục” ban hành ngày 11/10/1986. Quy định này nhấn mạnh ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến.

b. Chính sách ưu đãi thuế

Ưu đãi về thuế đối với các xí nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề được Trung Quốc coi trọng. Thuế quan hệ trực tiếp tới lợi nhuận của các nhà đầu tư, là một trong những chỗ dựa quan trọng để họ quyết định có đầu tư hay không. Nhằm thu hút họ, Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi thuế và luật pháp hóa chúng.

Ưu đãi đối với khu vực đầu tư: Biện pháp này được đề ra theo các chiến lược mở cửa khu vực của Trung Quốc trong đó những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mang tính sản xuất có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tới 24%.

Ưu đãi về kì hạn kinh doanh: Đối với các doanh nghiệp FDI mang tính sản xuất, nếu kì hạn kinh doanh trên 10 năm, tính từ năm bắt đầu có lãi, năm thứ nhất và năm thứ hai được miễn thuế thu nhập, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 họ được giảm một nửa thuế thu nhập.

Đãi ngộ cho hoạt động tái đầu tư

Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư thông thường: người đầu tư nước ngoài dùng số lợi nhuận thu được của xí nghiệp để tái đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp đó hoặc đầu tư xây dựng doanh nghiệp khác nếu kỳ hạn kinh doanh không dưới 5 năm thì được trả lại 40% thuế thu nhập đã nộp đối với phần tái đầu tư.

Ưu đãi cho hành vi tái đầu tư đặc biệt: đối với một số lĩnh vực đặc biệt nhà đầu tư có thể được trả lại toàn bộ số thuế thu nhập đối với phần tái đầu tư.

Ưu đãi cho người đầu tư nước ngoài

Từ tháng 1 - 1994, trọng tâm cải cách về thuế được tập trung ở một thời điểm: Thực hiện một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự bình đẳng về thuế, thuế đánh không phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI.

Thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng và đơn giản hóa thuế suất.

Giảm thuế thu nhập đánh vào doanh nghiệp để kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, mở rộng diện thu thuế thu nhập cá nhân v.v…

c. Đa dạng hóa các loại hình đầu tư

Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tới Trung Quốc thành lập các doanh nghiệp “ba vốn” là chủ yếu:

Doanh nghiệp chung vốn kinh doanh: Doanh nghiệp hợp doanh kiểu cổ phần, là phương thức chủ yếu để thu hút đầu tư nước ngoài.

cung cấp tiền vốn, địa điểm, nhà xưởng hiện có, cơ sở trang thiết bị, sức lao động và các dịch vụ lao động … Hai bên cùng hợp tác hoạt động hoặc cùng hợp tác sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp mà toàn bộ vốn do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư, xây dựng ở Trung Quốc theo luật pháp hiện hành của Trưng Quốc.

d. Đa dạng hóa chủ đầu tư

Chính sách khuyến khích đầu tư đối với Hoa Kiều và người Hoa

Có thể mở các doanh nghiệp “Ba Vốn”, triển khai mậu dịch bồi hoàn, mua cổ phiếu, chứng khoán doanh nghiệp…

Khích lệ các nhà đầu tư Hoa Kiều mở các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến và có những ưu đãi tương ứng.

Có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác.

Các doanh nghiệp Hoa Kiều về nước đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi thuế: hai năm đầu được miễn thuế, sau 3 năm giảm 1 nửa…

Kết quả: Trung Quốc thu hút được nhiều đầu tư của Hoa Kiều và người Hoa. Trong tổng số doanh nghiệp và tổng số đầu tư vào Trung Quốc, Hoa Kiều và người Hoa lần lượt chiếm trên 70% và 50%.

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố có vị trí khá thuận lợi cho hoạt động du lịch, với vị trí đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, và đường sắt Bắc Nam tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế, đầu tư, du lịch. Do vậy, đầu tư cho phát triển du lịch cũng được sự quan tâm thích đáng để thu hút FDI cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Đà Nẵng đầu tư 7 tỷ đồng chỉ riêng cho xúc tiến du lịch trong vòng 5 năm (2007- 2010) trong đó có 4 tỷ đồng do ngân sách cấp, còn lại là nguồn xã hội hóa [20]. Chương trình này tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng và duy trì các trung tâm du lịch tại sân bay quốc tế Đà Nẵng và các điểm, các tuyến phố chính trong thành phố (như đường Bạch Đằng). Ngoài ra, thành phố còn chủ động trong việc thiết lập mối liên hệ với website của tổng cục Du lịch nhằm phối hợp hành động và chia sẻ thông tin. Ngành du lịch thành phố cũng triển khai khu phố mua sắm trên đường Hùng Vương.

Về đầu tư nâng cấp cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch cũng được Đà Nẵng đưa vào trọng tâm nhằm đa dạng hóa và nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch. Cụ thể là việc nâng cấp các điểm đến du lịch quan trọng như Bà Nà, Viện cổ Chàm, Chùa Non Nước (Ngũ Hành Sơn)

Đà Nẵng còn chú trọng hơn về thiết kế và quy hoạch tổng thể cảnh quan và môi trường đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Nhìn chung, ngoài một số cảnh quan thiên nhiên như Ngũ Hành Sơn, khu bán đảo Sơn Trà…, Đà Nẵng lại có một ưu đãi khác là vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu cả thủy và bộ giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và nước bạn Lào. Nắm bắt được lợi thế đó, thành phố đã chủ trương đưa Đà Nẵng trở thành mô hình kiểu mẫu cả về kiến trúc lẫn trật tự đô thị, trong đó bao gồm cả nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và nếp sống văn minh. Trên cơ sở đó Đà Nẵng đã thu hút được nhiều dự án của đối tác nước ngoài xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp 4 - 5 sao dọc theo bãi biển.

Đặc biệt vấn đề môi trường đầu tư được chính quyền rất quan tâm. Môi trường đầu tư, kinh doanh và cơ chế chính sách của thành phố không ngừng được cải thiện nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư;

- Nhiều năm liên tiếp Đà Nẵng luôn nằm trong tốp đầu, đặc biệt, ba năm 2008, 2009 và 2010, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về Chỉ số Năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [51].

- Các thủ tục liên quan đến việc thiết lập, triển khai và mở rộng dự án đầu tư được thực hiện thông qua cơ chế “một cửa liên thông” tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí;

Đặc biệt, Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, được sự hỗ trợ của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), đã thực hiện hệ thống qui định điện tử (e-Regulations). Theo đó, các thủ tục thiết lập một dự án đầu tư nước ngoài tại thành phố được chi tiết hóa từng bước. Mỗi giao dịch thực hiện được coi là một bước. Với mỗi bước, hệ thống chỉ ra kết quả mong muốn cuối mỗi bước, các công chức phụ trách các bước này, các mẫu biểu và các tài liệu khác cần có, chi phí (nếu có), thời gian xử lý, cơ sở pháp lý và cách thức khiếu nại trong trường hợp bất đồng. - Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân nằm trong khu vực dự án. Đà Nẵng đã đi đúng hướng và đạt được kết quả như mong muốn trong việc giải quyết vấn đề vốn hóc búa và nhạy cảm là làm thế nào để vừa đảm bảo cải thiện được bộ mặt đô thị, vừa làm tốt công tác đền bù, tái định cư giải phóng mặt bằng lại đảm bảo mỹ quan đô thị trong điều kiện ngân sách hạn chế. Việc tạo một hành lang vừa đủ cho một không gian thoáng đãng mà lại thu về một nguồn tiền mặt đáng kể nhờ cho bán đấu giá các lô đất mặt tiền (đã được phân lô theo tiêu chuẩn thích hợp) có giá trị lớn tương đương đơn giá đất đền bù nhưng lại có diện tích lớn hơn nhiều, do vậy, tiền thu về không những đủ đền bù cho các hộ dân nằm trong diện giải tỏa mà còn dư kinh phí để đầu tư xây mới các tuyến đường và cơ sở hạ tầng kèm theo tại các tuyến đường mới quy hoạch vừa tạo vẻ đẹp, vừa đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình đề ra ban

đầu là một nét sáng tạo mang lại hiệu quả cao. Điểm đáng chú ý là cách làm này đã xử lý tận gốc được tình trạng lộn xộn trong kiến trúc đô thị, giải quyết dứt điểm tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo và nhất là tình trạng khiếu kiện triền miên trong việc di dời, tái định cư giải tỏa mặt bằng, tạo điều kiện thực hiện dự án theo đúng kế hoạch tiến độ.

- Đối thoại trực tiếp giữa chính quyền thành phố và các doanh nghiệp, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư;

Trong hoạt động đầu tư phát triển du lịch của mình, mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, Đà Nẵng vẫn còn những việc chưa làm được đó là việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng rất quan tâm tới Đà Nẵng nhưng các thông tin họ thu nhận được chưa nhiều.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Là một trong số ít các địa phương trong cả nước có được chiến lược phát triển dài hạn cho ngành du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn tìm cho mình được những bước đi vững chắc dù vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong tương lai

Những thành công trong hoạt động thu hút FDI để phát triển Du lịch Với đặc điểm về địa lý thuận lợi, sớm được tiếp xúc với cơ chế kinh tế thị trường, thành phố Hồ Chí Minh được coi là một trong những tỉnh, thành phố năng động nhất trong cả nước về các hoạt động kinh tế - xã hội nhờ luôn luôn có một chính sách phát triển linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế trở thành tấm gương sáng cho cả nước noi theo. Một trong những ưu tiên của thành phố là tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách thành phố, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong bối cảnh có sự bùng nổ lượng khách trong nước và quốc tế, bên cạnh những chính sách quảng bá về hình ảnh của Thành phố và đất nước, xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút khách, thành phố đã chú trọng đẩy mạnh thu hút FDI nhằm tạo nền tảng cơ bản và dài hạn để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, xây dựng một hình ảnh có ấn tượng mạnh cho khách du lịch. Cụ thể, chính sách thu hút FDI phát triển du lịch của thành phố chủ yếu liên quan đến việc cải tiến các thủ tục hành chính, làm trong sạch môi trường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường đào tạo đội ngũ nhân sự và xây dựng mô hình điểm…

- Cải thiện môi trường đầu tư

Điểm đột phá ở đây chính là cải cách các thủ tục hành chính vốn có rất nhiều tồn tại và do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường đầu tư. Công việc này có thể nói là rất khó khăn do tính nhạy cảm và sức ỳ của cơ chế quản lý bao cấp cùng với thói quen làm việc trì trệ, quan liêu, bộ máy quản lý cồng kềnh nên việc giải quyết công việc thuần túy thường rất nhiêu khê, làm cho các nhà đầu tư nản lòng. Thấy được những rào cản đó thành phố quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cải cách các thủ tục hành chính theo chủ trương chung của nhà nước với cơ chế một cửa, theo đó, các nhà đầu tư không phải đi nhiều “cửa” khác nhau khiến các chi phí không đáng có đội lên cao, ngoài ra “tiêu cực phí” cũng vì thế mà nảy sinh, ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ công trình đầu tư sau này.

Ngoài ra, bằng các chính sách cởi mở nhằm tạo môi trường thuận lợi cho khuyến khích đầu tư, thành phố chủ trương tạo ra một sân chơi bình đẳng trên cơ sở ưu tiên cho một số lĩnh vực ít sinh lợi như vệ sinh công cộng, phúc lợi và an sinh xã hội, các trung tâm vui chơi giải trí, đây cũng là một điểm

nhấn cho chính sách phát triển nằm trong chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển Du lịch

Khuyến khích đầu tư cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch với chủ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)