Chiến lược phát triển Du Lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 104)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.3.1. Chiến lược phát triển Du Lịch Hà Nội

Theo đề án phát triển Du lịch Hà Nội đến 2020, tầm nhìn 2030: tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù và thực hiện một số đề án xã hội hóa các hoạt động du lịch; tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động du lịch, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước tới từng doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh doanh, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hoạt động du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến của Du lịch Hà Nội như tham dự các Hội chợ Du lịch quốc tế, tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2012, tổ chức nhiều chuyến khảo sát cho doanh nghiệp lữ hành cả nước tới Hà Nội và giới thiệu điểm đến Hà Nội tại nhiều thị trường gửi khách quốc tế, xây dựng các chương trình truyền hình quảng bá về di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội…

a. Định hướng phát triển du lịch trong giai đoạn (2011 - 2015)

- Phát triển du lịch Hà Nội phải theo định hướng phát triển du lịch của Đảng và nhà nước.

Quan điểm này xuất phát từ định hướng phát triển du lịch cả nước, cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2015 đưa Thủ Đô xứng đáng là một trong ba trung tâm du lịch lớn cuả quốc gia và trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nghị Quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và chỉ thị của ban bí thư TW Đảng qua các kì đại hội, nghị quyết 15 của Bộ Chính Trị về phát triển du lịch thủ đô Hà Nội đã thể hiện và xác định rõ các quan điểm về phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tập trung phát triển du lịch văn hóa lịch sử tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Mục tiêu tổng quát như sau:

Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nước và quốc tế, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của thủ đô tạo bước ngoặt phát triển mới cả về lượng và chất cho ngành du lịch đưa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế vào đầu thế kỉ XXI và góp phần đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực.

Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 16/10/2012 đã xác định, đến năm 2020 du lịch Hà Nội sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước. Mục đích nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng nhanh tỷ trọng GDP của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán

ngoại tệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trường.

Theo quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội, trong thời gian tới, du lịch Hà Nội vẫn tập trung đẩy mạnh, thu hút khách du lịch quốc tế ở các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Pháp, khu vực Bắc Mỹ, ASEAN…; Mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị trường mới: Trung Đông và Bắc Âu… Đồng thời, phát triển thị trường nội địa thông qua việc tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Mục tiêu đặt ra cho du lịch Hà Nội tới năm 2020 sẽ đón được 3,2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 79.674 tỷ đồng; đến năm 2030 đón được 4,5 triệu lượt khách quốc tế và 26,8 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 186.165 tỷ đồng. Qua đó, du lịch Hà Nội sẽ tạo việc làm cho gần 383 nghìn lao động, trong đó có 127,8 nghìn lao động trực tiếp vào năm 2020 [40].

b. Một số yêu cầu cụ thể

Thực hiện một số yêu cầu cụ thể để phát triển du lịch Hà Nội là điều có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn vì qua đó thống nhất được tư tưởng và hành động giữa các ngành các cấp, tập trung nỗ lực trong việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra.

Một là: Phát triển du lịch Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan mật thiết tới nhiều ngành kinh tế khác như giao thông, bưu chính, tài chính, xây dựng, thương

mại….Sự phát triển của các ngành này sẽ là tiền đề thúc đẩy du lịch phát triển, việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách chỉ được đảm bảo về số và chất lượng kịp thời khi các ngành trên đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Sự phát triển của du lịch không chỉ đặt ra yêu cầu một chiều đối với nhiều ngành kinh tế mà ngược lại sự phát triển của du lịch cũng sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển của những thành phần kinh tế đó.

Mục đích phát triển du lịch Thủ Đô không chỉ là tốc độ tăng trưởng cao, mà còn phải đảm bảo yếu tố bền vững, phải có cơ sở vững chắc cho sự phát triển đó. Vấn đề không chỉ là đạt các chỉ số kinh tế cao cho ngành du lịch mà quan trọng là phải gắn liền sự phát triển của ngành du lịch với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa du lịch dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô. Quy hoạch phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô.

Để thực hiện được chủ trương này không chỉ liên quan đến bản thân ngành du lịch mà liên quan tới nhiều ngành kinh tế khác trên địa bàn Thủ đô.

Hai là: Đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh du lịch lành mạnh.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một đòi hỏi khách quan của việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong Luật Du Lịch đã nêu rõ nguyên tắc phát triển du lịch : “Bảo đảm sự tham gia của mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch”. Thực tiễn cho thấy các thành phần kinh tế khác nhau đều có thể tham gia kinh doanh du lịch; hiện nay một số lượng vốn tư nhân, của các nhà đầu tư nước ngoài đã được tham gia đầu tư vào các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau của du lịch: vận chuyển, lưu trú, khu vui chơi giải trí, ăn uống…Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường năng động hơn trước những biến động

của thị trường, đặc biệt là chính sách giá cả, chính sách sản phẩm mới… Có thể nói sự tham gia của các nhân tố này đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ và góp phần làm cho bộ mặt ngành du lịch Thủ Đô ngày càng hiện đại hơn. Mặt khác, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để phát triển du lịch. Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế hóa hoạt động du lịch, với sự tham gia của các đối tác nước ngoài sẽ giúp làm chủ được công nghệ phục vụ của các tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới, giúp thu hút được nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của du lịch Thủ đô và nhất là giúp tiếp cận và khai thác hiệu quả các thị trường quốc tế.

Để đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước, đảm bảo tính định hướng XHCN thì cần phải tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp quốc doanh, đây là yêu cầu thiết yếu để tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của du lịch thủ đô.

Quá trình phát triển đòi hỏi phải tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, mọi thành phần kinh tế phải được đối xử bình đẳng như nhau, phải có các quy định thống nhất về luật pháp với mọi thành phần kinh tế, các chính sách phải minh bạch, công khai, xóa bỏ các đặc quyền, đặc lợi đối với các doanh nghiệp Nhà Nước, trong thực tế chính cơ chế ưu đãi không thúc đẩy phát triển đã làm cho doanh nghiệp nhà nước trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, trở thành gánh nặng cho xã hội.

Ba là: Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị trật tự xã hội.

Du lịch phát triển đi kèm với nó là: khu vực điểm đến phải tiếp nhận một khối lượng lớn khách du lịch, nhiều khi là quá tải, gây sức ép đối với môi trường sinh thái, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Điều đó đòi hỏi bên cạnh chức năng kinh doanh, ngành du lịch cần phải phối hợp chặt chẽ với

các ngành, các cơ quan chức năng để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, mục tiêu kinh tế chỉ là một mặt trong hệ thống mục tiêu của ngành du lịch :

“Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội” Việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia là hết sức cần thiết , tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả cao thì cần phải tính đến đặc thù và bối cảnh cụ thể thì mới đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn.

Bốn là: Khai thác hiệu quả các lợi thế của Hà Nội, tạo ra các sản phẩm đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên việc khai thác lợi thế phải tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách. Trong bối cảnh mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng tăng, đòi hỏi tất yếu phải định hình được sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng.

Sản phẩm du lịch thủ đô mang đậm bản sắc của một dân tộc có truyền thông lịch sử lâu đời, nền văn hóa đa dạng được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử, một nền văn hóa với sự giao thoa văn hóa của phương Đông huyền bí cổ kính với phương Tây hiện đại; phải mang đậm dấu ấn của một Hà Nội thanh lịch và duyên dáng tinh tế và sâu sắc, đồng thời phải nâng lên một tầm cao mới văn minh và hiện đại cho phù hợp với sự phát triển của xu thế thời đại.

Để sản phẩm du lịch có sức sống lâu dài, có sức mạnh cạnh tranh cao, tạo nên thị trường rộng lớn đòi hỏi ngành du lịch phải chú trọng các sản phẩm có chất lượng cao, đây vừa là xu hướng phát triển chiến lược của du lịch Thủ Đô, vừa nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Năm là: Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vùng Bắc Bộ và là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,

văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Thủ đô Hà Nội có vị thế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội văn hóa của cả nước nói chung, đối với Bắc Bộ nói riêng. Hà Nội là tâm điểm của tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng, với tư cách là trung tâm chính trị kinh tế xã hội của cả nước. Hà Nội có nhiều thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch lớn và sự phát triển cuả du lịch Hà Nội sẽ là đầu tàu tạo động lực cho sự phát triển du lịch của vùng và quốc gia. Hà Nội đã là thủ đô hành chính của cả nước, Hà Nội sẽ phấn đấu để trở thành Thủ đô du lịch của cả nước.

- Sự phát triển du lịch cần đảm bảo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển một cách đúng đắn, ổn định và hiệu quả, trong đó kinh tế du lịch Nhà Nước vẫn đóng vai trò chủ đạo và điều tiết các hoạt động du lịch. Trong các hoạt động du lịch cần chú trọng tới đa dạng hóa sản phẩm du lịch đảm bảo sự phát triển bền vững, có hiệu quả.

- Tổ chức hoạt động du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý (kể cả quản lý về môi trường và văn minh du lịch của đất nước), đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái.

- Phát huy các nguồn lực hiện có của Hà Nội và các vùng lân cận, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch và lực lượng toàn xã hội.

- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hưởng thụ các dịch vụ du lịch nhằm tái tạo sức sản xuất, thực hiện chức năng xúc tác cho sự hòa nhập kinh tế thủ đô với kinh tế các vùng trong nước và thế giới.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)