7. Kết cấu của đề tài
3.1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với Du Lịch Hà Nội
a. Những cơ hội
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước có nhiều địa danh nổi tiếng và là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn của cả nước và quốc tế, phần lớn khách du lịch đến Việt Nam đều muốn ghé thăm, do đó cơ hội để phát triển du lịch là lớn.
Trong những năm qua, chính quyền các cấp và ngành du lịch từ trung ương tới địa phương quyết tâm thực hiện các nghị quyết Trung ương Đảng và Đảng Bộ Thành Phố Hà Nội, đã xác định cho ngành du lịch Thủ Đô một hướng đi mới đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế Thành Phố trong tương lai. Với những mong muốn đó cần phải xây dựng cho ngành một nền móng vững chắc trên cơ sở có sự đầu tư đúng mức, xây dựng hệ thống các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, tạo ra các sản phẩm du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhờ ý thức được rằng hoạt động kinh doanh du lịch có mối quan hệ về mọi mặt đối với các ngành kinh tế khác một cách mật thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung, và sự phồn vinh của Thủ Đô, nên trong kế hoạch đầu tư phát triển du lịch của chính quyền thành phố đã thường xuyên đề cập tới việc không những phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch, mà còn quan tâm tới hoạt động đầu tư phát triển các cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật chung, đặc biệt là việc thu hút FDI vào ngành du lịch.
Có thể thấy một số những thuận lợi cơ bản trong hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch Hà Nội trong những năm qua như sau:
Thứ nhất: Xu hướng hội nhập quốc tế đã mở ra triển vọng to lớn cho ngành du lịch phát triển về số lượng khách đến du lịch trong nước và khách đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, xu hướng mua sắm, tiêu dùng khi đi du lịch cũng đa dạng hơn về cơ cấu và tăng lên về tỷ trọng so với sự chi tiêu chung.
Cùng với việc tăng nhanh nhu cầu đi du lịch, sẽ kéo theo sự tăng lên về chất lượng dịch vụ và trình độ cạnh tranh của ngành Du lịch. Chính yếu tố này tạo cơ hội lớn cho những bước đột phá trong việc xây dựng các kế hoạch đầu tư được mạnh mẽ thiết thực hơn. Sự hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách của ta tiếp cận tốt hơn với thế giới về kinh nghiệm quản lý và công nghệ du lịch tiên tiến, hơn nữa, các quan điểm tiến bộ về mặt quy hoạch tổng thể kiến trúc đô thị cũng như phát triển cân đối nền kinh tế cũng được quan tâm và đánh giá cao hơn. Nhờ đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có được tư duy mới, có kiến thức tốt hơn trong việc thực hiện dự án và các đối tác đầu tư, ngoài ra, sự giao lưu quốc tế cũng giúp các hoạt động tư vấn trong đầu tư và phát triển có điều kiện để phát huy vai trò tư vấn đầu tư hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực. Ngoài ra, cũng vì chính sách đầu tư được công khai và minh bạch, mà các đối tác không xứng tầm, không nghiêm túc (đầu cơ trục lợi, mua bán dự án, chụp giật…) sẽ bị loại ngay từ vòng ngoài và rõ ràng họ sẽ có rất ít cơ hội để có thể đạt được ý đồ đó.
Thứ hai: Đường lối phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ trong những năm tới đã đặc biệt chú trọng tới sự phát triển du lịch, nhất là địa phương trọng điểm như Hà Nội, thành Phố Hồ Chí Minh và một số địa phương trong cả nước có thế mạnh về du lịch.
Về mặt an ninh và ổn định chính trị, Việt Nam hiện nay nói chung và Hà Nội nói riêng đang được đánh giá cao về sự an toàn cho khách du lịch, nhất là trong những vấn đề mà các quốc gia khác đang đau đầu như khủng bố, mất ổn định chính trị…Ngoài ra, được sự ưu ái về nhiều mặt so với các địa phương khác trên cả nước, kết hợp với vị trí thuận lợi cả chính trị, kinh tế, văn hóa…, Hà Nội sẽ có đầy đủ các điều kiện và khả năng để giữ vai trò đầu tàu cho ngành du lịch cả nước cũng như nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ.
Thứ ba: có sự ủng hộ và cổ vũ lớn của các tầng lớp nhân dân cả nước, đặc biệt là nhân dân và bộ phận dân cư đang sinh sống và làm việc ở địa bàn Hà Nội. Sự ủng hộ và cổ vũ này có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần cho lãnh đạo chính quyền và ngành Du lịch thành phố, nhất là đối với những người trực tiếp tham gia công tác hoạch định chính sách đầu tư và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch được vững tâm hơn, phát huy được tính sáng tạo và tinh thần hết mình vì sự nghiệp xây dựng và phát triển mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của thành phố.
Thứ tư: với chính sách đầu tư linh hoạt, và cởi mở và bình đẳng, các đối tác trong và ngoài nước sẽ quan tâm tới sự hoạt động đầu tư của Hà Nội hơn, và từ đó khả năng tham gia hợp tác với thành phố và ngành du lịch sẽ tăng lên.
Với thực tế trong việc tham gia hoạt động đầu tư trước đây, các đối tác, đặc biệt là các nhà đầu tư, các nhà thầu thường xuyên gặp phải những khó khăn, vướng mắc tưởng như đơn giản, song sẽ không vượt qua được các trở ngại đó chỉ vì các thủ tục quá phiền phức. Ngày nay, mặc dù vẫn còn rất nhiều công việc phải làm trước mắt, việc cải cách các thủ tục hành chính đã giúp tháo gỡ được nhiều vướng mắc cho các đối tác, từ đó, hoạt động đầu tư được trở nên thuận lợi hơn
Thứ năm, Nhờ những đột phá trong cuộc cách mạng về công nghệ thông tin, việc triển khai các hoạt động xúc tiến nói chung có nhiều thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Với sự thuận tiện đó, việc truyền tải thông tin cần thiết về chủ trương đường lối chính sách đầu tư phát triển tới các đối tác và nhận thông tin cũng lớn và rộng rãi hơn với chi phí thấp hơn nhiều lần sử dụng các phương tiện truyền tin thông thường. Bên cạnh đó, hệ thống các đài truyền hình sử dụng công nghệ truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp với chất lượng hình ảnh cao,
giá rẻ, thời lượng phát sóng lớn… cũng tạo những thuận lợi hơn cho các hoạt động thu hút FDI trong lĩnh vực du lịch của Hà Nội.
Thứ sáu, các thể chế tài chính quốc tế và chính phủ các nước đã có rất nhiều ưu ái bởi Việt Nam trong việc giải ngân các khoản vốn dành riêng cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Hiện nay, các khoản tài trợ ưu đãi như ODA hoặc viện trợ không hoàn lại đã giúp chúng ta giải quyết được rất nhiều khó khăn về vốn và khoa học – công nghệ. Các ngân hàng trong nước mặc dù với tổng lượng vốn còn khiêm tốn, kinh nghiệm hoạt động còn chưa nhiều, song đã đóng vai trò khá quan trọng đối với việc giải ngân các khoản tiền cho các dự án có triển vọng, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư có cơ sở để hoàn thành vai trò của mình trong việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư.
b. Những khó khăn và thách thức
Bên cạnh những thuận lợi như đã trình bày ở phần trên, việc triển khai các hoạt động đầu tư còn gặp phải những khó khăn.
Thứ nhất, công cuộc cải cách các thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn rất nhiều vướng mắc, chủ yếu do sự chuẩn bị chưa chu đáo về nhân lực và vật lực. Do vậy, tiến độ xử lý hồ sơ các thủ tục hành chính vẫn còn chậm chạp, ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư.
Về nhân lực, từ việc xem xét các thủ tục hành chính do nhiều người, nhiều bộ phận tham gia và tiếp xúc trực tiếp với các hồ sơ, nay dồn lại cho một đầu mối tiếp nhận, các bộ phận còn lại không có điều kiện để tiếp xúc với chủ của những hồ sơ này, nên có điều gì chưa rõ, cần trao đổi, bổ sung sẽ rất khó khăn, nhất là trong điều kiện chúng ta còn thiếu nhiều những công chức am hiểu về chuyên môn liên quan. Còn về vật lực, tức là các điều kiện vật chất phục vụ cho công cuộc cải cách các thủ tục hành chính còn rất thiếu thốn do sự hạn hẹp về kinh phí.
Bên cạnh đó, vẫn còn những vướng mắc về mặt giải quyết thủ tục hành chính nằm ngoài khả năng của những người thừa hành công việc này. Cụ thể là, các chính sách ban hành ra nhiều khi vẫn còn chưa cụ thể và nhất quán, do cơ chế mới về thủ tục hành chính, nhất là trong việc cấp giấy phép đầu tư. Đối với việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án rất khó khăn, cũng do sự thiếu linh hoạt trong các quy chế đề ra, vì phải chờ xin ý kiến xử lý từ cấp trên, làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Đây cũng là những nguy cơ tiềm tàng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực gây ra từ phía những người có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính, hoặc ngược lại, tạo cho đối tác những kẽ hở lớn để “lách luật” gây phương hại cho lợi ích chung.
Thứ hai, Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành chức năng với nhau trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật chung cho nền kinh tế. Theo ý kiến của một số các đối tác đầu tư, có những vấn đề phát sinh về mặt kĩ thuật và thiết kế trong quá trình triển khai thực hiện dự án là do họ không có sơ đồ về hạ tầng kĩ thuật khu vực liên quan không được chỉ dẫn hoặc cảnh báo từ trước, cũng không có những phương án dự phòng để xử lý các vấn đề phát sinh từ phía các nhà quản lý nên đến khi xảy ra mới bắt đầu tìm hiểu và xử lý. Sẽ rất khó khăn, tốn kém, thậm chí phải dừng thi công, bỏ dở công trình, gây tổn thất nhiều khi là rất lớn cho cả hai phía, hơn nữa sẽ gây ra tâm lý hoài nghi cho các đối tác.
Thứ ba, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, những vấn đề về tài chính mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát và tình hình lạm phát trong nước đã được kiểm chế, song vẫn còn đáng lo ngại gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư phát triển du lịch nói riêng.
Chính sách thắt chặt chi tiêu và cho vay vốn được chính phủ áp dụng đã có tác dụng tốt trong việc kiềm chế lạm phát, và giảm các nguy cơ cho nền kinh tế, tuy nhiên trong lĩnh vực đầu tư nói chung và đầu tư cho phát triển các cơ sở
tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch lại gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án đang thi công phải tiến hành cầm chừng, các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án này rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, một số dự án có nguy cơ bỏ dở, ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển của ngành du lịch. Đối với các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay thì các tác động này càng khó khăn hơn do ngân hàng không tiếp tục giải ngân, nhiều doanh nghiệp bị đẩy vào tình thế khó khăn bên bờ vực phá sản, từ những thực tế này, cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó khăn hơn.
Thứ tư, Hà Nội chưa có quy hoạch tổng thể, hầu hết các hoạt động đầu tư đều được tiến hành thông qua các quyết định mang tính chủ quan là chính, các hoạt động thẩm định dự án đầu tư chưa được tính toán với chiến lược dài hạn và liên hoàn. Cũng chính vì sự thiếu chuyên nghiệp đó, đã dẫn tới những khó khăn ngày nay mỗi khi có nhu cầu đầu tư mới thường lại ảnh hưởng đến những công trình đã được hoàn chỉnh thậm chí chỉ mới xong cách đó chưa lâu đã phải phá dỡ chỉ vì để phục vụ những công việc phát sinh. Trong khi đó việc cải tạo nâng cấp thì lại càng khó khăn, đôi khi phải đập bỏ gây lãng phí lớn lại ảnh hưởng tới tiến độ thi công các dự án sau này và khó khăn cho việc quy hoạch chung.
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào ngành du lịch Hà Nội
Việc thu hút nguồn vốn FDI có một ý nghĩ rất lớn đối với việc phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Để các nhà đầu tư tiềm năng thấy được lợi ích đầu tư vào ngành du lịch ở Hà Nội thì việc cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thông qua các giải pháp về quản lý nhà nước là nhiệm vụ thường xuyên cần làm không chỉ của chính phủ mà còn là nhiệm vụ của các địa phương, các ngành đặc biệt là ngành du lịch Thủ Đô. Từ thực trạng của việc đầu tư phát triển du lịch Hà Nội trong những năm gần đây, xu hướng phát triển du lịch thế giới cũng như du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, căn cứ
vào những cơ hội và thách thức của ngành du lịch Hà Nội, có thể đưa ra hai nhóm giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào du lịch Hà Nội
3.2.1. Các giải pháp từ phía chính phủ
3.2.1.1. Giữ vững ổn định về chính trị - xã hội
Giữ vững ổn định về chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, yếu tố này luôn được các nhà đầu tư xem xét đầu tiên. Họ chỉ muốn đầu tư ở những khu vực, những quốc gia có sự ổn định về chính trị - xã hội, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện đầy đủ các cam kết của mình với độ tin cậy cao. Hơn nữa việc giữ vững ổn định về chính trị - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng với sự phát triển của ngành du lịch. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút khách du lịch, tới hoạt động lưu trú, hoạt động vận chuyển khách du lịch…từ đó sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động tại Hà Nội cũng như ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư đang xem xét đầu tư vào lĩnh vực du lịch Hà Nội. Vì vậy thành phố Hà Nội cần có những biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị-xã hội, duy trì danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” nhằm chuyển tải tới các nhà đầu tư một thông điệp “Hà Nội là điểm đầu tư an toàn và thành đạt của giới kinh doanh, là điểm đến an toàn, thân thiện của du khách quốc tế”.
3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp chuyên ngành du lịch, tổ chức tốt việc thực hiện Luật du lịch tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của Hà Nội, cụ thể:
- Rà soát lại cơ chế chính sách, luật pháp, sửa đổi hoặc loại bỏ các ưu đãi, trợ cấp liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp FDI không phù hợp với cam kết WTO cũng như cam kết quốc tế và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư có liên quan.
- Phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tài chính du lịch, chính sách ưu tiên đầu tư cho du lịch, chính sách xuất