Thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 123)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2.4. Thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư

- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Hà Nội, kết hợp chặt

chẽ với việc đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua hoạt động của các nhà lãnh đạo Nhà nước và Chính Phủ tại các diễn đàn kinh tế quan trọng như WTO, APEC, ASEM, ASEAN…nâng cấp trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài, tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo trong và ngoài nước, tại các cuộc hội nghị này phải quảng bá về môi trường đầu tư tại Hà Nội, giới thiệu các chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổi của những chính sách này trong thời gian gần đây.

- Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch Hà Nội cần nghiên cứu lập kế hoạch cho hoạt động xúc tiến đầu tư để trình UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí cố định từ ngân sách thành phố dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Hà Nội nên áp dụng chính sách tiếp thị tập đoàn, tức là nên tập trung vào các TNCs nhằm tận dụng công nghệ nguồn, công nghệ cao và thị phần lớn của các tập đoàn này đồng thời tập trung vào các đối tác thuộc các địa bàn Châu Âu và Châu Mỹ.

- Thiết lập và triển khai hiệu quả danh mục dự án gọi vốn đầu tư trong ngành du lịch. Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư cần có chiến lược quy hoạch và danh mục dự án đầu tư, đây là cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư. Tất cả những thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực hiện dự án trong danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao vì đây là thông tin mà nhà đầu tư cần để đưa ra quyết định lựa chọn. Danh mục các dự án nên tập trung vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều tiềm năng như dự án du lịch, thương mại, giải trí…hay các lĩnh vực mà Hà Nội đang ưu tiên, khuyến khích đầu tư (UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 78/2006/QĐ-UBND - có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 - ban hành quy chế khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng khách sạn 4 sao và 5 sao nhằm thu hút vốn đầu tư, từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở lưu trú có chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội).

3.2.2.5. Khắc phục những hạn chế về kết cấu hạ tầng

Do vị thế và tiềm năng phát triển du lịch lâu dài của Hà Nội cần phải xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm giao dịch kinh tế quốc tế, một địa điểm du lịch có tầm cỡ của khu vực cho nên Hà Nội cần chú trọng nhiều hơn và thực hiện đồng bộ việc nâng cấp kết cấu hạ tầng:

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Tập trung xử lý những khâu yếu

kém nhất gây trở ngại đối với hoạt động đầu tư như đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước…Chú trọng mở rộng hệ thống đường giao thông ở các cửa ngõ của Thủ đô, mở các cổng giao dịch điện tử băng tải rộng và dung lượng lớn.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. - Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng.

3.2.2.6. Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trong định hướng thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội thời gian tới thì nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu và phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định. Vì vậy để phát huy tối đa vai trò của nguồn nhân lực này trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với cán bộ quản lý cần chú trọng đào tạo cả kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ lẫn phẩm chất đạo đức. Việc nắm vững các kiến thức về luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực du lịch cũng cần được quan tâm. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Sở du lịch Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và cán bộ trong các doanh nghiệp có vốn FDI trong lĩnh vực du lịch.

- Cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng phạm vi bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

3.2.2.7. Về lao động – tiền lương

Thực hiện các biện pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động vào thực tế để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ Luật lao động, bao gồm:

- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động tiền lương phù hợp trong tình hình mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo các điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

- Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

- Xây dựng một mặt bằng chung về mức lương tối thiểu cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp trong nước có tính đến các yếu tố điều chỉnh về lạm phát, các quy định về mức sống tối thiểu của người Hà Nội để tạo điều kiện cho người lao động chuyên tâm hơn với công việc.

Bên cạnh các giải pháp trên, Hà Nội cũng có thể tham khảo một số các kinh nghiệm của Đà Nẵng như việc chính quyền thành phố chịu trách nhiệm về công tác đền bù và tái định cư cho người dân nằm trong khu vực dự án một cách nhanh chóng, minh bạch và công khai; đối thoại giữa chính quyền thanh phố và các doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư và đặc biệt là quan tâm cải thiện môi trường đầu tư.

KẾT LUẬN

Những năm qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã thể hiện được vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển của ngành du lịch. Thu hút FDI trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà Nước ta xác định trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của du lịch Việt Nam. Đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, các vấn đề mà luận văn đã đề ra đó là: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về FDI, thấy được vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Hà Nội có nhiều tiềm năng du lịch đây là lợi thế cần phát huy để thu hút FDI và ngành du lịch. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển đầu tư du lịch Hà Nội: bổ sung nguồn vốn và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước; góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế; có tác dụng thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới. Tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong những năm qua vẫn còn tồn tại, hạn chế như: hình thức thu hút vốn FDI vào du lịch thủ đô chưa phong phú, cơ cấu đầu tư có sự mất cân đối, mới chỉ tập trung vào các tổ hợp văn phòng căn hộ, khách sạn mà chưa chú ý tập trung thu hút vốn đầu tư vào các khu du lịch, vui chơi giải trí, đây mới là nhân tố chính để thu hút và kéo dài thời gian tham quan lưu trú của du khách. Nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu từ Châu Á, các dự án phân bổ không đồng đều, mà chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, môi trường pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ, thủ tục hành chính còn phiền hà. Ngoài ra còn nhiều vấn đề gây ra không ít khó khăn tạo ra rào cản đối với dòng vốn FDI vào du lịch Hà Nội.

Từ kết quả nghiên cứu luận văn đưa ra một số gợi ý nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch: cải thiện chính sách thu hút FDI

làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thu hút FDI phù hợp với điều kiện của Hà Nội, xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu tài nguyên du lịch Hà Nội, tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, xác định các dự án trọng điểm đầu tư theo thứ tự ưu tiên và phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong thời gian qua FDI vào du lịch còn tồn tại và yếu kém cần phải giải quyết nhưng nhìn chung đã đạt được những tín hiệu đáng mừng cho thấy ngành du lịch hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cao hơn trong thời gian tới. Nguồn vốn FDI là công cụ quan trọng không thể thiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển này. Nếu có những giải pháp thích hợp và những bước đi chuẩn xác thì việc thực hiện những mục tiêu đã đặt ra về thu hút FDI để phát triển ngành du lịch chắc chắn sẽ đạt được trong tương lai không xa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Đức Bình (chủ biên), (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội

2. Bộ Văn Hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

3. Mai Ngọc Cường (chủ biên) (2000), “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam”.

4. Phạm Văn Dũng (chủ biên), (2007), Giáo trình kinh tế chính trị , NXB ĐHQG Hà Nội

5.Nguyễn Bích Đạt (chủ biên), (2005), Đề tài cấp Bộ “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Vị trí vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

6.Nguyễn Văn Đính , Trần Thị Minh Hòa , Trương Tử Nhân (2005), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Trường ĐHKTQD - Khoa du lịch và khách sạn 7.Triệu Hồng Gấm (2003) “Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”

8.Nguyễn Thị Liên Hoa (2003) “Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” Luận án tiến sỹ

9. Đặng Thu Hương (2005) “Thu hút FDI trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc th ời kì 1978- 2003 thực trạng và bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam” Luận án tiến sỹ

10. Trần Quang Lâm (2005) “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; thực trạng và triển vọng” Đề tài cấp Bộ

11. Lê nin V.I, “chủ nghĩa đ ế quốc giai đoạn tột cùng của chủ ngh ĩa tư bản” NXB Sự Thật

12. Luật Đầu Tư 2005 số 59/2005/QH11 – Khoản 2 điều 3

13. Đặng Trần Long (2002) “Một số gi ải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” .

14. Nguyễn Thị Kim Nhã (2005) “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ

15. Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Văn Huấn (1994) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng”

16. Lê Mạnh Tuấn (1996) “Hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” Luận án PTS

17. Bùi Hải Yến, Phạm Hồng Long , Tài nguyên du lịch, NXB giaó dục 18. Tạp chí Du lịch Việt Nam các năm 2001-2010

19. Tạp chí kinh tế phát triển

20. Vietnamnet (37, ngày 23/11/2006)

21. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc từ ĐH IX đến ĐH XI

Tiếng Anh

22. Paul Wessendorf, Kai Partale, Jan Smith, Andreas Wigren (2010),

Promoting Foreign Investment in Tourism, UNCTAD, UN New York and Geneva

23. UNCTAD (2007), FDI in Tourism: the Development Dimenssion, UN New York and Geneva.

24.UNCTAD International Investment Agreements in Services, No E.05.II D.5

26.MIGA (2006) Attracting Investment in Tourism. Tanzania Investment Outreach Programme, Investing in Development Series, Wasshington: the World Bank Group

Websites

27. Thời báo Kinh tế Việt Nam

http://vneconomy.vn/2012082706422168P0C99/du-lich-thai-lan-nhin- tu-cac-tram-xang.htm

28. “Trade and foreign direct investment” New Report by the WTO http://www.wto.org/english/news_e/pres96_e/pr057_e.htm

29. Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 của UNCTAD, www.unctad.org 30. Báo đầu tư chứng khoán online

http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDAGJ/25-nam-thu-hut-fdi- thanh-cong-va-vap-vap.html

31. Tạp chí điện tử Kinh tế và Dự báo - Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn/p0c303n14723/25-nam-thu- hut-fdi-con-nhieu-viec-phai-lam.htm

32. Tổng cục du lịch Việt Nam

http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1010&itemid=11577 33.Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam http://vccinews.vn/?page=detail&folder=77&Id=7806

34.http://nhipcaudoanhnghiep.com/vn/home/?frame=newsview&id=26&to

ng-quan-ve-ha-noi.html 35.Tổng cục du lịch Việt Nam

http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1010&itemid=10588 36.http://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_th%C3%B4ng_H%C3%A0_N%E1%

37.http://dantri.com.vn/suc-manh-so/doanh-thu-vien-thong-tai-ha-noi- tang-manh-623273.htm

38. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội

http://www.hanoitourism.gov.vn/Article/188/Tong-quan-du-lich-Ha- Noi.html 39.http://voer.edu.vn/module/kinh-te/nhung-dieu-kien-can-thiet-thuc-day- dau-tu-vao-khu-cong-nghiep.html 40.http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1005&itemid=12130 41.http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch 42. http://www.googe.com.vn

43. Báo Văn hóa : http://www.vanhoaonline.vn 44. Bộ Kế Hoạch Đầu Tư : http://www.mpi.gov.vn 45. Báo Du lịch Việt Nam : http://www.vtr.org.vn 46. Đảng cộng sản online : http://www.dangcongsan.vn 47. Hiệp hội du lịch : http://www.center-vita.com

48. Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà nội http://www.hapi.gov.vn 49.Tổng cục Du lịch : http://www.vietnamtourism.gov.vn 50.Tổng cục Thống kê : http://www.gso.gov.vn

PHỤ LỤC 2: CÁC KHÁCH SẠN CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI (TỪ NĂM 1987-2008)

STT TÊN DỰ ÁN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

1 Liên doanh khách sạn thông nhất METROPOLE

56 Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

2 Cty LD SAS Hanoi Royal Hotel 295 Lê Duẩn,Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 3 Cty phát triển du lịch hữu hạn Làng

Nghi Tàm

Số 1A Nghi Tàm, phường Quảng An, Quận Tây Hồ.

4 Cty LD khách sạn Hanoi hotel D8 GIảng võ, quận Ba Đình, Hà Nội 5 Công ty TNHH một thanh viên khách

sạn Sunway Hà Nội

19 Phạm Đình Hồ

6 Công ty TNHH Global Toserco 40 Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội 7 Công ty TNHH NGọc Khánh Hotel 6 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội 8 Công ty TNHH Khách sạn Nhà Hát Số 1, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội 9 Cty LD TNHH Kim Ngọc 23 Ngọc Khánh, Ba Đình Hà Nội

10 CtyLD TNHH Việt Nam - Malaysia 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội 11 Cty TNHH DAEHA 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

12 Cty TNHH Roxy 83 A Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội 13 Cty LD SAKURA HN Plaza (Nikko) 84 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội 14 Công ty Vườn Thủ Đô 48A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

15 Cty TNHH SAS-CTAMAD 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội 16 Cty TNHH Khách sạn Hà Nội

FORTUNA

Số 6B Láng Hạ, Phường Thành Công, Ba Đình

17 Cty Liên Doanh khách sạn Indochine 46 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)