Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 60)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Là một trong số ít các địa phương trong cả nước có được chiến lược phát triển dài hạn cho ngành du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn tìm cho mình được những bước đi vững chắc dù vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong tương lai

Những thành công trong hoạt động thu hút FDI để phát triển Du lịch Với đặc điểm về địa lý thuận lợi, sớm được tiếp xúc với cơ chế kinh tế thị trường, thành phố Hồ Chí Minh được coi là một trong những tỉnh, thành phố năng động nhất trong cả nước về các hoạt động kinh tế - xã hội nhờ luôn luôn có một chính sách phát triển linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế trở thành tấm gương sáng cho cả nước noi theo. Một trong những ưu tiên của thành phố là tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách thành phố, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong bối cảnh có sự bùng nổ lượng khách trong nước và quốc tế, bên cạnh những chính sách quảng bá về hình ảnh của Thành phố và đất nước, xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút khách, thành phố đã chú trọng đẩy mạnh thu hút FDI nhằm tạo nền tảng cơ bản và dài hạn để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, xây dựng một hình ảnh có ấn tượng mạnh cho khách du lịch. Cụ thể, chính sách thu hút FDI phát triển du lịch của thành phố chủ yếu liên quan đến việc cải tiến các thủ tục hành chính, làm trong sạch môi trường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường đào tạo đội ngũ nhân sự và xây dựng mô hình điểm…

- Cải thiện môi trường đầu tư

Điểm đột phá ở đây chính là cải cách các thủ tục hành chính vốn có rất nhiều tồn tại và do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường đầu tư. Công việc này có thể nói là rất khó khăn do tính nhạy cảm và sức ỳ của cơ chế quản lý bao cấp cùng với thói quen làm việc trì trệ, quan liêu, bộ máy quản lý cồng kềnh nên việc giải quyết công việc thuần túy thường rất nhiêu khê, làm cho các nhà đầu tư nản lòng. Thấy được những rào cản đó thành phố quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cải cách các thủ tục hành chính theo chủ trương chung của nhà nước với cơ chế một cửa, theo đó, các nhà đầu tư không phải đi nhiều “cửa” khác nhau khiến các chi phí không đáng có đội lên cao, ngoài ra “tiêu cực phí” cũng vì thế mà nảy sinh, ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ công trình đầu tư sau này.

Ngoài ra, bằng các chính sách cởi mở nhằm tạo môi trường thuận lợi cho khuyến khích đầu tư, thành phố chủ trương tạo ra một sân chơi bình đẳng trên cơ sở ưu tiên cho một số lĩnh vực ít sinh lợi như vệ sinh công cộng, phúc lợi và an sinh xã hội, các trung tâm vui chơi giải trí, đây cũng là một điểm

nhấn cho chính sách phát triển nằm trong chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển Du lịch

Khuyến khích đầu tư cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch với chủ trương phát triển du lịch song song với các ngành khác trong chiến lược phát triển chung của nền kinh tế thành phố, việc tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật được coi là yếu tố hàng đầu cần quan tâm đầu tư nhằm đưa nền kinh tế của thành phố trở thành hoàn thiện, đầu tàu cho cả nước.

Một việc thành phố thực hiện rất thành công là do có sự chuẩn bị chu đáo nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng nên đã kết hợp giữa quy hoạch mở rộng thành phố với tôn tạo và giữ lại những nét truyền thống xa xưa, hơn nữa việc mở rộng thành phố thường gắn liền với tính vượt trội của phong cách quy hoạch hiện đại, tiện nghi, tạo ra những khu đô thị mới đồng bộ, vừa đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong vùng, vừa đảm bảo các nhu cầu cần lưu trú chung và dài hạn cho những người không có nhu cầu nhập cư, mà chỉ để phục vụ công việc hoặc du lịch.

Ngoài những mô hình khách sạn từ trung đến cao cấp đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch thuộc nhóm trung và thượng lưu, thì những căn hộ kiến trúc theo lối hiện đại đã mang lại sức sống mới cho ngành du lịch do gây sức hút đối với nhóm khách du lịch hạng trung thuộc giới doanh nhân, các nhân viên làm việc cho các văn phòng hiện đại trong nước hoặc các tổ chức quốc tế… vì trên thực tế, ngày càng có nhiều hình thức du lịch tổ chức cho gia đình hoặc theo nhóm. Trong trường hợp vì nhu cầu công tác mà nhiều người ngoại tỉnh hoặc ngoài nước phải mang theo cả gia đình đến sinh sống suốt thời gian công tác thì việc thuê một căn hộ đầy đủ tiện nghi, hiện đại và an ninh là một lựa chọn hợp lý.

Khuyến khích đầu tư đào tạo nguồn nhân lực du lịch, thu hút nhân tài, thể hiện qua việc tiến hành các bước chuẩn bị nhằm nâng cấp các cơ sở đào tạo lại nguồn nhân lực cao cho ngành, mở rộng các cơ sở đào tạo ở mọi hình thức. Ngoài ra, thành phố còn chủ trương thu hút nhân tài từ mọi miền đất nước, kể cả nguồn nhân sự cao cấp từ nước ngoài nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực có sẵn trình độ và các khu vực lân cận bằng chế độ đãi ngộ thích hợp. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong đó có việc đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật của các cơ sở đào tạo, cải cách quy trình và chương trình đào tạo theo hướng chú trọng nâng cao kĩ năng nghề nghiệp thay vì chỉ chú ý đến số lượng và kiến thức sách vở thuần túy. Ngoài ra, chính quyền thành phố còn có các cơ chế chính sách như ưu đãi về thuế, ưu đãi về giá và thời hạn cho thuê mặt bằng…

- Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến những năm qua

Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động xúc tiến đầu tư là một khâu chưa được thực sự thành công trong toàn bộ hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư cho phát triển cơ sở-hạ tầng kỹ thuật có liên quan mật thiết đến hoạt động du lịch như giao thông và bảo vệ môi trường.Ví dụ cụ thể là dự án vệ sinh môi trường và khai thông dòng chảy lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có tổng mức đầu tư dự kiến 199,96 triệu USD trong đó có 166,34 triệu USD do WB dự định tài trợ, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2001-2007 đã bị rút lại do công tác triển khai bị chậm chạp, gây thiệt thòi cho cả thành phố và cho cư dân trong vùng, đặc biệt là giảm sút lòng tin của nhà tài trợ.

Trong cơ chế kinh tế mở, ngoài những lợi thế về địa hình, vị trí địa lý, và tiềm lực kinh tế, nhiều tỉnh trong cả nước với những kinh nghiệm và sự nhạy bén của mình đã xây dựng được những chủ trương, chính sách phù hợp thu hút FDI phát triển nền kinh tế của địa phương mình vượt trội so với các địa phương khác trong cả nước, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…..

Có thể nói những địa phương này cũng giúp Hà Nội có được những bài học kinh nghiệm quý giá về hoạt động xúc tiến đầu tư, thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, phát huy nguồn nhân lực và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch lợi thế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI (2001- 2010) 2.1. Khái quát về ngành du lịch Hà Nội

2.1.1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Về cơ sở lưu trú

Hà Nội có hệ thống cơ sở lưu trú khá đầy đủ và phát triển với đa dạng loại hình từ khách sạn 1 sao tới 5 sao và có cả căn hộ cao cấp đáp ứng tốt cho khách du lịch quốc tế và nội địa. Tính tới tháng 6 năm 2011 Hà Nội có 12 khách sạn 5 sao với số phòng lên tới 3984 phòng (Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza, Inter Continental…; 6 khách sạn 4 sao và 29 khách sạn 3 sao, ngoài ra còn có 117 khách sạn 2 sao và 73 khách sạn 1 sao với số phòng lên tới hàng ngàn phòng (bảng 2.1). Với cơ sở lưu trú như trên Hà Nội vẫn cần đầu tư, nâng cấp thêm nữa để có thể đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày càng tăng của du khách quốc tế và nội địa.

Bảng 2.1 Hệ thống cơ sở lƣu - trú tại Hà Nội (tính đến tháng 6/2011)

TT Khách sạn Đơn vị Số cơ sở Số phòng

1 5 sao Khách sạn 12 3984

2 4 sao Khách sạn 10 1655

3 3 sao Khách sạn 29 1935

4 2 sao Khách sạn 117 3696

5 1 sao Khách sạn 73 1079

6 Căn hộ cao cấp Cơ sở 03 700

7 Tổng 244 13049

-Về doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành, vận chuyển:

Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

-Về cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá:

Hà Nội tập trung các cơ sở văn hoá lớn của cả nước như nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc gia, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.

Hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viên Đống Đa, Công viên Tuổi Trẻ, công viên nước Hồ Tây, công viên Thiên Đường Bảo Sơn, Việt Phủ Thành Chương … đang ngày càng trở thành các điểm tham quan được du khách quan tâm.

-Về cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực:

Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã hội hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế giới và khu vực. Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên thế giới như KFC, Lotteria... đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu ẩm thực rất lớn của đông đảo du khách và người dân Hà Nội.

Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar phát triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội.

Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách.

-Về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan:

Mua sắm là thú vui của du khách là một yếu tố cấu thành trong sản phẩm du lịch, đặc biệt là các đô thị du lịch như Hà Nội. Với lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội ngày một tăng, cộng với sức tiêu thụ nội địa lớn, đã thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện Hà Nội có 10 trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa hàng với đủ các chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân và du khách đến Hà Nội. Chi tiêu cho mua sắm của khách chiếm tỷ trọng khá lớn từ 15% đến 26% (nhất là khách Pháp, khách ASEAN, Châu Á và khách nội địa). Phát triển du lịch làng nghề và mua sắm là một trong định hướng phát triển du lịch Hà Nội. Hà Nội có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức nghiên cứu mẫu mã sản phẩm, mạng lưới bán hàng gắn với việc bảo tồn nâng cấp phát triển các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch thu hút khách thăm quan mua sắm đang được Ngành Du lịch Hà Nội quan tâm khuyến khích đầu tư phát triển.

Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, nhiều tuyến phố mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, dịch vụ, hàng hoá thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm.

2.1.2. Xây dựng và khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch

Hiện nay Hà Nội đang phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu như:

- Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng:

Hà Nội là địa phương có số lượng di tích, lịch sử danh thắng lớn nhất cả nước. Toàn thành phố có khoảng 5.100 di tích các loại gắn liền với nhiều lễ hội và các hoạt động văn hóa dân gian mang đậm chất truyền thống dân tộc. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có một số bảo tàng đón khách du lịch khá lớn như: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh….. Do đó, du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng là loại hình du lịch được tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển và được khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế ưa chuộng khi đến Hà Nội. [38]

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực:

Hiện nay, Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phân bố không đều đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng..., trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận.

Đến nay, theo đánh giá của tổ chức JICA Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều hướng phát triển như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí…, trong đó, có một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhanh như: gốm sứ, khảm trai, mây tre đan, sơn mài, điêu khắc…[38]

Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC…, Hà Nội là thành phố hàng đầu Việt Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Các tiện nghi hội nghị, hội thảo của Hà Nội hiện nay có sức chứa tổng cộng khoảng trên 14.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các sự kiện từ vài trăm đến

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)