Chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56)

Chất lượng đội ngũ giáo viên được đánh giá theo các tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT, Quyết định 06/2006/QĐ - BNV, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; Công văn số: 3040/ BGD&ĐT – TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn một số điều trong quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

Thực hiện đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Lạng Sơn, kết quả đánh giá đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan qua các năm học 2009 -2010, 2010 -2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 như sau:

Bảng 2.8. Xếp loại đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX Văn Quan qua các năm học 2009 -2010, 2010 -2011, 2011 – 2012, 2012 - 2013 Năm học Tổng số CB, GV Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB Xếp loại Yếu SL % SL % SL % SL % 2009 - 2010 14 07 50,0 06 42,9 01 7,1 0 2010 - 2011 14 06 42,9 06 42,9 02 14,2 0 2011 - 2012 16 08 50,0 07 43,75 01 6,25 2012 - 2013 20 12 60,0 07 35,0 01 5,0 0

(Nguồn: Tổ hành chính trung tâm GDTX huyện Văn Quan )

50 42,9 50 60 35 42,9 42,9 40.2 6,25 5 7,1 14,2 0 10 20 30 40 50 60 70 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Tốt Khá TB

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện xếp loại đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX Văn Quan các năm học 2009 -2010, 2010 -2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013

Để đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên chúng tôi đã trưng cầu ý kiến về phẩm chất đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX Văn Quan, qua việc trưng cầu ý kiến: 26 người (Lãnh đạo trung tâm: 01 người; giáo viên, nhân viên : 25 người). Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá về phẩm chất giáo viên trung tâm GDTX Văn Quan

TT Tiêu chí Mức độ Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % 1 Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân. 24 92,3 2 7,3 2 Yêu nghề, gắn bó với nghề, chấp hành các qui định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

25 96,2 1 3,8

3

Đoàn kết với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

24 92,3 2 7,3

4

Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả học viên, giúp học viên khắc phục khó khăn để học tập.

23 88,5 3 11,5

5 các biểu hiện tiêu cực, bệnh Có tinh thần đấu tranh chống thành tích.

21 80,8 4 15,4 1 3,8

6

Có lối sống lành mạnh, đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh học viên và cộng đồng, hợp tác với đồng nghiệp trong chuyên môn.

Nhìn vào bảng số liệu thống kê và kết quả trưng cầu ý kiến, ta nhận thấy, tư tưởng chính trị, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX Văn Quan trong giai đoạn hiện nay được đánh giá khá cao, lập trường tư tưởng, đạo đức, tác phong và lối sống vẫn là tiêu chí hàng đầu của phẩm chất người giáo viên. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm đã nắm vững và thực hiện đúng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là đường lối về Giáo dục & Đào tạo, có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn phấn đấu cho lợi ích của tập thể, nhạy bén với tình hình, đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo trong thời kỳ hiện nay, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, nhiệt tình, hăng hái, năng động, sáng tạo, chân tình, cởi mở chan hoà, tôn trọng đồng nghiệp, đạo đức trong sáng, có tinh thần trách nhiệm cao, thiết tha yêu nghề, lời nói đi đôi với việc làm. Nhìn chung các giáo viên xác định đó là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp của bản thân, họ luôn có ý thức tự học; tự phấn đấu rèn luyện, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục thể hiện qua 96,2% giáo viên tự đánh giá tâm huyết, gắn bó, say mê với nghề nghiệp; tình yêu thương, tôn trọng người học; sự công bằng 100%, tỉ lệ giáo viên đánh giá mức độ tốt, khá cao mặc dù cuộc sống đang diễn ra với nhiều hình thái và tác động khác nhau của nền kinh tế thị trường khi mọi thứ đều được “qui đổi”

Trình độ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ: nhiều giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, có trình độ sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học. Theo kết quả tự đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên tại trung tâm với tổng số 22 người ( lãnh đạo: 02, giáo viên: 20) đã thu được như sau:

Bảng 2.10. Kết quả tự đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan

TT Tiêu chí

Mức độ

Tốt Khá TB Kém

SL % SL % SL % SL %

1

Hiểu biết về mục tiêu giáo dục THPT, nội dung, chương trình, SGK THPT, phương pháp dạy học.

13 59,1 8 36,4 1 4,5

2 Đạt trình độ chuẩn đối với

môn học đang dạy. 22 100 0 0 0 0,0 0 0,0

3

Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, thực tiễn địa phương; môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường.

11 50 8 36,4 3 13,6 0 0,0

4

Vận dụng kiến thức về giáo dục học, tâm lí học trong giáo dục và dạy học.

14 63,6 6 27,3 2 9,1 0 0,0

5

Biết lập kế hoạch dạy học, kế hoạch bài giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục khác.

18 81,8 4 18,2 0 0 0 0,0

6

Biết vận dụng các phương pháp dạy học mới – hiện đại làm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học viên.

15 68,2 3 13,6 4 18,2 0 0,0

7

Biết giao tiếp, ứng xử với học viên, phụ huynh, đồng nghiệp và nhân dân; biết phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

14 63,6 4 18,2 4 18,2 0 0,0

8

Tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn - nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ.

13 59,1 6 27,3 3 13,6 0 0,0

Từ số liệu tổng hợp về năng lực đội ngũ giáo viên của trung tâm cho thấy: Với tỉ lệ 100% giáo viên tự đánh giá về năng lực của mình đối với yêu

cầu trình độ chuẩn chuyên môn của bộ môn mình đang dạy là đáp ứng được. Tuy nhiên, vẫn còn số giáo viên dù được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng thông qua nhiều hình thức khác nhau những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngành đề ra còn chiếm tỉ lệ 13,6% …; 18,2% còn hạn chế về áp dụng phương pháp dạy học mới. Với đặc thù là chất lượng tuyển sinh đầu vào rất thấp có nhiều học sinh yếu cả về văn hóa và đạo đức nhưng tỉ lệ giáo viên biết phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục còn cao (18,2%), đây cũng là một khó khăn trở ngại trong việc nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em tiếp cận bài học và rèn luyện phẩm chất đạo đức cũng như kỹ năng sống.

Như vậy, với năng lực hiện có của đội ngũ giáo viên hiện nay đó là sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ giáo viên và góp phần không nhỏ vào thành công của các trung tâm. Cùng với sự đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học... sẽ là những vấn đề cần được đơn vị quan tâm để xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)