Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 98)

Để đảm bảo tính khách quan việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến hỏi bằng phiếu hỏi đối với các cán bộ quản lý gồm:

Lãnh đạo UBND huyện: 02.

Lãnh đạo chuyên viên Phòng giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ: 08 Giám đốc, phó giám đốc các trung tâm GDTX cấp huyện: 20.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm: 20. Tổng số : 50.

Để hỏi về sự cần thiết có 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết.

Để hỏi về tính khả thi có 3 mức độ: rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trung tâm về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

31 62 19 38

2

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại

trung tâm GDTX. 29 58 20 40 1 2

3

Phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với đặc điểm của trung tâm GDTX 4

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX.

19 38 27 54 3 6 1 2

5

Xây dựng chế độ đãi ngộ của trung tâm và thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi cho đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX

33 66 17 34

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên THPT tại trung tâm GDTX

32 64 16 32

Qua số liệu thu được chúng ta có thể thấy, các biện pháp thứ 1,3,5 và 6 tác giả đưa ra đều nhận được sự đồng tình của đội ngũ giáo viên với tỉ lệ 100% về tính rất cần thiết và cần thiết, riêng biện pháp thứ 2 và biện pháp thứ 4 còn dưới 10% cho rằng ít cần thiết ( biện pháp 4 còn 2% cho rằng không cần thiết) vì theo lí giải của các giáo viên này thì đây là những biện pháp chưa thật sự là vấn đề cấp bách đối với các trung tâm GDTX cấp huyện… đặc biệt là đối với biện pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại trung tâm GDTX.

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trung tâm về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

31 62 19 38

2

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại trung tâm GDTX.

33 66 15 30 2 4

3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với đặc điểm của trung tâm GDTX

29 58 21 42

4

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX.

25 50 25 50

5

Xây dựng chế độ đãi ngộ của trung tâm và thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi cho đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX

27 54 23 46

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên THPT tại trung tâm GDTX

28 56 20 40 2 4

Với kết quả thu được cho chúng ta thấy: đội ngũ giáo viên khi được hỏi về độ rất khả thi và khả thi của các biện pháp đều đồng ý với tỉ lệ trên 90%. Trong đó, biện pháp thứ 1,3,4,5 có tỉ lệ là 100% vì đây là những biện pháp nằm liên quan đến đội ngũ giáo viên thực hiện, các biện pháp thứ 2 và 6 còn một số ít giáo viên phân vân cho rằng ít khả thi vì trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều yếu tố tác động vào. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đồng ý nếu các biện pháp trên được đưa vào triển khai và áp dụng thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Tiểu kết chƣơng 3

1. Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX trong thời gian vừa qua, tác giả đã đề ra 06 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của trung tâm và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện hợp lý các biện pháp.

3. Việc áp dụng và triển khai các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên như đã nêu trên sẽ có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong việc mở rộng qui mô đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm GDTX huyên Văn Quan nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung trong giai đoạn hiện nay.

4. Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả cho thấy các biện pháp đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Xây dựng đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giáo viên ở trung tâm GDTX huyện Văn Quan là nhiệm vụ trọng tâm trong sự tồn tại, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trung tâm trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Những biện pháp mà trung tâm đã thực hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm. Tuy nhiên, so với yêu cầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đối với các trung tâm GDTX cấp huyện cũng như công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay thì công tác phát triển đội ngũ giáo viên còn bất cập cần khắc phục như đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, cơ cấu đội ngũ thiếu đồng bộ, công tác tuyển dụng, bồi dưỡng chưa thật sự được quan tâm và tiến hành thường xuyên, các chính sách hỗ trợ nhằm bảo đảm đời sống… còn nhiều hạn chế.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, tác giả đề xuất 6 biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên tại trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Các biện pháp đề xuất tác động vào tất cả các chủ thể và các khâu của quá trình từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá; tác động vào tất cả các thành tố phát triển đội ngũ giáo viên như xây dựng kế hoạch tuyển chọn, phân công sử dụng, bồi dưỡng, kích thích tạo động lực giảng dạy và tạo môi trường thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên…

1.4. Mỗi biện pháp đề xuất đều có mục tiêu, nhiệm vụ và cách thực hiện khác nhau nhưng nhìn chung chúng có mối liên hệ gắn bó, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, các biện pháp đó phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

1.5. Bên cạnh đó, để các biện pháp nêu trên có hiệu quả cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp và sự phối kết hợp của các ban ngành, nhưng quan trọng nhất là sự đoàn kết, nhất trí và sự nỗ lực phấn đấu của mỗi thầy cô giáo trong trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu, rà soát các chế độ, chính sách, thay thế các qui định không còn phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay. Ban hành các chính sách mới phù hợp với thực tế hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện: như chế độ tuyển dụng, định biên, luân chuyển công tác, thi đua khen thưởng…Khi ban hành các chính sách cần đảm bảo đồng bộ, theo kịp sự phát triển của đất nước.

Xây dựng và thực hiện chế độ lương và chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng những bất cập với cơ chế thị trường, tạo động lực đủ mạnh cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các trung tâm GDTX huyện tỉnh Lạng Sơn vào thế ổn định và phát triển.

Đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm hơn nữa đến hệ thống các trung tâm GDTX, có kế hoạch cấp kinh phí cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cần thiết để trung tâm GDTX thực hiện tốt chức năng hoạt động của mình theo quy chế đã quy định.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn

Đề nghị sở GD&ĐT Lạng Sơn có cơ chế tuyển dụng giáo viên phù hợp, phân bố đồng đều giáo viên về các đơn vị trung tâm GDTX, có chính sách thu hút giáo viên giỏi từ các tỉnh khác, giành quyền chủ động tuyển chọn giáo viên cho các trung tâm GDTX. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các đợt tập huấn cho giáo viên góp phần bổ sung, cập nhật kiến thức mới cho giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phòng ban chuyên môn ở Sở tích cực tham mưu với các công ty thiết bị cung ứng kịp thời các loại sách, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác dạy – học trong các trung tâm GDTX.

2.3. Đối với các trung tâm GDTX huyện tỉnh Lạng Sơn

Ban giám đốc cần thường xuyên tuyên truyền và triển khai phổ biến các văn bản có liên quan đến các hoạt động của trung tâm, của cá nhân giáo viên đúng đủ và kịp thời. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có tính ổn định và lâu dài.

Phối kết hợp với các đoàn thể trong trung tâm tổ chức tham quan, học tập các mô hình, điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh để giúp giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tạo môi trường thuận lợi về vật chất và tinh thần giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, an tâm công tác lâu dài tại trường.

- Nghiên cứu, vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong đề tài để làm tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ và hợp lí về cơ cấu, đáp ứng được nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục các trung tâm trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT(2000), Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2006).Luật GD. Nxb Lao động, Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998),Tập bài giảng những vấn đề lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, trường CBQLGD-ĐT, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Chính (2010), Đánh giá giảng viên. Bài giảng dành cho học viên lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

10. Đặng Xuân Hải (2004), Quản lý sự thay đổi, tài liệu giảng dạy, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

11. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006),

Quản lý giáo dục, Hà Nội.

12. Hội khuyến học Việt Nam (2002), Vì sự nghiệp xây dựng xã hội học tập (tập 1-2), văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

13. Hội khuyến học Việt Nam (2002), Các mô hình hoạt động khuyến học góp phần xây dựng xã hội học tập, văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

14. Hội khuyến học Việt Nam (2003), Phát triển rộng khắp trung tâm học tập cộng đồng-công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, Văn phòng Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2009), Lý luận đại cương về quản lý, Tài liệu giảng dạy cho học viên cao học QLGD, ĐHQG Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học quản lý, Tài liệu giảng dạy giảng dạy cho học viên cao học QLGD, ĐHQG Hà Nội.

17. Trung tâm từ điển(2005)Từ điển tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010, Lạng sơn.

19. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2010- 2011, Lạng sơn.

20. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2011), Báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012, Lạng Sơn.

21. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013, Lạng Sơn

22. Phạm Viết Vƣợng (2010),Giáo dục học. Nxb ĐH Sư Phạm Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Phạm Viết Vƣợng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

24. Phạm Viết Vƣợng (chủ biên) (2003) , Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD&ĐT. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Về sự cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng sơn

Dành cho :………..

Xin Thầy( Cô ) vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn được đề xuất dưới đây bằng cách đánh dấu ( X) vào các ô thích hợp.

TT Biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trung tâm về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. 2

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại trung tâm GDTX.

3

Phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với đặc điểm của trung tâm GDTX 4

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX.

5

Xây dựng chế độ đãi ngộ của trung tâm và thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi cho đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên THPT tại trung tâm GDTX

Phụ lục 2

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng sơn

Dành cho :………..

Xin Thầy ( Cô ) vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được đề xuất dưới đây bằng cách đánh dấu ( X) vào các ô thích hợp.

STT Biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 98)