Nâng cao nhận thức cho cán bộ,giáo viên trong trung tâm về vị

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78)

chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay có sự đóng góp quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo, đó là cung cấp nhân lực cần thiết cho nền kinh tế trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay khi mà “ truyền thống tôn sư trọng đạo bị xói mòn, vị trí xã hội của người thầy giáo bị hạ thấp, ngành giáo dục không thu hút được người giỏi”. Trước tình hình đó cần phải giúp mọi lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về truyền thống quí báu của dân tộc ta đó là nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng cũng như hiểu về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại mới có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ

trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển nhanh và bền vững.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Làm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trung tâm hiểu rõ, hiểu đúng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

Việc học tập và nghiên cứu này tạo ra cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trung tâm học tập, nghiên cứu nghiêm túc các nội dung của công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Về chính sách giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, đường lối đối mới giáo dục và đào tạo của đất nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; Các nội dung quy định trong Luật giáo dục Việt nam đã sửa đổi hiện hành; Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX (ban hành kèm theo quyết định số: 01/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình GDTX cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (ban hành kèm theo quyết định số: 02/2007/QĐ- BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Từ việc tuyên truyền giúp cho giáo viên luôn có ý thức vươn lên, có tinh thần cầu tiến, coi việc học, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tự khẳng định mình trong chuyên môn và cuộc sống là một nhu cầu không thể thiếu đối với người giáo viên, từ đó chủ động sắp xếp công việc, tự giác học tập, trau dồi đạo đức, lối sống là tấm gương để học sinh soi vào, đáp ứng sự phát triển của nhà trường và những chuẩn mực

xã hội, góp phần vào việc trồng người vì lợi ích trăm năm của đất nước theo lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”[3].

Giúp đội ngũ giáo viên tích cực tham gia các hoạt động xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong nhà trường, nghiêm túc trong công việc, với tấm lòng “tất cả vì học sinh thân yêu”

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên trong trường học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách, chế độ của Nhà nước mới ban hành có liên quan trực tiếp đến công việc, chế độ của giáo viên, đặc biệt là giáo viên các trường ngoài công lập. Tăng cường thông tin thời sự, tin tức trong và ngoài nước, trong đó chú trọng những nội dung có liên quan đến đội ngũ giáo viên, tuyên truyền nội dung các cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…là nhằm khẳng định vị trí quyết định của người thầy trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hôm nay để từ đó mỗi giáo viên nhận thấy được sự quan tâm của toàn xã hội đối với nghề nghiệp của họ và khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục.

Việc tuyên truyền có ảnh hưởng tới các cơ quan ban ngành, các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục thấy rõ nghĩa vụ thiêng liêng của đội ngũ giáo viên, những người đã cống hiến rất lớn cho sự nghiệp “trồng người” và đối với đội ngũ giáo viên thì xác định trách nhiệm vẻ vang của mình đối với sự nghiệp “trồng người”.

Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, các cuộc hội thảo khoa học bàn về vai trò, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên của trung tâm GDTX nhân các ngày lễ lớn trong năm như ngày 20/10; ngày 20/11, ngày 22/12,

ngày 3/2, ngày 8/3, ngày 26/3…, từ đó có những định hướng cho sự phát triển của trung tâm GDTX. nhằm làm cho cho toàn thể giáo viên; phụ huynh và học viên cũng như các cấp; các ban ngành địa phương nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn nữa về giáo dục nói chung và bản chất nghề giáo viên nói riêng – nghề giáo là nghề cao quí nhất.

Công tác tuyên truyền phải làm thường xuyên, liên tục về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên của trung tâm,dưới hình thức phổ biến trong các cuộc họp tổ chuyên môn, cuộc họp các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên…

Thực hiện kế hoạch từng bước, từng giai đoạn sao cho đảm bảo chất lượng hiệu quả, tổ chức kiểm tra đánh giá nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Phải có sự quan tâm, đồng thuận của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, từ đó họ trở thành những “tuyên truyền viên”, “cầu nối” trong việc giúp các lực lượng trong và ngoài nhà trường hiểu rõ hơn về trọng trách của ngành giáo dục và đội ngũ giáo viên đối với sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước trong giai đoạn mới.

Bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một tấm gương sáng trong cuộc sống, có tinh thần vì học sinh thân yêu và chất lượng giáo dục của trung tâm để từ đó mọi người thấy được sứ mệnh và sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo trong việc giáo dục học viên nhanh chóng trưởng thành, trở thành công dân tốt của nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78)