Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung tâm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 86)

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường. Tham gia công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; giúp cho giáo viên thuận lợi khi thực hiện chương trình mới, phương pháp giáo dục mới; có ý thức, kỹ năng, thói quen tự học, tự bồi dưỡng và thích ứng nhanh với những thay đổi, thách thức của thời đại, khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học, khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng tham gia các hoạt động khác của trung

tâm, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại các trung tâm góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong trung tâm và giúp giáo viên tự đánh giá khi họ hoàn thành công việc.

3.2.4.2.Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống cho cán bộ,giáo viên trung tâm cần hội tụ đủ các yếu tố: lập trường tư tưởng vững vàng theo quan điểm giáo dục của Đảng, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, mẫu mực, quảng giao, hiểu tâm lý học viên, vị tha, khiêm tốn, tận tuỵ, thực sự phải là một nhân cách chuẩn mực, làm gương và giáo dục thế hệ trẻ về đạo đức, thế giới khoa học, lý tưởng nghề nghiệp. Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, có ý thức xây dựng trung tâm GDTX , hiểu biết và tôn trọng pháp luật, năng động, sáng tạo, có tính kỷ luật và có trách nhiệm cao đối với công việc.

Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: nhằm nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hóa: bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn (trình độ thạc sĩ, sau đại học), nâng cao kiến thức chuyên ngành của đội ngũ giáo viên đảm bảo tính dân tộc, hiện đại và nhân văn trong vốn kiến thức của họ. Bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề, cập nhật kiến thức chuyên môn, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ, chuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiến thức về giáo dục học, tâm lí học …chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ.

Tăng cường bồi dưỡng về năng lực sư phạm như: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực sử dụng phương pháp dạy học; năng lực quản lí lớp học; năng lực kiểm tra đánh giá… Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục; tổ chức các hoạt động ngoại khoá, bổ trợ học tập, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục truyền thống cho học viên.

Đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa, ngoại ngữ, tin học. Muốn việc giáo dục có hiệu quả đối với học viên cần tìm hiểu truyền thống văn hóa, tập quán, nếp

sống, quan hệ gia đình, làng xã…Vì thực hiện công việc giáo dục học sinh phổ thông cần thực hiện trong ba môi trường giáo dục cụ thể (nhà trường, gia đình, xã hội), trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, trong nền văn hóa xác định, trong việc tiếp cận tài liệu trên các phương tiện truyền thông trong nước và trên thế giới trên mạng internet.

Bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học: cán bộ, giáo viên phải coi công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ của người giáo viên, tăng cường tổ chức nghiên cứu khoa học, đề tài cần tập trung và giải quyết những vấn đề bất cập của trung tâm như: công nghệ thông tin, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo...

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đạt được hiệu quả vào kế hoạch từng tháng, từng học kỳ nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; Tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng thêm về các lĩnh vực khác như: lý luận chính trị, kiến thức quản lý, quản trị kinh doanh, kiến thức pháp luật, bảo vệ môi trường, tệ nạn xã hội, kiến thức về văn hoá chung, về giá trị nhân văn.

Dựa vào thực trạng đội ngũ giáo viên và thống kê được số lượng giáo viên phải đào tạo lại, số lượng giáo viên phải được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, thời gian bồi dưỡng… Từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trung tâm nhằm thỏa mãn yêu cầu hiện tại và sự phát triển của trung tâm trong tương lai, vừa có tính thiết thực lại vừa có tính phát triển mới. Lựa chọn phương pháp đào tạo và bồi dưỡng thích hợp .

Bên cạnh việc xây dựng nội dung thích hợp, cần phải đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng giáo viên như: bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, tự học tập, tự bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tại trung tâm, tổ chức xêmina, hội thảo, hội giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài có hướng dẫn…

Nội dung bồi dưỡng ngắn hạn có thể là: Bồi dưỡng ngắn hạn bố trí theo các chuyên đề nhất định; Nội dung bồi dưỡng có tính thiết thực cho đội ngũ giáo viên; Bồi dưỡng kỹ năng dạy học, giáo dục và tri thức mới….

Bồi dưỡng, đào tạo dài hạn: Dựa trên cơ sở về nhu cầu số lượng, đối tượng và hình thức bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng - đào tạo dài hạn phải được xây dựng cho nhiều năm. Cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng loại. Ví dụ: Cán bộ quản lý trung tâm được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, chính trị, năng lực quản lý; Đội ngũ giáo viên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn - nghiệp vụ.

Hình thức tự học, tự bồi dưỡng cá nhân: Ban giám đốc yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà quản lý hướng dẫn giáo viên tự phân tích, đánh giá hoạt động sư phạm, tư vấn để giúp giáo viên tự tìm ra các vấn đề cần tập trung giải quyết. Vai trò của tác động quản lý thể hiện ở chỗ khẳng định hoặc bổ sung vào những ý kiến tự đánh giá của giáo viên và những vấn đề giáo viên tự lựa chọn. Cần định hướng cho giáo viên lựa chọn các vấn đề thiết thực với hoạt động tự bồi dưỡng. Tổ chức để giáo viên tự trình bày, chính thức hoá kế hoạch tự bồi dưỡng. tổ chức tốt các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên như: nhóm tự học, phân công theo dõi, giúp đỡ nhau trong nhóm bộ môn. Sắp xếp thời gian hợp lý để tự học tự bồi dưỡng, chủ động tìm đọc sách báo, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu cá thể hoá trong học tập, đáp ứng được sự cập nhật kiến thức, rèn luyện ý thức vươn lên. Tự học, tự bồi dưỡng là hình thức chủ đạo mà người cán bộ quản lý phải quan tâm đến và có kế hoạch, yêu cầu cụ thể đối với từng giáo viên.

Bồi dưỡng thường xuyên: Cử giáo viên giỏi tham gia các lớp tập huấn để tiếp cận thông tin mới, kiến thức mới nhằm cải tiến những bài giảng không

còn phù hợp, đổi mới phương tiện và phương pháp dạy học. Sau đó tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tại trung tâm.

Bồi dưỡng theo chu kỳ nhất định hằng tháng, hằng quý, hằng năm, chẳng hạn như: bồi dưỡng tại trung tâm, tổ chức hội thảo, hội giảng cấp trung tâm, cho giáo viên đi thăm quan thực tế, học tập trao đổi kinh nghiệm với các trung tâm cùng khối.

Thành lập hội đồng đánh giá các nghiên cứu khoa học tại trung tâm, tổ chức nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài khoa học hoặc làm đồ dùng dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy những sáng kiến kinh nghiệm.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tài liệu; cách thực hiện phải cụ thể sát với thực tế tại trung tâm và tại địa phương. Trên cơ sở đó, mới có thể thực hiện được vì có liên quan đến kinh phí tổ chức, cơ sở vật chất - thiết bị và con người phục vụ công tác bồi dưỡng.

Lãnh đạo trung tâm phải quan tâm sâu sát đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng, chế độ chính sách và điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Đối với giáo viên phải coi đó là nhu cầu và có sự tự nguyện, tự giác có như thế mới đạt hiệu quả cao.

Cần đầu tư kinh phí để hỗ trợ công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên như: kinh phí đi lại, ăn ở, mua tài liệu cho giáo viên; khen thưởng đột xuất nếu giáo viên đạt kết quả xuất sắc trong đợt bồi dưỡng và coi đây là nguồn đầu tư cho phát triển.

Cung cấp đầy đủ tài liệu để giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu để thực hiện tốt việc đánh giá và xếp loại giáo viên dựa trên các tiêu chí của tài liệu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ GD&ĐT; Thực hiện đúng việc hướng dẫn giáo viên trong thời gian tập sự dự giờ đủ 2 tiết/tuần và bắt buộc mỗi giáo viên phải dự giờ hoặc thao giảng tăng thêm.

Mỗi giáo viên phải xác định công tác bồi dưỡng cho bản thân là xuất phát từ “học trong nhà trường, học ngoài xã hội và tự học” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp học viên nâng cao dân trí…

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)