Sự phát triển về giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 44)

Chất lượng giáo dục toàn diện đã có những chuyển biến tích cực, công tác phát triển quy mô trường lớp được chú trọng, toàn huyện có tổng số 65 trường với 12.366 học sinh. Giáo dục Mầm non có 13 trường (tăng 3 trường so với năm học trước) gồm 15 lớp với tổng số 2.621 học sinh; Giáo dục Tiểu học có 27 trường, 269 lớp học với 3.740 học sinh; Giáo dục trung học cơ sở (THCS) có 22 trường, 161 lớp học với 3.380 học sinh; Giáo dục trung học phổ thông (THPT) gồm có 03 trường ( 02 trường THPT và 01 Trung tâm GDTX) với 2.625 học sinh. Duy trì tỉ lệ học sinh đi học ở cấp tiểu học đạt 100%, phổ cập THCS đạt 99%; tỉ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến trường đạt 26%, từ 3-5 tuổi đạt 97%; Tốt nghiệp lớp 9 đạt 99,2%, tốt nghiệp THPT đạt 96%, Bổ túc THPT đạt 72,56%. Tiếp tục duy trì phổ cập GDTH đúng độ tuổi năm 2011 và duy trì chuẩn phổ cập THCS ở 24/24 xã, thị trấn.

Mục tiêu giáo dục và đào tạo: Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở; giữ vững tỉ lệ tốt nghiệp và chất lượng giáo dục trung học. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học, nhà công vụ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng dạy học.

2.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

2.2.1. Sơ lược tóm tắt lịch sử ra đời và phát triển của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Trung tâm GDTX huyện Văn Quan được thành lập theo quyết định số 167/QĐ-TC ngày 19/8/1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn Địa điểm tại: Phố Tân Xuân - Thị trấn Văn Quan. Tổng diện tích trung tâm trên 5000m2, năm mới thành lập trung tâm chỉ có 02 lớp gồm: 01 lớp 9 THCS, 01

lớp 10 cấp THPT, tổng số 60 học viên; Cán bộ quản lý: 01 ( Phó Giám đốc) Giáo viên: 02, Nhân viên: 01, số giáo viên còn lại đều thỉnh giảng với THPT trên địa bàn. Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển, qua các năm học cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên được tăng cường, củng cố và phát triển, số lượng học viên đều tăng qua các năm học, cho đến nay trung tâm đã có đầy đủ cán bộ quản lý gồm 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc, 21 giáo viên dạy các bộ môn văn hoá, 04 nhân viên. Từ khi thành lập trung tâm đã đào tạo được nhiều học viên ra trường, góp phần nâng cao dân trí của địa phương, nhiều học viên đang công tác tại các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương cũng như ở khắp mọi miền trên Tổ quốc. Tỉ lệ thi tốt nghiệp lớp 12 nhiều năm đạt trên 80%, kết quả hai mặt giáo dục năm sau tăng hơn so với năm trước, liên tục qua các năm trung tâm đều đạt cơ quan văn hoá, cơ quan an toàn... trong các năm học liên tiếp 2010 - 2011, 2011-2012, 2012 - 2013 trung tâm đều đạt trung tâm tiên tiến cấp ngành, trung tâm và các tổ chức đoàn thể, nhiều cá nhân được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp, những năm gần đây trung tâm đã có học sinh thi đỗ thẳng vào các trường đại học, cao đẳng chính quy.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

2.2.2.1. Chức năng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan

Trung tâm GDTX Văn Quan là cơ sở giáo dục không chính quy giảng dạy văn hóa, nghề phổ thông và nhiều loại hình đào tạo phục vụ học tập và nghề nghiệp cho học viên và nhân dân.

2.2.2.2. Nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan

Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục như:

Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.

Tuyển sinh và quản lý học viên; Đào tạo nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện các chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng trình độ học vấn cho học viên

2.2.3. Tổ chức bộ máy của Trung tâm Giáo dục thường xuyện huyện Văn Quan năm học 2012-2013

* Ban giám đốc: gồm có 02 đ/c Giám đốc - Phụ trách chung

Phó giám đốc - Phụ trách chuyên môn

* Chi bộ Đảng: Trung tâm có 01 chi bộ trực thuộc khối cơ quan huyện ủy Văn Quan, tổng số đảng viên trong chi bộ gồm 06 đảng viên, các đồng chí đảng viên đều đảm trách các công việc của chính quyền, chuyên môn và đoàn thể.

* Các tổ chức đoàn thể: Trung tâm gồm có các tổ chức: - Tổ chức công đoàn gồm 26 đoàn viên

- Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ( BCH gồm 03 Đ/C)

* Các tổ chuyên môn:

- Tổ khoa học tự nhiên (Gồm các môn: Toán, Lý, hóa, Sinh, Tin học) - Tổ khoa học xã hội (Gồm các môn: Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ)

- Tổ hành chính (Gồm: 01 Kế toán, 01 Thư viện, 01 Bảo vệ, 01 Phục vụ)

PHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ TỰ NHIÊN TỔ XÃ HỘI TỔ HÀNH CHÍNH

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 2.2.4. Quy mô, chất lượng đào tạo của trung tâm GDTX Văn Quan

2.2.4.1. Các loại hình đào tạo tại trung tâm GDTX Văn Quan

Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực phục vụ cho sự phát triển của huyện Văn Quan nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung, ngoài việc giảng dạy văn hóa trung tâm GDTX Văn Quan đã mở rộng nhiều loại hình đào tạo như: Dạy nghề phổ thông (nghề điện dân dụng, tin học, ngoại ngữ, trung cấp Thú y…) với số học viên ngày càng tăng.

Tổ chức và liên kết đào tạo nghề với Sở Lao động thương binh - Xã hội tỉnh Lạng Sơn, trường trung tâm cấp nghề Việt Đức tỉnh Lạng Sơn, trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc mở các chương trình đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, đối tượng khu vực 3 của huyện, đào tạo các lớp lái xe mô tô hạng A1, lái xe ô tô hạng B1, B2....Đặc biệt từ năm học 2012-2013 để đáp ứng nhiệm vụ phổ cập Giáo dục Mầm non của huyện nhà, trung tâm đã phối hợp với trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn mở được 02 lớp Trung cấp mầm non đặt tại trung tâm với tổng số 104 học viên.

Bảng 2.1. Số liệu học viên học theo các loại hình đào tạo khác năm học 2008 – 2009 đến nay tại trung tâm GDTX Văn Quan

Năm học

Các loại hình đào tạo

Điện Tin học Ngoại ngữ Trung cấp Thú y Trung cấp Mầm non 2009 - 2010 85 198 25 2010 - 2011 98 214 51 2011 - 2012 128 242 62 50 54 2012 - 2013 131 258 75 62 50

(Nguồn: Số liệu tổng hợp tổ hành chính TTGDTX Văn Quan)

2.2.4.2. Qui mô trường lớp khối THPT tại trung tâm GDTX huyện Văn Quan:

So với ngày đầu mới thành lập (năm 1997) đến những năm học gần đây, số lớp học hệ THPT tại trung tâm tăng lên đáng kể và ngày càng thu hút đông đảo học viên ở các xã trong huyện đến tham gia học tập do trung tâm được bố trí tương đối phù hợp với sự phân bố dân cư, đảm bảo cự ly thuận lợi cho việc đi lại học tập của con em địa phương, nhất là khi điều kiện kinh tế của các gia đình còn nhiều khó khăn phương tiện cá nhân còn hạn chế (địa bàn cách xa nhất khoảng trên 25km); Trung tâm GDTX được thành lập đã phần nào đáp ứng nhu cầu lớn về học tập của nhân dân, giúp cho con em nhân dân trong vùng có cơ hội tham gia học tập để nâng cao trình độ, kiến thức.

Bảng 2.2. Qui mô phát triển về số lớp học (từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012 – 2013) tại trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Năm học Số lớp Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tổng số HV

2009-2010 07 03 02 02 398

2010- 2011 07 02 03 02 357

2011 – 2012 10 05 02 03 397

2012 - 2013 10 04 04 02 356

(Nguồn: Thống kê của tổ hành chính trung tâm GDTX Văn Quan)

Qua số liệu trên, chúng ta dễ nhận thấy số lớp, số học viên của trung tâm phát triển ổn định và có chiều hướng phát triển so với năm học trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt đề án 910 về việc mở các lớp bổ túc THPT tại xã và cụm xã. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ giáo viên/lớp cũng sẽ tăng lên. Đây là vấn đề đang được các trung tâm quan tâm, chú trọng trong việc tìm kiếm những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình phát triển của trung tâm và địa phương, thông qua công tác xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên… để vừa đáp ứng được nhu cầu học tập của học viên trên địa bàn, vừa đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trung tâm GDTX trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên những năm gần đây tỉ lệ học sinh bỏ học tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như đời sống của một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế; Một số học sinh bỏ học sang biên giới Trung Quốc để làm thuê kiếm tiền, mặt khác chương trình và sách giáo khoa, hình thức

kiểm tra, đánh giá mới cũng gây không ít khó khăn cho học sinh khi thay đổi thói quen học tập, dẫn đến nhiều học sinh không theo kịp. Bên cạnh đó, một số học sinh bị ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, thích cuộc sống thực dụng hơn là chú tâm vào học tập văn hóa để lập thân, lập nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của trung tâm trong việc tìm ra các biện pháp để giảm thiểu học sinh bỏ học nhiều, chất lượng giáo dục thấp, tỉ lệ tốt nghiệp không cao…

Bảng 2.3. Thống kê số học sinh bỏ học của trung tâm GDTX huyện Văn Quan từ năm học 2009– 2010 đến học năm học 2012 - 2013

Năm học Số lƣợng Tỉ lệ %

2009 – 2010 40 0,9

2010 – 2011 23 6,44

2011- 2012 59 14,35

2012 - 2013 75 21,0

(Nguồn số liệu: Phòng hành chính tổng hợp trung tâm GDTX Văn Quan)

2.2.5. Chất lượng đào tạo của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Với sự quan tâm của các cấp, các ngành trung tâm GDTX huyện Văn Quan đã chủ động xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị sớm chuẩn bị các điều kiện phục vụ triển khai nhiệm vụ năm học. Do đó, cùng với nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của đội ngũ giáo viên và tinh thần hiếu học của học sinh, trong những năm qua trung tâm đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Cụ thể kết quả xếp loại hai mặt của học sinh trong những năm học 2009 - 2010, 2010 – 2011, 2011- 2012 và 2012 – 2013 như sau:

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2012 – 2013

Năm học TS học sinh Xếp loại học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2009 - 2010 356 0 0 16 4,5 223 62,6 117 32,9 0 0 2010 -2011 334 0 0 18 5,4 240 71,9 76 22,7 0 0 2011 -2012 338 0 0 27 8,0 277 82,0 34 10,0 0 2012 -2013 281 0 0 23 8,2 234 83,2 24 8,5 0 (Nguồn số liệu : Thống kê của tổ hành chính tại trung tâm GDTX Văn Quan)

4,5 5,4 8 8,2 82 83,2 22,7 10 8,5 62,6 71,9 32,9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Khá TB Yếu

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện kết quả xếp loại học lực của học viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2012 – 2013

Bảng 2.5. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2012 – 2013

Năm học TS học sinh Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Không XL SL % SL % SL % SL % SL % 2009-2010 356 162 45,5 146 41 35 9,8 10 2,8 3 0,9 2010-2011 334 172 51,5 120 35,9 40 12 1 0,3 1 0,3 2011-2012 338 147 43,5 136 40,2 52 15,4 2 0,6 1 0,3 2012-2013 281 127 45,2 108 38,4 37 13,2 0 9 3,2

(Nguồn số liệu: Thống kê của tổ hành chính tại trung tâm GDTX Văn Quan)

51,5 43,5 45,2 0,3 0,6 3,2 45,5 40.2 35,9 41 38,4 12 9,8 15,4 13,2 2,8 0,3 0,3 0,9 0 10 20 30 40 50 60 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013

Tốt Khá TB Yếu Không xếp loại

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trung tâm GDTX huyện Văn Quan từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2012 – 2013

Từ số liệu các bảng 2.4 và 2.5 cho thấy: Chất lượng giáo dục của trung tâm là tương đối ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá; xếp loại học lực

khá tăng hơn (tuy nhiên cho đến nay trung tâm chưa có học sinh xếp loại học lực giỏi toàn diện), số học sinh xếp loại học lực yếu và kém giảm từ 32,9% năm học 2009 - 2010 xuống còn 8,5% vào năm học 2010- 2011, số học giỏi bộ môn cấp tỉnh được duy trì trong 3 năm liên tục ( các năm học 2010 -2011, 2011-2012, 2012 - 2013 đối với các môn Địa lí, Lịch sử, đặc biệt năm 2011- 2012 trung tâm có học sinh đạt 01 giải Nhì, 01 giải Ba môn Địa lí, 01 giải Ba môn Lịch sử và một số giải khuyến khích khác); Trung tâm vẫn còn có học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm. Như vậy, mặc dù được đầu tư, được sự quan tâm của toàn xã hội đối với trung tâm nhưng chất lượng giáo dục đang có hiện tượng đứng lại, chất lượng đào tạo mũi nhọn còn yếu, tỷ lệ đỗ Đại học và Cao đẳng không cao…. vấn đề này rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành nói chung và ngành giáo dục nói riêng, nhưng trước hết trung tâm cần đánh giá, rà soát lại chất lượng đội ngũ giáo viên tìm ra những bất cập trong quá trình dạy và học.

2.2.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Kể từ khi thành lập ( năm 1997), trung tâm có trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – Trung học cơ sở của huyện Văn Quan còn ở chung tại khuôn viên nên cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn, trang thiết bị dạy học thiếu

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)