Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá xếp loại đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 93)

THPT tại trung tâm GDTX

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công việc của giáo viên sẽ giúp trung tâm có cơ sở để tiến hành kiểm tra các chuyển, cải tiến cơ cấu tổ chức …Từ việc thường xuyên đánh giá năng lực làm việc, Ban giám đốc có thể điều chỉnh việc phân công giáo viên cho phù hợp, phát hiện và làm bộc lộ những tiềm năng trong họ, giúp họ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó cũng nhận được thông tin phản hồi của giáo viên về phương pháp quản lí, các chế

độ, chính sách của trung tâm, tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.

Việc kiểm tra đánh giá, xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ giúp cho giáo viên thấy được thực trạng về chuyên môn - nghiệp vụ của mình so với yêu cầu, so với chuẩn giáo viên của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, từ đó là động cơ cho đội ngũ giáo viên phải cố gắng vươn lên thường xuyên, toàn diện tạo ra sự chuyển biến thực chất chất lượng giáo dục.

Trên cơ sở đánh giá, xếp loại đúng chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ của giáo viên giúp cho các cấp quản lý giáo dục có hướng bố trí, sử dụng, bồi dưỡng hoặc giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Về phẩm chất đạo đức: kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương nơi cư trú; Việc thực hiện tốt nội qui, qui định của trung tâm về các hoạt động như trang phục đến trường, không hút thuốc trong giờ dạy, tham gia an toàn giao thông, không tham gia vào các tệ nạn xã hội… Về mối quan hệ với đồng nghiệp, với học viên và phụ huynh cũng như quần chúng địa phương nơi cư trú; Ý thức chấp hành tốt kỷ luật lao động (không bỏ giờ, bỏ tiết, không vào lớp muộn, ra lớp sớm, tham gia các hoạt động chung của trung tâm …)

Kiểm tra hoạt động giảng dạy để đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua dự giờ theo kế hoạch và đột xuất, công việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên như chuẩn bị giáo án, phương tiện giảng dạy, tâm thế dạy...

Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn như: việc thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục bổ túc trung học phổ thông, thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; các yêu cầu về soạn bài theo qui định, nhất là cập nhật hóa các thông tin kiến thức trong giáo án giảng dạy; Kiểm tra việc thực hiện các qui chế, qui định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và trung tâm về đánh giá

kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; số bài kiểm tra, chấm bài, trả bài; sử dụng đồ dùng dạy học; thực hiện các tiết thực hành…Kiểm tra hồ ss[ chuyên môn như: sổ điểm cá nhân, sổ đầu bài, sổ báo giảng, sổ hội họp, sổ dự giờ...

Kiểm tra chất lượng giờ dạy, chất lượng các hoạt động giáo dục qua việc thăm lớp dự giờ, qua việc khảo sát học viên hoặc kiểm tra các bài kiểm tra của học viên, có thể đánh giá được chất lượng giờ dạy của giáo viên và chất lượng giáo dục khác của trung tâm GDTX.

Kiểm tra đánh giá, phân loại giáo viên. Công tác kiểm tra toàn diện trung tâm GDTX và các hoạt động sư phạm của giáo viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Lạng Sơn nhằm đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, phải có căn cứ bố trí lại những giáo viên không đáp ứng được với yêu cầu của chương trình đào tạo. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm mục tiêu đào tạo, giúp đỡ giáo viên phát triển năng lực của mình. Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại sau kiểm tra để sử dụng đội ngũ, kết quả kiểm tra nó phản ánh đội ngũ cho ta thấy được những khả năng nổi trội và những hạn chế của từng giáo viên. Sử dụng kết quả của kiểm tra để điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Qua kiểm tra ta có thể thấy được mức độ hoàn thành công việc, ta có thể thấy được kết quả của các hoạt động giáo dục. Từ đó mà đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời để điều chỉnh các hoạt động giáo dục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và có thể tránh được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì; các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, công tác tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn…của tổ chuyên môn, trung tâm, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT và các tổ chức khác có liên quan.

Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác như: công tác chủ nhiệm (quản lí học viên, tổ chức giờ sinh hoạt, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, học

bạ…thực hiện mọi qui định nghiêm túc, đúng hạn qui định); Công tác Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, thanh tra nhân dân, công tác xã hội…

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học Ban giám đốc chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hằng năm dựa trên kế hoạch tổng thể các chương trình, hoạt động của trung tâm; Ban giám đốc ra quyết định thành lập tổ kiểm tra nội bộ và tổ này phải thường xuyên báo cáo với Chi bộ, Ban giám đốc về những nội dung thực hiện để có những tác động kịp thời nhằm làm cho các hoạt động đi đúng theo mục tiêu dự định.

Tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản của Nhà nước, của ngành và qui định, qui chế của trung tâm về nhiệm vụ, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra thông qua họp cơ quan, họp tổ chuyên môn để giáo viên tìm hiểu, góp ý các văn bản này.

Cụ thể hóa những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, đưa vào nội dung thi đua và Nghị quyết của hội nghị cán bộ công chức đầu năm, các tiêu chí được qui bằng điểm làm sao bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức, tính hợp lí và phù hợp với tình hình thực tế tại các nhà trường THPT ngoài công lập và phổ biến đến từng người để mỗi giáo viên dựa vào đó phấn đấu thực hiện.

Kết luận của mỗi lần kiểm tra, đánh giá phải được công khai để từ đó các tổ chức, đoàn thể rút kinh nghiệm để mỗi giáo viên tự điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy. Kết luận của kiểm tra, đánh giá phải chính xác, công bằng, minh bạch và dựa trên cơ sở khoa học và số liệu phải xuất phát từ điều tra thực tế. Trên cơ sở đó, xác định nội dung, yêu cầu bồi dưỡng đối với từng giáo viên để phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế.

Sau khi có kết quả thanh tra, đánh giá cần khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào như giảng dạy và các hoạt động

xã hội khác trong nhà trường, nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện tốt qui chế chuyên môn, đảm bảo ngày công và thực hiện tốt nội qui nề nếp của nhà trường đồng thời thúc đẩy tạo động lực để các thành viên thấy được những nỗ lực của bản thân được mọi người ghi nhận và vì vậy họ ngày càng phấn đấu hơn để đáp lại lòng tin yêu của mọi người, của tổ chức..

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Phải có sự nhất quán trong lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường đối với công tác đánh giá, kiểm tra và sự phối kết hợp của người kiểm tra và người được kiểm tra.

Các phòng ban chuyên môn Sở GD&ĐT và phòng chức năng cơ quan Sở phải cung cấp các văn bản pháp lí của Nhà nước có liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá; được phổ biến rộng rãi đến với tất cả giáo viên trước khi thực hiện công tác này và khi thực hiện công tác đánh giá, kiểm tra phải khoa học, đồng bộ, công khai dân chủ.

Ban kiểm tra nội bộ phải có năng lực và uy tín, tránh tình trạng nể nang, ngại đụng chạm dẫn đến “dĩ hòa vi quí” hoặc “nhẹ tay”. Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và dân chủ. Đảm bảo ổn định về nề nếp kiểm tra, đánh giá làm đúng theo các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá. Có nguồn kinh phí dành cho việc thực hiện kiểm tra, đánh giá và khen thưởng những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như người làm công tác kiểm tra đánh giá và xem nội dung kiểm tra, đánh giá là một tiêu chí bình xét thi đua trong nhà trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, Phòng giáo dục thường xuyên xây dựng cụ thể hoá nội dung, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên, chỉ đạo trung tâm thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và xếp loại giáo viên hàng năm. Các trung tâm cũng cần cụ thể hoá các nội dung kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên trong từng học kỳ và cả năm học.

Tóm lại, với thực trạng đội ngũ giáo viên THPT tại trung tâm GDTX huyện Văn Quan còn nhiều bất cập như hiện nay, để khắc phục những hạn chế tồn tại như đã nêu trong phần thực trạng, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp, mỗi biện pháp nêu trên là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống biện pháp, nó có quan hệ với nhau, tương tác và bổ trợ lẫn nhau, kết quả của biện pháp này là điều kiện thành công của biện pháp kia. Vì vậy, trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên phải tiến hành đồng bộ tất cả các biện pháp mới đem lại kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng điều kiện và khả năng của mỗi trường cũng như nhu cầu của đội ngũ giáo viên có thể lựa chọn thứ tự ưu tiên biện pháp để thực hiện

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 93)