2.5.1. Điểm mạnh
Về công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng CM: HT đã thực hiện tốt
công tác bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các TCM. Công tác bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó CM được thực hiện theo các quy trình chặt chẽ, khoa học.
Về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM: HT đã
thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và GV về công tác xây dựng kế hoạch của TCM, nhóm CM và các cá nhân. Các kế hoạch đều có mẫu hướng dẫn thực chung, đảm bảo sự thống nhất trong nhà trường.
Về công tác quản lý hoạt động dạy học: Nhà trường đã thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ CM của GV. Công tác kiểm tra hồ sơ CM được thực hiện có hiệu quả, có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Công tác quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng được tiến hành theo kế hoạch và quyết định thực hiện theo từng tháng.
Về công tác quản lý đổi mới PPDH đối với TCM: Công tác đổi mới PPDH đối với TCM được thể hiện rõ nhất qua các kỳ hội giảng, thao giảng, sinh hoạt CM của các trường trong cụm CM. HT đã có những quan tâm nhất định đến việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho Gv về lý luận, kiến thức kỹ năng của việc đổi mới PPDH.
Về quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM: TCM thực hiện nghiêm túc
công tác quản lý hồ sơ CM của GV, việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch DH, kế hoạch GD, công tác kiểm tra đánh giá cho điểm của TCM. Bên cạnh đó, công tác quản lý dự giờ, hội giảng, thao giảng được TCM thực hiện có hiệu quả và có chất lượng.
2.6.2. Điểm yếu
Về công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng CM: HT chưa xây dựng
được kế hoạch quy hoạch dự nguồn các tổ trưởng, tổ phó dài hạn có đủ số lượng và chất lượng. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó và các đối tượng dự nguồn cho tổ trưởng, tổ phó CM.
Về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM: Công tác
xây dựng kế hoạch của TCM còn mang nặng hình thức, đối phó, các chỉ tiêu xây dựng còn chưa sát với thực tế. Công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của TCM và tổ viên trong năm học chưa được thực có hiệu quả.
Về công tác quản lý hoạt động dạy học: Các TCM chưa có được sự thống nhất về các mục tiêu cơ bản của các bài, chương bài. Nhận thức của GV về đổi mới PPDH còn nhiều hạn chế. Công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu thực hiện theo các chuyên đề của Sở, nhà trường chưa có những chuyên đề bồi dưỡng riêng. Công tác quản lý giờ dạy của GV chưa chặt chẽ, vẫn còn có hiện tượng GV ra sớm vào muộn. Công tác bố trí giờ dạy của GV nghỉ hay đi công tác chưa kịp thời.
Về công tác quản lý đổi mới PPDH đối với TCM: Công tác thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường chưa có chuyển biến rõ nét. Chưa có kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH dài hạn, chưa xây dựng được các điển hình về đổi mới PPDH và nhân rộng các điển hình.
Về quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM: Hoạt động sinh hoạt của
TCM đã có nhiều những điểm tích cực, hiệu quả nhưng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác bồi dưỡng giúp đỡ GV trong TCM còn chưa có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong TCM. Công tác sinh hoạt của TCM về thảo luận các chuyên đề bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu chưa có hiệu quả rõ nét có tác dụng làm chuyển biến chất lượng DH. Hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và hướng dẫn HS thực hiện nghiên cứu khoa học chưa có tác dụng thiết thực đối với công tác dạy và học của nhà trường.
2.6.3. Thời cơ
Đất nước ta đã mở cửa và hội nhập với quốc tế ngày càng sâu rộng. Trên con đường mở rộng và hội nhập quốc tế đó chúng ta có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp nhiều những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Để đáp ứng được các yêu cầu phát triển đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những quyết sách để phát triển đất nước trong đó những quyết sách về phát triển GD&ĐT coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Ngành GD&ĐT đang có những đổi mới căn bản, toàn diện để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Ngành GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn có những tăng cường chỉ đạo về đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng GD tập trung vào việc thực hiện quản lý tốt, dạy tốt, học tốt. Bên cạnh đó nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện sứ mệnh của mình.
Công tác xã hội hoá GD đã được quan tâm nhiều hơn. Sự quan tâm ủng hộ, đặc biệt là sự thay đổi về nhận thức của nhân dân, của phụ huynh HS về
công tác GD, là những thời cơ thuận lợi để nhà trường có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
2.6.4. Thách thức
Yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, PPDH của ngành GD trong thời kỳ mới đòi hỏi thay đổi phương thức quản lý nhà trường mới phù hợp. Yêu cầu về bồi dưỡng để nâng cao trình độ và kỹ năng quản lý của người quản lý.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, yêu cầu của ngành GD cũng là một thách thức đối với nhà trường trong vấn đề ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường.
Quản lý theo xu hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá hiện nay đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thì mới đảm bảo cho yêu cầu phát triển.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành, chúng tôi thấy quản lý hoạt động TCM của nhà trường đã có nhiều những mặt mạnh, ưu điểm nhà trường đã làm được. Nhà trường đã có một số biện pháp quản lý hoạt động TCM thực hiện có hiệu quả cần được tiếp tục, phát huy. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều những điểm hạn chế, mặt yếu, chưa làm được. Đó năng lực quản lý của đội ngũ tổ trưởng, tổ phó CM; công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch; quản lý hoạt động dạy học; quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM. Trên cơ sở thực tiễn đó trên, cần có những biện pháp tăng cường quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành để tiếp tục đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới, theo định hướng phát triển chiến lược đã xây dựng.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH
TỈNH LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Các định hƣớng phát triển giáo dục trung học phổ thông từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo
3.1.1. Chiến lược phát triển trung học phổ thông của tỉnh Lạng Sơn
Để thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XI đối với GD&ĐT; để phát huy những kết quả đã đạt được; khắc phục những khó khăn, hạn chế; nâng cao một bước chất lượng giáo dục phổ thông; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã Ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 11 tháng 3 năm 2011 về “Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015”.
Sở GD&ĐT Lạng Sơn xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 11 tháng 3 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy như sau:
Mục tiêu
Nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS ở các cấp học; tăng tỷ HS khá, giỏi và giảm tỷ lệ HS yếu, kém; tăng cường công tác GD đạo đức, lối sống cho HS; đưa chất lượng GD của tỉnh đạt ở mức trung bình khá của cả nước vào năm 2015.
Cụ thể đối với các cấp học: - Cấp Tiểu học:
Huy động trên 99,7% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 80 % học sinh tiểu học (từ lớp 3 trở lên) được học ngoại ngữ; trên 70% học sinh được học 2 buổi/ngày.
Chất lượng: Trên 35% học lực giỏi môn tiếng Việt; trên 45% học lực giỏi môn toán và trên 28 % học lực giỏi văn hóa; trên 99 % hạnh kiểm “thực hiện đầy đủ”; trên 70% trường đạt mức chất lượng tối thiểu.
Huy động trên 99% HS hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 100% HS được học giáo dục hướng nghiệp và tin học.
Chất lượng: Trên 10% HS xếp loại học lực giỏi; trên 35% HS xếp loại khá, giảm tỷ lệ HS có học lực yếu xuống dưới 4%; trên 95% học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu dưới 0,1%.
- Trung học phổ thông:
Thu hút trên 80% GD tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT; 100% học sinh THPT được giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề.
Chất lượng: Trên 3% học lực giỏi; trên 30% học lực khá, số học sinh yếu giảm xuống dưới 6%; có trên 95% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; trên 12% học sinh tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi; trên 30% học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; trên 50% học sinh dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực đạt giải.
Nhiệm vụ trọng tâm
1. Tăng cường công tác tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, trong học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục. 3. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. 4. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học.
5. Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục nhân cách học sinh. 6. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống trường lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, từng bước hiện đại.
9. Gắn việc thực hiện các mục tiêu về phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
10. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, thi đua, khen thưởng. 11. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.[34]
3.1.2. Chiến lược phát triển của trường Trung học phổ thông Đồng Bành
Đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao về hưởng thụ GD của xã hội, từng bước để HS của trường có khả năng tiếp cận với các trường có chất lượng trong tỉnh.
Chuẩn hóa, hiện đại hóa về các hoạt động: tổ chức và quản lý trường học, cơ sở vật chất và đội ngũ CBQL, GV, nhằm tạo ra môi trường GD tương đối đồng đều giữa các địa bàn, tạo cơ hội bình đẳng về điều kiện học tập cho mọi trẻ em ở các vùng khác nhau, khắc phục khoảng cách chênh lệch về chất lượng GD giữa vùng thị trấn và nông thôn.
Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự kỷ cương trường học. Đổi mới nội dung chương trình, PPDH, dần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD.
Thực hiện quy hoạch sắp xếp đội ngũ CBQL, GV theo quy định, đảm bảo về số lượng, cơ cấu bộ môn, chất lượng theo hướng ổn định, tiêu chuẩn hóa.
Xây dựng trường THPT đạt chuẩn trên địa bàn là yêu cầu tất yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho con em được theo học ở môi trường tốt, có đủ điều kiện phát triển góp phần trong công cuộc nâng cao dân trí cho địa phương.
* Lộ trình phấn đấu:
Đánh giá cụ thể, chi tiết thực trạng của nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp để đạt các tiêu chuẩn của trường THPT đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn mới.
Nhà trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. Muốn vậy các tiêu chuẩn cần đạt cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: Phấn đấu đạt vào năm học 2013- 2014
Có 5 tiêu chí, trường đã đạt 4 tiêu chí (tiêu chí 4 chưa đạt do chưa thành
lập được Hội đồng trường). Tiêu chí 4 phấn đấu đạt và năm học 2013 – 2014.
- Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Phấn đấu đạt vào năm 2014 - 2015
Có 3 tiêu chí trường đạt 2 (tiêu chí 2 chưa đạt do chưa đạt 100% giáo
viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên). Nhà trường sẽ tích bồi dưỡng giáo
viên đạt chuẩn nghề nghiệp 100% từ khá trở lên vào năm học 2013 – 2014. - Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục: Phấn đấu đạt vào năm học 2014 - 2015. Có 5 tiêu chí, trường đạt 4 (tiêu chí 2 chưa đạt do học lực yếu trên 5%). Phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh yếu xuống dưới 5% và không có học sinh học kém.
- Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị: Phấn đấu đạt tiêu chuẩn này sẽ đạt vào cuối năm 2014 - 2015.
Xây dựng phòng truyền thống trong năm học 2014 - 2015. - Tiêu chuẩn 5 - Công tác xã hội hoá giáo dục:
Tiêu chuẩn này trường đã đạt. Tuy nhiên Trường cần duy trì, làm tốt hơn công tác tham mưu, phối hợp để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Nhà trường phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. [40]
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý
3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ được thể hiện qua vai trò quản lý của HT trong công tác quản lý hoạt động TCM. Để quản lý hoạt động TCM có hiệu quả thì HT cần vận dụng đầy đủ các chức năng quản lý, huy động mọi nguồn lực, các đối tượng cùng tham gia vào công tác quản lý. Vận dụng nguyên tắc tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất quản lý trong nhà trường tạo sự đồng thuận cùng hướng tới mục tiêu chung.
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đưa ra phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh, những điểm mới của hoạt động TCM và công tác quản lý
bổ sung phát triển công tác quản lý hoàn thiện hơn; khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý hoạt động TCM nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới.
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của HT một cách thuận lợi, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của HT.
Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh ngày càng hoàn thiện.
3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp đề ra phải có hiệu quả cao vừa đáp ứng được mục tiêu trước mắt vừa phải đáp ứng được lâu dài. Các biện pháp đảm bảo hiệu quả trong từng giai đoạn đối với sự đổi mới của GD hiện nay.
3.3. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn
3.3.1. Quy hoạch tổ chuyên môn theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động chuyên môn hiệu quả trong hoạt động chuyên môn