Thực trạng quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn (Trang 62)

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 (1) Quản lý lao động của đội ngũ

giáo viên 0 5 8 18 17 3,98

2 (2) Quản lý hồ sơ của TCM 0 0 7 25 16 4,19

3

(3) Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

0 3 10 22 13 3,94

4 (4) Quản lý việc kèm cặp, bồi dưỡng

của các thành viên TCM 13 9 8 11 7 2,79

5

(5). Quản lý công tác sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém

8 13 9 12 6 2,90

6 (6). Quản lý việc kiểm tra đánh giá

cho điểm của TCM 0 7 9 15 17 3,88

7

(7) Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh

7 8 19 14 0 2,83

8 (8) Quản lý hoạt động dự giờ, thao

giảng, hội giảng 0 0 8 17 23 4,31

9 (9) Quản lý việc học tập của TCM

Từ bảng đánh giá quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM cho thấy việc quản lý hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng của TCM được đánh giá với điểm trung bình cao nhất. Nguyên nhân là do hoạt động này được xây dựng kế hoạch chi tiết từ triển khai của nhà trường đến TCM, có thể lệ, yêu cầu thực hiện, hướng dẫn và dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động này. Việc tổ chức hội giảng, thao giảng của TCM được tiến hành riêng đồng loạt với tất cả các TCM, không bị đan xen với các hoạt động GD khác và bố trí thời gian đủ để rút kinh nghiệm, đánh giá giờ dạy.

Hoạt động quản lý hồ sơ CM của TCM được cán bộ quản lý và GV đánh giá với số điểm cao thứ hai 4,19 điểm. Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo TCM kiểm tra hồ sơ CM của GV và TCM cụ thể. Có yêu cầu về các loại hồ sơ cần phải có và có hướng dẫn chấm điểm và xếp loại đầy đủ. Về quản lý ngày công, giờ công và tham gia các hoạt động GD của nhà trường các tổ đều có theo dõi và phân công nhiệm vụ trong tổ hợp lý. Việc quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM được đánh giá 3,94 điểm cao ở mức thứ 3. Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo TCM quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch GD của GV từ đầu năm học. Thực hiện thống kê việc thực hiện chương trình theo từng tuần, kịp thời rà soát việc thực hiện kế hoạch. Việc kiểm tra đánh giá, cho điểm của GV được đánh giá điểm trung bình là 3,88. Mức điểm này được đánh giá cao là do nhà trường đã tiến hành xây dựng được ngân hàng đề kiểm tra, đảm bảo sự thống nhất trong kiểm tra của các GV, tránh được sự chênh lệch trong đánh giá của các GV trong cùng nhóm bộ môn.

Theo đánh giá của cán bộ quản lý và GV nhà trường, hoạt động kèm cặp, giúp đỡ của các thành viên trong TCM được đánh giá thấp nhất. Nguyên nhân là do thiếu kế hoạch thực hiện cụ thể và thiếu việc đánh giá sự tiến bộ về cuối năm. Việc đánh giá sự tiến bộ còn mang nhiều cảm tính. Về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và hướng dẫn HS tập nghiên cứu khoa học được đánh giá thấp thứ 2 với số điểm trung bình 2,83. Nguyên nhân là các GV có các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật chưa có báo cáo việc

thực hiện trong từng giai đoạn và để hội đồng khoa học nhà trường đánh giá, giám sát việc thực hiện. Việc đánh giá được tiến hành vội vàng vào cuối năm. Về hướng dẫn HS thực tập nghiên cứu khoa học mặc dù đã được Sở GD&ĐT tập huấn thực hiện, nhưng các tổ, nhóm CM chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện. Về công tác quản lý sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu của sinh hoạt TCM. Các TCM chỉ thảo luận, trao đổi về hoạt động bồi dưỡng HSG mà chưa có việc thảo luận, trao đổi về việc bồi dưỡng HS yếu. Chưa có những giải pháp giảm tỉ lệ HS yếu, kém. Công tác phụ đạo HS yếu, kém chưa được chú trọng trong TCM.

2.4.5.1. Về công tác quản lý lao động của đội ngũ giáo viên

Từ kết quả khảo sát việc quản lý lao động của đội ngũ GV của TCM cho thấy việc quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch DH, GD của TCM thực hiện ở mức cao nhất. Do có sự chỉ đạo đồng bộ thống nhất của nhà trường. Việc quản lý ngày công, giờ công của TCM được thực hiện chặt chẽ, có ghi chép, theo dõi của TCM và được đánh giá xếp loại thi đua theo tháng. Việc quản lý việc học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV và chất lượng lao động thông qua kết quả của các lớp giảng dạy vẫn là khâu yếu. Các TCM chưa thực hiện được việc rà soát, kiểm soát chất lượng giảng dạy theo tháng. Kết quả đánh giá các nội dung trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát công tác quản lý lao động của đội ngũ GV

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Quản lý thực hiện ngày công, giờ

công 0 0 17 24 7 3,79

2 Quản lý việc thực hiện chương trình,

kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục 0 0 13 14 21 4,17

3

Quản lý học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để nâng cao chất lượng giảng dạy

0 17 15 16 0 2,98

4

Quản lý chất lượng dạy học và kết quả của các lớp được phân công giảng dạy

0 10 14 19 5 3,40

2.4.5.2. Về quản lý hồ sơ chuyên môn

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về quản lý hồ sơ CM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Quy định cụ thể về hồ sơ cá nhân 0 0 8 23 17 4,19

2 Chỉ đạo TCM định kỳ kiểm tra hồ

sơ cá nhân 0 0 11 16 21 4,21 3 Kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân 0 7 11 15 15 3,19

4 Nhận xét cụ thể, yêu cầu điều

chỉnh sau kiểm tra 0 6 16 27 0 3,46 5 Sử dụng kết quả kiểm tra trong

việc đánh giá GV 0 6 13 10 19 3,88 Điểm bình quân 3,90 Từ kết quả đánh giá công tác quản lý hồ sơ chuyên môn GV của TCM ta thấy nội dung chỉ đạo TCM định kỳ kiểm tra hồ sơ CM được cán bộ, GV nhà trường đánh giá cao nhất. Việc HT ra quyết định kiểm tra nội bộ vào đầu tháng là yếu tố căn bản để các TCM thực hiện trong tháng. Nhà trường đã ban hành các quy định về hồ sơ CM như kế hoạch DH của cá nhân, giáo án, sổ báo giảng, sổ sử dụng thiết bị, sổ sinh hoạt CM…. Đó là những căn cứ pháp lý để TCM thực hiện. Tuy nhiên công tác kiểm tra đột xuất hồ sơ của giáo viên, đặc biệt là bài soạn, giáo án của GV còn ở mức thấp nhất. Nguyên nhân là việc kiểm tra đột xuất chưa được tiến hành thường xuyên và đồng đều giữa các TCM. Việc nhận xét cụ thể chi tiết và yêu cầu điều chỉnh, sửa chữa những hạn chế phát hiện sau khi kiểm tra của TCM vẫn còn là khâu yếu. Việc kiểm tra chủ yếu là kiểm tra về hình thức mà chưa chú trọng đến các nội dung, đặc biệt là các góp ý sâu về CM, chất lượng bài soạn.

2.4.5.3. Về quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về quản lý

việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Chỉ đạo tổ chuyên môn xấy dựng kế hoạch và quy định về thực hiện nội dung, chương trình dạy học

0 0 15 29 4 3,77

2

Chương trình, kế hoạch dạy học; kế hoạch giáo dục phù hợp và sát với điều kiện thực tế

0 0 9 31 8 3,98

3

Kiểm tra thực hiện các nội dung tích hợp vào chương trình dạy học

18 13 17 10 0 2,81

4

Chỉ đạo nhóm chuyên môn rà soát chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục theo định kỳ

6 13 11 18 0 2,85

5

Sử dụng kết quả kiểm tra thực hiện nội dung, chương trình dạy học làm tiêu chí đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của GV

12 7 7 22 0 2,81

Điểm bình quân 3,25 Qua bảng đánh giá công tác quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM ta thấy nhà trường đã thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch DH; kế hoạch GD được cán bộ, GV nhà trường đánh giá với điểm trung bình cao nhất. Nhà trường đã chỉ đạo các TCM xây dựng các kế hoạch DH, GD chung của các nhóm CM, có các nội dung bổ sung để phù hợp với các lớp nâng cao một số môn. Các TCM đã xây dựng kế hoạch và quy định về thực hiện nội dung, chương trình DH một cách nghiêm túc. Do đó nội dung này được đánh giá cao thứ 2 với điểm trung bình 3,77. Tuy nhiên, các TCM kiểm tra thực hiện các nội dung tích hợp vào chương trình DH như: nội dung bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, giá trị sống, biến đổi khí hậu … còn yếu. Kết quả kiểm tra các nội dung này của TCM chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở đối với các tổ viên. Do vậy hai nội dung này được đánh giá với số điểm thấp nhất. Lãnh đạo nhà trường cũng thực hiện chỉ đạo các nhóm CM rà soát việc thực hiện kế

trung bình 2,85 thấp hơn so với điểm trung bình của các nội dung trong lĩnh vực này.

2.4.5.4.Về quản lý việc kèm cặp, bồi dưỡng các thành viên của tổ chuyên môn Bảng 2.15. Kết quả khảo sát

về quản lý việc kèm cặp, bồi dưỡng các thành viên của TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Xây dựng kế hoạch có lộ trình và kết quả thực hiện cụ thể 5 16 7 20 0 2,88 2

Kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ đảm bảo phát huy thế mạnh của từng thành viên

0 17 13 15 3 3,08

3

Quản lý chỉ đạo TCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bồi dưỡng giúp đỡ

11 17 8 12 0 2,44

4 Đánh giá kết quả thực hiện bồi

dưỡng, giúp đỡ của TCM 0 12 33 3 0 2,81 5

Sử dụng kết quả bồi dưỡng vào việc đánh giá nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên

0 13 29 6 0 2,85

Điểm bình quân 2,81 Về công tác quản lý việc kèm cặp, bồi dưỡng các thành viên của TCM, các nội dung trong lĩnh vực này đều có điểm trung bình đều thấp. Nội dung quản lý chỉ đạo TCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bồi dưỡng, giúp đỡ GV được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 2,44. Nguyên nhân là do HT chưa chỉ đạo các TCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện GV giúp đỡ GV để đánh giá mức độ tiến bộ. Việc đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng, giúp đỡ của TCM còn chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm. Công tác khen thưởng các cá nhân làm tốt chưa thực hiện được. Do vậy nội dung này được đánh giá với số điểm trung bình là 2,81.

Nội dung được đánh giá cao nhất đó là nội dung bồi dưỡng, giúp đỡ đảm bảo phát huy thế mạnh của từng thành viên. Các TCM đã thực hiện việc phân công GV giúp đỡ GV đảm bảo phát huy điểm mạnh của từng thành viên. Giáo

viên có CM vững giúp đỡ GV còn yếu, giáo viên mới ra trường, GV có trình độ công nghệ thông tin tốt giúp đỡ GV còn yếu về công nghệ thông tin …. Các thành viên trong TCM kể cả Ban lãnh đạo nhà trường đều được giúp đỡ và giúp đỡ người khác.

2.4.5.5. Về quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém của tổ chuyên môn

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG phụ đạo HS yếu, kém của TCM

T

T Nội dung đánh giá Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm

TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Quản lý việc lên kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém

5 9 9 12 13 3,40

2 Tổ chức khảo sát, đánh giá, phân

loại học sinh 6 14 12 16 0 2,79 3 Giao chuyên đề sâu cho từng

thành viên của TCM 5 12 8 8 15 3,33 4 Chỉ đạo giáo viên phụ đạo học

sinh yếu, kém 0 19 21 5 3 2,83 5 Tiếp thu ý kiến phản hồi từ HS 0 17 25 4 2 2,81 Điểm bình quân 3,03 Căn cứ vào kết quả đánh giá, nhà trường đã thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện từ đầu năm học. Các kế hoạch đều có điều chỉnh, bổ sung hằng năm cho phù hợp với thực tế và yêu cầu trong tình hình mới. Các nhóm bộ môn trên cơ sở kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện. Các kế hoạch đều được góp ý kiến của các tổ viên và được phê duyệt của nhà trường. Nội dung này được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,4. TCM đã thực hiện việc phân công cho từng GV tham gia ôn thi HS giỏi các chuyên đề phù hợp với sở trường của từng cá nhân. Các nội dung ôn tập phân công cho các GV được thể hiện trong kế hoạch của nhóm bộ môn. Việc giao các chuyên

lượng giải HSG tương đối ổn định qua các năm. Do vậy nội dung này được đánh giá điểm cao thứ 2 với số điểm 3,33.

Nội dung khảo sát, đánh giá, phân loại HS được đánh giá điểm thấp nhất. Nguyên nhân là do việc đánh giá, phân loại HS chưa phản ánh đúng thực tế. Việc đánh giá phân loại HS chủ yếu dựa trên các duy nhất bài khảo sát đầu năm, các GV chưa kết hợp giữa kết quả bài khảo sát với kết quả năm học trước và các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ để phân loại HS và có kế hoạch phụ đạo phù hợp. Nội dung tiếp thu ý kiến của HS công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém cũng được cán bộ, GV nhà trường đánh giá với số điểm trung bình thấp. Do các TCM có trao đổi với HS trong đội tuyển HSG của nhà trường về một số vấn đề như: Các nội dung cần thầy, cô bổ sung thêm hay cần thầy, cô giảng kỹ thêm một phần nào đó. Nhà trường chưa có kênh tiếp thu ý kiến phản hồi của HS riêng biệt. Công tác chỉ đạo GV phụ đạo HS yếu, kém của TCM chưa hiệu quả. Các TCM chủ yếu là để GV tự thực hiện, chưa thực hiện được như quy trình đối với dạy HSG.

2.4.5.6. Về quản lý việc kiểm tra đánh giá cho điểm của tổ chuyên môn Bảng 2.17. Kết quả khảo sát về

quản lý việc kiểm tra đánh giá cho điểm của TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Quản lý chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, ngân hàng câu hỏi thi

0 0 14 18 16 4,04

2

Chỉ đạo giáo viên cho điểm kết hợp giữa đánh giá bài làm với sự theo dõi tiến bộ của học sinh

0 5 15 28 0 3,48

3

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của bạn

3 12 19 14 0 2,92 Điểm bình quân 3,48 Qua bảng khảo sát kết quả quản lý việc kiểm tra đánh giá cho điểm của TCM đối với GV cho thấy cán bộ quản lý và GV nhà trường đánh giá cao

công tác quản lý chỉ đạo của TCM trong việc xây dựng ngân hàng đề, ngân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)