Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn (Trang 80)

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ được thể hiện qua vai trò quản lý của HT trong công tác quản lý hoạt động TCM. Để quản lý hoạt động TCM có hiệu quả thì HT cần vận dụng đầy đủ các chức năng quản lý, huy động mọi nguồn lực, các đối tượng cùng tham gia vào công tác quản lý. Vận dụng nguyên tắc tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất quản lý trong nhà trường tạo sự đồng thuận cùng hướng tới mục tiêu chung.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh, những điểm mới của hoạt động TCM và công tác quản lý

bổ sung phát triển công tác quản lý hoàn thiện hơn; khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý hoạt động TCM nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của HT một cách thuận lợi, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của HT.

Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh ngày càng hoàn thiện.

3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề ra phải có hiệu quả cao vừa đáp ứng được mục tiêu trước mắt vừa phải đáp ứng được lâu dài. Các biện pháp đảm bảo hiệu quả trong từng giai đoạn đối với sự đổi mới của GD hiện nay.

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn

3.3.1. Quy hoạch tổ chuyên môn theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động chuyên môn hiệu quả trong hoạt động chuyên môn

3.3.1.1.Mục tiêu của biện pháp

TCM là một bộ phận, là đơn vị trong hệ thống cơ cấu tổ chức của nhà trường. Đây là nơi triển khai trực tiếp các hoạt động của nhà trường, là nơi có điều kiện sâu sát tâm tư, tình cảm và những khó khăn và là nơi GV có thể chia sẻ và giúp đỡ nhau phát triển về CM, nghiệp vụ nhiều nhất. Do đó công tác quy hoạch TCM là một nhiệm vụ quan trọng của HT trong công tác quản lý.

Quy hoạch TCM nhằm tạo điều kiện cho các thành viên có sự tương tác, có cơ hội giao tiếp, làm việc với nhau thường xuyên. Các thành viên có chia sẻ, đồng thuận về mục tiêu và các giá trị tạo sự gắn kết trong TCM.

3.3.1.2. Nội dung và cách tiến hành

Xây dựng TCM có cơ cấu, quy mô phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động của TCM. Với một quy mô vừa phải và số lượng bộ môn hợp lí trong một TCM là điều kiện thuận lợi để tổ trưởng CM quản lý hoạt động của tổ. Do đó để xây dựng TCM, HT cần thực hiện làm tốt công tác dự báo phát triển của nhà trường, trước hết là dự báo được quy mô số HS, số lớp học của nhà trường, số GV của các bộ môn và những biến động về nguồn nhân lực đối với nhà trường như GV đi học dài hạn, GV nghỉ hưu …Từ kế hoạch phát triển của nhà trường và trên cơ sở thực tế số lượng GV của các bộ môn, HT xây dựng kế hoạch quy hoạch TCM. Công tác quy hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Đảm bảo về số lượng tổ viên của TCM. Đối với những TCM có số lượng GV nhiều như các môn Văn, Toán, Tiếng Anh … thì xây dựng quy hoạch thành TCM riêng. Tuy nhiên số lượng GV trong các TCM này không nên quá 12 thành viên. Đối với những trường có số lượng đông quá 12 thành viên thì tách thêm thành các TCM. Điều này đảm bảo cho tổ trưởng dễ dàng thực hiện công tác quản lý của mình, bên cạnh đó tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng lực CM, kỹ năng sư phạm, phát huy sáng tạo trong phương pháp, kỹ thuật DH thông qua việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ giữa các thành viên. Với quy mô phù hợp sẽ giảm thiểu được những bất đồng ý kiến và những khác biệt nảy sinh trong quá trình hoạt động của TCM.

- Xây dựng quy hoạch TCM cần căn cứ vào sự tương đồng, liên môn của các bộ môn. Các bộ môn có những gần gũi nhau về khoa học bộ môn là yếu tố để các thành viên trong TCM tìm được tiếng nói chung, tạo nên sự đồng thuận. Các cá nhân hiểu biết nhau rõ hơn về công việc và giúp nhau nhiều hơn trong phát triển chuyên môn giảng dạy. Sự gắn bó, đồng thuận là điều kiện để gắn kết các thành viên trong TCM thành một tập thể thống nhất. Do vậy quy hoạch TCM đối với các môn có số lượng GV ít thì ghép các môn

Công nghệ, Lịch sử - Địa lí. Số lượng môn trong TCM ghép môn không nên nhiều hơn 2 môn.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

HT cần có nhận thức sâu sắc việc quy hoạch TCM tốt là góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCM.

3.3.2. Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn của tổ chuyên môn

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu quả hoạt động của TCM phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ trong năm học. Một bản kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học. Nhờ vào các mục tiêu đặt ra, các thành viên trong TCM sẽ cùng phấn đấu, đồng lòng thực hiện.

Các TCM xây dựng được kế hoạch của tổ có tính khả thi cao dựa trên kế hoạch của nhà trường và các cá nhân.

3.3.2.2. Nội dung và cách tiến hành

Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng của tổ trưởng, việc xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng nhiệm vụ sẽ quyết định đến chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học của tổ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của TCM trong năm học gồm có những kế hoạch sau:

- Kế hoạch năm học của TCM; Kế hoạch hoạt động trong năm của giáo viên; Kế hoạch học kỳ; Kế hoạch hằng tháng;

- Kế hoạch cho từng loại hoạt động: Kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; Kế hoạch hội giảng; Kế hoạch dự giờ; Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; Kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ; Kế hoạch sử dụng thiết bị; Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp; ….

Để công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch có hiệu quả, HT phải chỉ đạo những vấn đề sau:

- Thống nhất quy trình, các bước, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng bộ môn.

- Chỉ đạo tổ trưởng và thành viên trong tổ nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, các chỉ tiêu cơ bản của nhà trường. Chú trọng đến tính khả thi của từng mục tiêu cụ thể.

- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của TCM và của từng cá nhân.

- Tổ trưởng lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên từ đó lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của cá nhân.

- Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch của tổ, nhóm thể hiện trong việc phân công nhiệm vụ hợp lý, phân công trách nhiệm của từng thành viên phù hợp với năng lực, điều kiện của từng thành viên. Thông qua sinh hoạt CM hằng tuần, có hướng điều chỉnh thích hợp.

Để lập kế hoạch cá nhân có hiệu quả, HT cần tổ chức hội nghị quán triệt các chỉ thị thực hiện nhiệm vụ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở, kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường nhằm xác định được mục tiêu trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch.

Tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học, xem xét đến kết quả của năm học trước, trên cơ sở kết quả đạt được của cho từng khối lớp mà giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng bộ môn. Từ đó GV đăng ký chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch. Kế hoạch phải được tổ trưởng và HT duyệt.

Kế hoạch hoạt động của TCM tập trung vào các nội dung: thực hiện kế hoạch DH, sinh hoạt CM, nghiên cứu khoa học, kiểm tra đánh giá GV,...

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- HT cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn, các tài liệu hướng dẫn thực hiện năm học của Bộ, Sở GD & ĐT đến các phó hiệu trưởng, các TTCM,

- Để bản kế hoạch có tính khả thi và sát với thực tế thì kết quả khảo sát phải phản ánh đúng thực tế chất lượng của các lớp. Do đó công tác ra đề kiểm tra khảo sát phải phân loại được đối tượng HS.

3.3.3. Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng đổi mối nội dung, phương pháp dạy học của tổ chuyên môn dung, phương pháp dạy học của tổ chuyên môn

3.3.3.1.Mục tiêu của biện pháp

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện đối với giáo dục, đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu đối với GV hiện nay. Việc thực hiện đổi mới PPDH không phải thực hiện từ những ý tưởng xa vời mà nó phải xuất phát từ những yêu cầu, và trên cơ sở tình hình thực tiễn giảng dạy hằng ngày. Các nhóm bộ môn thực hiện việc đổi mới PPDH từ những đặc điểm đặc trưng của bộ môn để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của các môn học.

3.3.3.2. Nội dung và cách tiến hành

* Với đặc điểm của môn Toán là môn học trừu tượng và mang tính tư duy cao do đó HT cần chỉ đạo nhóm bộ môn tăng cường khả năng tự học và

sáng tạo; rèn luyện kỹ năng suy luận trong học Toán cho HS. Nội dung thực

hiện đối với bộ môn như sau: - Về nội dung chương trình:

+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT.

+ Nghiêm túc thực hiện các giờ dạy tự chọn, khai thác các chuyên đề nâng cao nhằm bồi dưỡng HS khá, giỏi.

- Phương pháp giảng dạy:

+ DH gắn liền với thực tiến, dạy từ dễ đến khó, không yêu cầu quá cao về lý thuyết. HS chỉ cần nắm được và vận dụng được để giải quyết các vấn đề của bài toán nêu ra.

+ GV luôn đổi mới phương pháp, tận dụng ưu thế của từng PPDH, sử dụng triệt để phương pháp gợi mở, nêu vấn để. Làm sao cho HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa trí thông minh sáng tạo của các em.

- Chuẩn bị bài soạn:

+ Nêu hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm bài giảng. Câu hỏi rõ ràng, chính xác tạo được sự độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học. Không ra câu hỏi vụn vặt hoặc quá nặng nề, câu hỏi chỉ nhớ máy móc không hiểu bản chất.

+ Tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả giáo án điện tử.

- Kiểm tra đánh giá:

+ Hình thức kiểm tra phù hợp với từng đối tượng (vấn đáp, viết, khảo sát sau tiết dạy để kiểm tra nhận thức của HS)

+ Thống nhất nội dung kiểm tra tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Không đánh giá cứng nhắc, đồng loạt, bình quân HS mà thực hiện kiểm tra phù hợp đối tượng, không làm mất sự hứng thú học tập của HS.

* Đối với môn Vật lý và Hóa học đó là: Phát huy vai trò của thí nghiệm

thực hành, phòng học bộ môn..

- Thực hiện khai thác tối đa hiệu quả các bộ thí nghiệm, phòng học của các bộ môn. GV của các bộ môn này cần thực hiện việc đăng ký và sử dụng tối đa các trang thiết bị hiện có. Chấm dứt hiện tượng dạy chay, dạy không có thí nghiệm như những năm trước.

- Tăng cường dạy các tiết học có ứng dụng CNTT, trong đó có các thí nghiệm ảo. Đối với thí nghiệm không thể tiến hành trong điều kiện thông thường, sử dụng các thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo.

- Ban lãnh đạo và các tổ trưởng, trưởng nhóm các bộ môn cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn của các nhóm chuyên môn.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề của nhóm bộ môn với nội dung hướng dẫn, trao đổi sử dụng các bộ thí nghiệm mới được cấp. Tổ chức hội thi thí nghiệm thực hành cấp trường cho HS của trường tham gia.

* Các nguồn tư liệu trực quan phục vụ cho giảng dạy như các kênh hình trong sách giáo khoa, sơ đồ, mô hình … chưa đáp ứng hết yêu cầu của bộ môn. Do đó bộ môn Sinh học cần: Khai thác, sử dụng nguồn tư liệu trực quan

trong DH

- Khai thác các nguồn tư liệu trên một số trang Web chuyên ngành trên mạng Internet. HT cần chỉ đạo bộ môn tổ chức sưu tầm các tư liệu hình ảnh, sơ đồ, mô hình phục vụ cho dạy học của bộ môn và đưa làm nguồn tư liệu chung nhóm bộ môn.

- Để tăng tính thực tiễn, bộ môn cần tổ chức cho HS tham quan thiên nhiên, trung tâm giống cây trồng, nơi có những phương pháp tạo giống hiện đại với rất nhiều thành tựu mà HS được tận mắt chứng kiến.

- Tổ chức cho HS viết thu hoạch, trình bày, mô tả lại những thông tin kiến thức có được trong những chuyến đi đó.

- Chỉ đạo nhóm bộ môn Sinh học lên kế hoạch, thiết kế xây dựng vườn sinh thái với mục đích là nơi cho HS làm thực hành, thí nghiệm đồng thời tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp trong khuân viên nhà trường.

* Đối với môn Văn cần tập trung vào việc rèn kỹ năng thực hành cho HS nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.

- Để dạy một giờ học Văn có hiệu quả GV cần nắm chắc chuẩn kiến thức kỹ năng để xác định mục tiêu bài dạy, trên cơ sở đó lựa chọn đơn vị kiến thức trọng tâm, rèn luyện kỹ năng thực hành. Do đó để đổi mới PPDH, HT cần chỉ đạo nhóm bộ môn đổi mới từ việc thiết kế giáo án. Các bước để thiết kế giáo án:

+ Xác định mục tiêu bài học, chuẩn kiến thức - kỹ năng. + Xác định cách tiến hành.

+ Định hướng các nội dung trọng tâm.

+ Xây dựng kế hoạch lên lớp cụ thể. Bên cạch đó cần hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.

- Chỉ đạo bộ môn Văn thảo luận, trao đổi trong nhóm hướng dẫn HS hình thành và rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Hướng dẫn HS nắm được đặc trưng thể loại văn bản.

- Chú trọng rèn kỹ năng thực hành, điều này cần được tiến hành từ đầu cấp học, rèn kỹ năng theo hệ thống: Từ phân đề, lập dàn ý, dựng đoạn văn, trình bày bài văn.

* Đối với môn Lịch sử, đây là môn học đặc trưng với nhiều sự kiện, mốc thời gian khó học,khó nhớ. Do đó cần chỉ đạo bộ môn đưa các chủ đề cho HS về nhà tìm hiểu, làm việc theo nhóm, tìm tài liệu, hệ thống tài liệu.

- Chỉ đạo nhóm bộ môn xây dựng các chủ đề hướng dẫn HS tìm hiểu, chuẩn bị, hệ thống tài liệu. GV cần chủ động đưa các chủ đề này sớm cho HS đề HS có thời gian sưu tầm, chuẩn bị.

- Tổ chức cho HS báo cáo trình bày trên lớp kết quả thu được sau hoạt động. Sau khi HS báo cáo, GV cần đưa ra nhận xét, đièu chỉnh và chốt lại kién thức, điều này giúp HS nhớ lâu các sự kiện lịch sử.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)