Đặc điểm hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56)

thông Đồng Bành

Trường THPT Đồng Bành là trường mới được thành lập nên đội ngũ cán bộ quản lý và GV còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Đối với cán bộ quản lý đều mới được bổ nhiệm từ khi thành lập trường nên số năm làm công tác quản lý còn ít. Bởi vậy kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý còn thiếu. Đối với TCM, các tổ trưởng CM còn trẻ, số năm công tác từ 5 năm đến 8 năm. Các tổ trưởng đều là những cá nhân có nhiều cố gắng, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và đang dần khẳng định về công tác giảng dạy và trình độ CM, nghiệp vụ. Các tổ trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý điều hành tổ. Tất cả đều được quy hoạch và bổ nhiệm ngay khi thành lập trường do vậy còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc quản lý hoạt động của tổ. Vì vậy tuy có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác quản lý điều hành tổ nhưng hiệu quả công việc còn có những hạn chế nhất định.

được khả năng, năng lực sư phạm và ý chí vươn lên khẳng định về CM. Bên cạnh đó phần lớn, năng lực CM nghiệp vụ chủ yếu ở dạng tiềm năng, cần được bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục HS. Còn một số ít GV chưa thực sự yên tâm, tâm huyết với nghề. Chưa chú trọng đến việc tự học, tự bồi dưỡng trau dồi CM.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành

Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TCM tại trường THPT Đồng Bành chúng tôi sử dụng phiếu hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng khác nhau, kết quả khảo sát đánh giá theo 5 mức độ và tính điểm: rất tốt: 5 điểm, tốt 4 điểm, trung bình 3 điểm, chưa tốt 2 điểm, yếu 1 điểm

(điểm trung bình là 3)

Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức:

i i i i i X K X K X K n      X : Điểm trung bình i X : Điểm ở mức độ Xi i

K : Số người cho điểm ở mức Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel: RANK (number, ref, order) (number: giá trị cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trật tự tính thứ bậc)

Xin ý kiến khảo sát của 48 CBQL và GV của trường về đánh giá thực trạng thực hiện quản lý hoạt động TCM, dựa vào kết quả khảo sát chúng tôi đánh giá các nội dung như sau:

2.4.1. Thực trạng công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng chuyên môn

Bảng 2: Kết quả khảo sát

công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng CM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Xây dựng và quy hoạch tổ trưởng chuyên môn được tiến hành hằng năm

2 4 9 17 16 3,85

2

Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn theo nhiệm kỳ của HT, có điều chỉnh hằng năm

3 7 7 18 13 3,65

3

Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn dựa trên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

0 8 11 14 15 3,75

4

Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn trên cơ sở thăm dò mức độ tín nhiệm của các thành viên TCM

0 5 10 19 14 3,88

5

Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn dựa trên hệ thống các năng lực quản lý

4 10 13 12 9 3,25 Điểm bình quân 3,68 Từ khi thành lập trường đến nay, HT nhà trường đã quan tâm đến công tác bổ nhiệm và quy hoạch đội ngũ tổ trưởng, tổ phó CM. Hằng năm, HT đều tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm với các chức danh tổ trưởng, tổ phó. Việc quy hoạch vào các chức danh tổ trưởng, tổ phó đều được đưa ra trong cuộc họp Chi bộ và được sự nhất trí của Chi bộ. Đối với các tổ trưởng, tổ phó được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được tổ chức lấy tín nhiệm lại. Những tổ trưởng, tổ phó được đánh giá chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đều được lấy tín nhiệm với số dư để lựa chọn được người có uy tín. Việc lựa chọn tổ trưởng, tổ phó CM được căn cứ trên mức độ tín nhiệm và ý kiến thống nhất của Ban lãnh đạo nhà trường. HT là người ra quyết định phân công nhiệm vụ tổ trưởng, tổ phó.

Như vậy công tác quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó được HT thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, tuy nhiên công tác phát hiện, bồi dưỡng

dự nguồn tổ trưởng, tổ phó cần được chú trọng và quan tâm. HT cần xây dựng kế hoạch dự nguồn các tổ trưởng, tổ phó CM dài hạn. Công tác xây dựng nguồn các tổ trưởng, tổ phó cần căn cứ trên việc thực hiện chia, sát nhập TCM. Bên cạnh đó HT cần xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý TCM cho các tổ trưởng, tổ phó. Công tác bồi dưỡng cho tổ trưởng, tổ phó cần được thực hiện hằng năm và chú trọng đến việc bồi dưỡng những năng lực còn yếu và thiếu.

2.4.2. Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn

Bảng 2: Kết quả khảo sát

công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 HT hướng dẫn TCM và GV xây dựng kế hoạch hoạt động theo năm học

0 3 16 18 11 3,77

2

Quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch chiến lược của nhà trường

5 6 13 15 9 3,35

3 Tổ chức điều tra khảo sát tình

hình thực tế 6 10 17 7 8 3,02 4 Thiết kế mẫu xây dựng kế hoạch 3 5 15 19 6 3,42 5 HT tổ chức duyệt kế hoạch hoạt

động của TCM 4 10 13 12 9 3,25 6

HT chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của TCM

6 12 9 14 7 3,08

7 Chỉ đạo TCM kiểm tra kế hoạch

giảng dạy của bộ môn 4 14 13 7 10 3,10

Điểm bình quân 3,29

Qua kết quả khảo sát cho thấy, HT đã thực hiện tốt việc hướng dẫn TCM và GV xây dựng kế hoạch của hoạt động của TCM và của cá nhân trong năm. HT đã xây dựng được mẫu xây dựng kế hoạch chung đảm bảo có sự thống nhất về hình thức trong nhà trường. Trước khi tổ chức xây dựng kế hoạch, HT quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch

phát triển chiến lược và những định hướng lớn trong năm học của nhà trường. Tuy nhiên có thể thấy, công tác tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để làm căn cứ để xây dựng kế hoạch còn làm mang tính chất chiếu lệ. Không phản ánh được chất lượng thực hiện có. Đây là khâu làm yếu nhất, do vậy chỉ tiêu của kế hoạch đề ra không sát với tình hình thực tế và thiếu tính khả thi. Phần công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của HT và của TCM còn nhiều yếu kém. Kế hoạch sau khi được xây dựng ít được rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện để kịp thời có những uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung.

2.4.3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát quản lý hoạt động DH

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Quản lý sự thống nhất mục tiêu cơ bản của các nhóm bộ môn của TCM

8 11 13 12 4 2,85

2 Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học của các môn học

4 13 10 16 5 3,10

3 Quản lý việc dự giờ, hội giảng,

thao giảng của TCM 0 8 13 15 12 3,65 4 Quản lý chỉ đạo bồi dưỡng

thường xuyên của giáo viên 2 16 8 17 5 3,15 5 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên 0 15 12 14 7 3,27 6 Quản lý hồ sơ chuyên môn của

giáo viên 0 9 10 12 17 3,77 Điểm bình quân 3,30 Từ bảng kết quả trên cho thấy công tác quản lý hồ sơ CM của GV đã được thực hiện tốt nhất. Công tác kiểm tra hồ sơ CM được tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất. Công tác quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng được tiến hành theo kế hoạch và quyết định thực hiện vào đầu các tháng.

Tuy nhiên sự quản lý thống nhất về mục tiêu cơ bản của các bài, các chương của các nhóm bộ môn là khâu yếu nhất. Một số GV trẻ còn chưa xác định được đúng mục tiêu cần đạt của một tiết dạy, do vậy nhóm bộ môn cần

trao đổi, thống nhất những mục tiêu, trọng tâm kiến thức cần đạt trong một tiết dạy ở những lớp có trình độ HS tương đương nhau. Công tác tổ chức các chuyên đề thảo luận về đổi mới PPDH của TCM cũng còn nhiều yếu kém. Nhận thức của một số GV về đổi mới PPDH còn hạn chế, có tâm lý ngại thay đổi và không muốn thay đổi, không thấy rõ được hiệu quả của đổi mới PPDH. Công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ CM nghiệp vụ thực hiện theo các chuyên đề của Sở còn mang tính hình thức, nhà trường chưa có những chuyên đề bồi dưỡng riêng. Công tác quản lý giờ dạy của GV cũng bị buông lỏng, vẫn còn có hiện tượng GV ra sớm vào muộn. Công tác bố trí giờ dạy của GV nghỉ hay đi công tác chưa kịp thời.

2.4.4. Thực trạng công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học đối với tổ chuyên môn chuyên môn

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát công tác quản lý đổi mới PPDH đối với TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Quản lý bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên về kiến thức, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học

0 12 16 9 11 3,4

2 Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng các báo cáo điển hình về đổi mới phương pháp giảng dạy của GV và phương pháp học tập của học sinh

0 14 13 13 8 3,31

3 Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học cho học sinh

0 13 15 10 10 3,35

4 Tham khảo ý kiến phản hồi của

HS về PPDH của GV 10 12 10 11 5 2,77 5 Tổ chức hội giảng, sinh hoạt cụm

chuyên môn hiệu quả, không hình thức, gắn liền với thực tiễn giảng dạy

0 6 14 11 17 3,81

Về đổi mới PPDH của TCM, qua khảo sát cho thấy công tác đổi mới PPDH được đánh cao nhất qua các kỳ hội giảng, sinh hoạt cụm CM. Các bài giảng trong các đợt này đều thể hiện rõ việc đổi mới PPDH và được cán bộ, GV đánh giá cao. Công tác quản lý bồi dưỡng nâng cao nhận thức của GV về kiến thức, kỹ năng về đổi mới PPDH đã được HT chú trọng, quan tâm nhưng hiệu quả chưa thực sự rõ nét. Điểm trung bình của nội dung này là 3,4. Về công tác chỉ đạo GV hướng dẫn HS kỹ năng và phương pháp tự học ở mức trung bình. Từ đó có thể thấy chỉ đạo của HT với công tác chưa có biện pháp cụ thể, tích cực. Công tác xây dựng các điển hình về đổi mới PPDH của GV và phương pháp tự học của HS còn ở mức điểm thấp hơn so với trung bình. Do đó việc nhân rộng các nhân tố mới này chưa có tác dụng lan tỏa trong đội ngũ GV và HS. Việc tham khảo kênh thông tin của HS về việc đổi mới PPDH là khâu yếu nhất trong nội dung này. HT chưa có được thông tin của phía HS về thực tế hiệu quả việc đổi mới PPDH của GV trong trường.

2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 (1) Quản lý lao động của đội ngũ

giáo viên 0 5 8 18 17 3,98

2 (2) Quản lý hồ sơ của TCM 0 0 7 25 16 4,19

3

(3) Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

0 3 10 22 13 3,94

4 (4) Quản lý việc kèm cặp, bồi dưỡng

của các thành viên TCM 13 9 8 11 7 2,79

5

(5). Quản lý công tác sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém

8 13 9 12 6 2,90

6 (6). Quản lý việc kiểm tra đánh giá

cho điểm của TCM 0 7 9 15 17 3,88

7

(7) Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh

7 8 19 14 0 2,83

8 (8) Quản lý hoạt động dự giờ, thao

giảng, hội giảng 0 0 8 17 23 4,31

9 (9) Quản lý việc học tập của TCM

Từ bảng đánh giá quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM cho thấy việc quản lý hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng của TCM được đánh giá với điểm trung bình cao nhất. Nguyên nhân là do hoạt động này được xây dựng kế hoạch chi tiết từ triển khai của nhà trường đến TCM, có thể lệ, yêu cầu thực hiện, hướng dẫn và dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động này. Việc tổ chức hội giảng, thao giảng của TCM được tiến hành riêng đồng loạt với tất cả các TCM, không bị đan xen với các hoạt động GD khác và bố trí thời gian đủ để rút kinh nghiệm, đánh giá giờ dạy.

Hoạt động quản lý hồ sơ CM của TCM được cán bộ quản lý và GV đánh giá với số điểm cao thứ hai 4,19 điểm. Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo TCM kiểm tra hồ sơ CM của GV và TCM cụ thể. Có yêu cầu về các loại hồ sơ cần phải có và có hướng dẫn chấm điểm và xếp loại đầy đủ. Về quản lý ngày công, giờ công và tham gia các hoạt động GD của nhà trường các tổ đều có theo dõi và phân công nhiệm vụ trong tổ hợp lý. Việc quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM được đánh giá 3,94 điểm cao ở mức thứ 3. Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo TCM quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch GD của GV từ đầu năm học. Thực hiện thống kê việc thực hiện chương trình theo từng tuần, kịp thời rà soát việc thực hiện kế hoạch. Việc kiểm tra đánh giá, cho điểm của GV được đánh giá điểm trung bình là 3,88. Mức điểm này được đánh giá cao là do nhà trường đã tiến hành xây dựng được ngân hàng đề kiểm tra, đảm bảo sự thống nhất trong kiểm tra của các GV, tránh được sự chênh lệch trong đánh giá của các GV trong cùng nhóm bộ môn.

Theo đánh giá của cán bộ quản lý và GV nhà trường, hoạt động kèm cặp, giúp đỡ của các thành viên trong TCM được đánh giá thấp nhất. Nguyên nhân là do thiếu kế hoạch thực hiện cụ thể và thiếu việc đánh giá sự tiến bộ về cuối năm. Việc đánh giá sự tiến bộ còn mang nhiều cảm tính. Về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và hướng dẫn HS tập nghiên cứu khoa học được đánh giá thấp thứ 2 với số điểm trung bình 2,83. Nguyên nhân là các GV có các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật chưa có báo cáo việc

thực hiện trong từng giai đoạn và để hội đồng khoa học nhà trường đánh giá, giám sát việc thực hiện. Việc đánh giá được tiến hành vội vàng vào cuối năm. Về hướng dẫn HS thực tập nghiên cứu khoa học mặc dù đã được Sở GD&ĐT tập huấn thực hiện, nhưng các tổ, nhóm CM chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện. Về công tác quản lý sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HSG, phụ đạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)