Bảng 2: Kết quả khảo sát
công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng CM
T
T Nội dung đánh giá
Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1
Xây dựng và quy hoạch tổ trưởng chuyên môn được tiến hành hằng năm
2 4 9 17 16 3,85
2
Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn theo nhiệm kỳ của HT, có điều chỉnh hằng năm
3 7 7 18 13 3,65
3
Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn dựa trên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
0 8 11 14 15 3,75
4
Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn trên cơ sở thăm dò mức độ tín nhiệm của các thành viên TCM
0 5 10 19 14 3,88
5
Bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn dựa trên hệ thống các năng lực quản lý
4 10 13 12 9 3,25 Điểm bình quân 3,68 Từ khi thành lập trường đến nay, HT nhà trường đã quan tâm đến công tác bổ nhiệm và quy hoạch đội ngũ tổ trưởng, tổ phó CM. Hằng năm, HT đều tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm với các chức danh tổ trưởng, tổ phó. Việc quy hoạch vào các chức danh tổ trưởng, tổ phó đều được đưa ra trong cuộc họp Chi bộ và được sự nhất trí của Chi bộ. Đối với các tổ trưởng, tổ phó được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được tổ chức lấy tín nhiệm lại. Những tổ trưởng, tổ phó được đánh giá chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đều được lấy tín nhiệm với số dư để lựa chọn được người có uy tín. Việc lựa chọn tổ trưởng, tổ phó CM được căn cứ trên mức độ tín nhiệm và ý kiến thống nhất của Ban lãnh đạo nhà trường. HT là người ra quyết định phân công nhiệm vụ tổ trưởng, tổ phó.
Như vậy công tác quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó được HT thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, tuy nhiên công tác phát hiện, bồi dưỡng
dự nguồn tổ trưởng, tổ phó cần được chú trọng và quan tâm. HT cần xây dựng kế hoạch dự nguồn các tổ trưởng, tổ phó CM dài hạn. Công tác xây dựng nguồn các tổ trưởng, tổ phó cần căn cứ trên việc thực hiện chia, sát nhập TCM. Bên cạnh đó HT cần xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý TCM cho các tổ trưởng, tổ phó. Công tác bồi dưỡng cho tổ trưởng, tổ phó cần được thực hiện hằng năm và chú trọng đến việc bồi dưỡng những năng lực còn yếu và thiếu.
2.4.2. Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn
Bảng 2: Kết quả khảo sát
công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM
T
T Nội dung đánh giá
Số lƣợng ngƣời cho điểm
Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 HT hướng dẫn TCM và GV xây dựng kế hoạch hoạt động theo năm học
0 3 16 18 11 3,77
2
Quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch chiến lược của nhà trường
5 6 13 15 9 3,35
3 Tổ chức điều tra khảo sát tình
hình thực tế 6 10 17 7 8 3,02 4 Thiết kế mẫu xây dựng kế hoạch 3 5 15 19 6 3,42 5 HT tổ chức duyệt kế hoạch hoạt
động của TCM 4 10 13 12 9 3,25 6
HT chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của TCM
6 12 9 14 7 3,08
7 Chỉ đạo TCM kiểm tra kế hoạch
giảng dạy của bộ môn 4 14 13 7 10 3,10
Điểm bình quân 3,29
Qua kết quả khảo sát cho thấy, HT đã thực hiện tốt việc hướng dẫn TCM và GV xây dựng kế hoạch của hoạt động của TCM và của cá nhân trong năm. HT đã xây dựng được mẫu xây dựng kế hoạch chung đảm bảo có sự thống nhất về hình thức trong nhà trường. Trước khi tổ chức xây dựng kế hoạch, HT quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch
phát triển chiến lược và những định hướng lớn trong năm học của nhà trường. Tuy nhiên có thể thấy, công tác tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để làm căn cứ để xây dựng kế hoạch còn làm mang tính chất chiếu lệ. Không phản ánh được chất lượng thực hiện có. Đây là khâu làm yếu nhất, do vậy chỉ tiêu của kế hoạch đề ra không sát với tình hình thực tế và thiếu tính khả thi. Phần công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của HT và của TCM còn nhiều yếu kém. Kế hoạch sau khi được xây dựng ít được rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện để kịp thời có những uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung.
2.4.3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát quản lý hoạt động DH
T
T Nội dung đánh giá
Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Quản lý sự thống nhất mục tiêu cơ bản của các nhóm bộ môn của TCM
8 11 13 12 4 2,85
2 Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học của các môn học
4 13 10 16 5 3,10
3 Quản lý việc dự giờ, hội giảng,
thao giảng của TCM 0 8 13 15 12 3,65 4 Quản lý chỉ đạo bồi dưỡng
thường xuyên của giáo viên 2 16 8 17 5 3,15 5 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên 0 15 12 14 7 3,27 6 Quản lý hồ sơ chuyên môn của
giáo viên 0 9 10 12 17 3,77 Điểm bình quân 3,30 Từ bảng kết quả trên cho thấy công tác quản lý hồ sơ CM của GV đã được thực hiện tốt nhất. Công tác kiểm tra hồ sơ CM được tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất. Công tác quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng được tiến hành theo kế hoạch và quyết định thực hiện vào đầu các tháng.
Tuy nhiên sự quản lý thống nhất về mục tiêu cơ bản của các bài, các chương của các nhóm bộ môn là khâu yếu nhất. Một số GV trẻ còn chưa xác định được đúng mục tiêu cần đạt của một tiết dạy, do vậy nhóm bộ môn cần
trao đổi, thống nhất những mục tiêu, trọng tâm kiến thức cần đạt trong một tiết dạy ở những lớp có trình độ HS tương đương nhau. Công tác tổ chức các chuyên đề thảo luận về đổi mới PPDH của TCM cũng còn nhiều yếu kém. Nhận thức của một số GV về đổi mới PPDH còn hạn chế, có tâm lý ngại thay đổi và không muốn thay đổi, không thấy rõ được hiệu quả của đổi mới PPDH. Công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ CM nghiệp vụ thực hiện theo các chuyên đề của Sở còn mang tính hình thức, nhà trường chưa có những chuyên đề bồi dưỡng riêng. Công tác quản lý giờ dạy của GV cũng bị buông lỏng, vẫn còn có hiện tượng GV ra sớm vào muộn. Công tác bố trí giờ dạy của GV nghỉ hay đi công tác chưa kịp thời.