với trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn
2.1.1. Về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế và xã hội huyện Chi Lăng
2.1.1.1. Sơ lược về vị trí địa lí, lịch sử huyện Chi Lăng
Vị trí địa lý: Chi Lăng là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng
Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 35 km, với diện tích 7034 km², phía Bắc giáp với huyện Văn Quan và Cao Lộc, phía Tây giáp huyện Hữu Lũng, phía Đông giáp huyện Lộc Bình, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, là huyện miền núi có 21 xã, thị trấn (04 xã, thị trấn vùng I; 15 xã vùng II, trong đó có 01 xã vùng III và 02 xã vùng III ).
Tài nguyên thiên nhiên của Huyện chủ yếu tài nguyên rừng, nguồn núi đá vôi sản xuất xi măng, đá xây dựng, hệ thống hang động thuận lợi phát triển du lịch.
Lịch sử huyện Chi Lăng: Trong lịch sử , Chi Lăng được biết đến như mô ̣t cửa ải vững chắc ở cửa ngõ phía Bắc của Tổ quốc . Chi Lăng gắn liền với những chiến thắng: Lê Hoàn đã phá quân Tống (năm 981), kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (năm 1285) của vua tôi nhà Trần, chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang (tháng 10-1427) của đội dân binh do người anh hùng Đa ̣i Huề chỉ huy cùng với nghĩa quân Lam Sơn đã góp phần làm nên chiến công hiển hách của quân dân cả nước quét sa ̣ch giă ̣c Minh ra khỏi bờ cõi.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta , Chi Lăng mô ̣t lần nữa trở thành đi ̣a phương tiêu biểu cho ý chí kiên cường chống quân xâm lược. Nổi bâ ̣t nhất là cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng và các vùng lân câ ̣n do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo . Trong cao trào Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945, nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
Bước vào cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ cứu nước , Chi Lăng là mô ̣t trong những đầu mối giao thông quan tro ̣ng , mô ̣t tro ̣ng điểm bắn phá của giă ̣c Mỹ. Chi Lăng là huyê ̣n duy nhất trong tỉnh bi ̣ máy bay B -52 tàn phá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng , nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng vẫn kiên cường bám tru ̣ , tổ chức chiến đấu và phu ̣c vu ̣ chiến đấu ta ̣i chỗ, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử thống nhất đất nước.
Trong cuô ̣c chiến tranh bảo vê ̣ biên giới n ăm 1979, Chi Lăng trở thành mô ̣t trong những hâ ̣u cứ quan tro ̣ng của tỉnh, các cơ quan của tỉnh đều chuyển về làm viê ̣c ta ̣i Chi Lăng . Với những đóng góp to lớn trong hai cuô ̣c kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ , Chi Lăng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý . Nhà nước đã phong tặng danh hiê ̣u Anh hùng lực lượng vũ trang cho nhân dân và lực lượng vũ trang huyê ̣n Chi Lăng, Huân chương Lao đô ̣ng ha ̣ng Nhì cho Đảng b ộ và nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng trong thời kỳ đổi mới.
2.1.1.2. Điêu kiện về kinh tế- xã hội
Huyện Chi Lăng gồm 19 xã và 2 thị trấn, năm 2010 dân số của huyện 75.000 người, nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau Tày, Nùng, Kinh. Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao, đa số lao động trẻ, khoẻ là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, tuy nhiên số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5%) trong tổng số lao động là cản trở lớn cho huyện trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó vấn đề đặt ra là cần thiết phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện nhà.
Chi Lăng có vị trí địa lý thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh, nằm trong khoảng giữa thành phố Lạng Sơn với tỉnh Bắc Giang, vừa có quốc
lộ 1A, vừa có đường sắt liên vận quốc tế đi qua, tạo điều kiện cho Huyện có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, khoa học công nghệ với các tỉnh lân cận và với Trung Quốc. Chi Lăng có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả và cây công nghiệp. Đặc biệt là thích hợp với các cây trồng là cây na và cây hồi. Đây là những loại cây trồng đặc trưng của huyện Chi Lăng và của tỉnh Lạng Sơn.
2.1.1.3. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
Là miền đất có bề dày truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước. Phát huy truyển thống lịch sử hào hùng, trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước định hướng phát triển KT-XH mà Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra, người dân Chi Lăng không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất nhằm biến những tiềm năng về tự nhiên, xã hội thành nội lực phát triển KT-XH bền vững.
Lĩnh vực kinh tế: Tiếp tục ổn định và phát triển, nhịp độ tăng trưởng
khá, bình quân hàng năm tăng từ 9,45%, GDP bình quân năm 2012: 18,13 triệu đồng. Trong tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: nông-lâm nghiệp chiếm 59%, công nghiệp và xây dựng 11,75%, thương mại dịch vụ 28,78%.
Lĩnh vực văn hoá xã hội: GD&ĐT, thông tin, thể dục thể thao, y tế,
thực hiện chính sách xã hội dân số kế hoạch hoá gia đình đều có những chuyển biến tích cực. Chất lượng dạy và học được nâng lên, duy trì kết quả phổ cập 21/21 đơn vị xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS, 15 trường đạt chuẩn quốc gia. 98% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,78%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 19,02% hàng năm giảm 1,73%. Tỷ lệ hộ nghèo 10,52%.
2.1.2. Định hướng phát triển giáo dục
Huyện Chi Lăng được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2006, đạt chuẩn phổ cập THCS từ năm 2007. Đến nay vẫn duy trì được kết quả phổ cập.
Tính đến năm học 2012 - 2013:
- Giáo dục mầm non: 20 trường; Tỷ lệ huy động: Nhóm trẻ: 945/3178 (29,7%), mẫu giáo: 3478/3521 (98,77%);
- Số trường tiểu học: 26 với 365 lớp, 5618 HS; Tỷ lệ chuyển lớp (Từ lớp 6 -> lớp 8): 3312/3363 (98,5%); Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học: 1080/1104 (97,8%) Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 1060/1060, đạt 100%; - Số trường THCS: 23 với 192 lớp, 3363 HS; Tỷ lệ chuyển lớp (Từ lớp 6 -> lớp 8): 3312/3363 (98,5%); Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 1158/1158;
- Cấp THPT: 04 (THPT: 03; TTGDTX: 01) với số lớp: 87; 3629 HS, trong đó số lớp, số HS được học Ban Cơ bản nâng cao: 18 lớp với 756 HS;
Mạng lưới, quy mô phát triển trường, lớp hiện nay tương đối phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và phù hợp với nhu cầu của xã hội và địa phương, đã tạo điều kiện cho trẻ được đến trường một cách thuận lợi.
- Về chất lượng GD:
+ Chất lượng GD Tiểu học, THCS, THPT và bổ túc THPT được nâng lên, số HSG cấp huyện, cấp tỉnh được giữ vững. Bồi dưỡng HSG, phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. Kết quả phổ cập GD tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS được giữ vững.
+ Chất lượng về đội ngũ được nâng lên qua từng năm học. Đảm bảo về cơ cấu, đáp ứng được nhiệm vụ GD&ĐT.
Tuy nhiên chất lượng GD chưa đồng đều giữa các vùng, các trường trong huyện. Kết quả thi tuyển vào THPT còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Tỷ lệ HS bỏ học ở THCS và THPT còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Số HS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng hàng năm còn hạn
chế. Tỉ lệ đỗ vào các trường đại học trên 20 điểm hằng năm còn thấp, chủ yếu đỗ vào các trường tốp dưới. [27].
2.1.2.2. Một số vấn đề về phát triển giáo dục
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chi Lăng khoá XXI nhiệm kỳ 2010-2015 đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015 đối với GD&ĐT của huyện như sau “Chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, duy
trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THPT, mở rộng giáo dục mầm non và thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xây dựng trường chuẩn quốc gia, chuẩn hoá trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên. Tăng cường đầu tư kiên cố hoá trường lớp, nhà ở giáo viên. Nâng cấp trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng các xã, mở rộng các loại hình đào tạo nghề cho người lao động”.
Với các chỉ tiêu “100% trường có đủ phòng học cấp 4 trở lên, tỷ lệ huy
động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 đạt 80-85%; 100% giáo viên các bậc học đạt chuẩn” [22, tr 2-4].
Trong đó nhấn mạnh đến việc chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, làm tốt và duy trì kết quả phổ cập, chuẩn hoá đội ngũ GV, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác GD của huyện.
Đối với THPT: ổn định giữ vững 3 trường THPT trên địa bàn huyện. Trường THPT Chi Lăng phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2015. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chi Lăng mở rộng các lớp bổ túc xã tại các xã, thị trấn, đặc biệt là các xã vùng cao.
Phát huy truyền thống quê hương Chi Lăng anh hùng, trên cơ sở những kết quả đã đạt được về GD cộng với sự phát triển ngày càng đi lên của KT- XH, GD của huyện trong những năm tới sẽ ngày càng được nâng cao về chất lượng, mở rộng về quy mô để đưa sự nghiệp GD của huyện ổn định và phát
2.2. Quá trình phát triển trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành
2.2.1. Quá trình hình thành trường Trung học phổ thông Đồng Bành
Trường THPT Đồng Bành tiền thân là phân trường của trường THPT Chi Lăng từ tháng 8 năm 2007. Từ một phân trường với 8 lớp học được tách ra từ trường THPT Chi Lăng với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Phân trường mượn địa điểm của đơn vị bộ đội Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 141 trực thuộc Quân khu 1. Các phòng học và phòng làm việc được cải tạo từ các phòng ở của đơn vị bộ đội. Đội ngũ GV của phân trường là các GV được tăng cường từ trường THPT Chi Lăng. Phân trường có 1 đồng chí lãnh đạo phụ trách trực tiếp, có 2 chuyên môn: Tổ Xã hội và tổ Tự nhiên, một đồng chí trong Ban chấp hành Công đoàn phụ trách công đoàn và 1 đồng chí Phó Bí thư Đoàn trường phụ trách công tác Đoàn tại phân trường.
Năm 2008, được sự quan tâm của UBND huyện Chi Lăng và của Sở GD&ĐT Lạng Sơn, nhà trường được đầu tư xây dựng một ngôi trường mới trên diện tích 11.446m2 với một nhà 3 tầng có 21 phòng học, các phòng học bộ môn, một khu nhà hành chính 2 tầng và 1 khu tập thể giáo viên 2 tầng với 12 phòng.
Ngày 16 tháng 4 năm 2010, trường THPT Đồng Bành chính thức được thành lập theo Quyết định số 546/QĐ - UBND ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn. Ngày 20 tháng 4 năm 2010 Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định bổ nhiệm HT của nhà trường và ngày 01 tháng 8 năm 2010, các phó hiệu trưởng và các GV, nhân viên của nhà trường được Giám đốc Sở ra quyết định về công tác chính thức tại trường THPT Đồng Bành. Năm học 2010 - 2011 là năm học chính thức đầu tiên của nhà trường.
2.2.2. Cơ sở vật chất trường THPT Đồng Bành
Nhà trường được xây dựng trên diện tích 11.446m2, chủ đầu tư là Sở GD&ĐT Lạng Sơn. Trường được phân chia thành các khu sau:
+ Phòng học: 21; phòng máy tính 01; phòng thí nghiệm thực hành môn Hóa: 01, phòng thí nghiệm thực hành môn Vật lí: 01, phòng thí nghiệm thực hành môn Sinh học: 01; phòng máy tính: 01; Phòng thư viện: 01; 02 phòng máy chiếu phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin; Phòng họp chung: 01 với sức chứa 100 người.
- Một Nhà đa năng (Có sức chứa 700 người) thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tập thể của nhà trường.
- Khu nhà hành chính 2 tầng gồm:
+ Phòng làm việc của Hiệu trưởng: 01; phòng làm việc Phó hiệu trưởng: 02; phòng chờ giáo viên: 01; phòng họp giao ban: 01; phòng kế toán: 01, phòng Công đoàn: 01; Phòng Đoàn thanh niên: 01; phòng Văn thư: 01
- Khu tập thể giáo viên gồm 12 phòng riêng biệt.
Với sự quan tâm đầu tư của cấp trên, nhà trường có đủ các phòng học, phòng học bộ môn, các phòng làm việc của cán bộ quản lý và các phòng phục vụ cho công tác hành chính, điều hành của nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức dạy học các buổi chính khóa vào các buổi sáng, dạy HSG, phụ đạo bổ trợ kiến thức cho HS vào các buổi chiều. Năm 2012 nhà trường được cấp một gói thiết bị DH của các bộ môn, về cơ bản nhà trường không còn thiếu các thiết bị dạy học các bộ môn như những năm trước.
Tuy có đủ các phòng học và các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho công tác dạy học, hiện nay nhà trường còn thiếu các máy tính cho các tổ chức trong nhà trường: Tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Nhà trường còn thiếu các phòng sinh hoạt của các TCM. Việc sinh hoạt CM của các tổ còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu ở các lớp học. Đối với bộ môn Tin học tuy đã có phòng học bộ môn nhưng hiện nay các máy tính phục vụ cho công tác dạy học đều đã hết hạn sử dụng, hiện nay chỉ có 5 trong số 13 máy tính là hoạt động được. Đây là khó khăn đối với bộ môn Tin học trong công tác dạy thực hành của bộ môn.
2.2.3. Các thành tích phát triển giáo dục của nhà trường
Trường THPT Đồng Bành là một trường trẻ mới được thành lập, tuy nhiên trong 3 năm học qua nhà trường đã đạt được một số thành tích nhất định và bước đầu khẳng định được chất lượng GD so với các trường THPT khác trong tỉnh.
* Về chất lượng 2 mặt giáo dục
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hai mặt GD từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2012 - 2013 Xếp loại Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hạnh kiểm Tốt 369 67,8 385 69,0 455 74,8 Khá 134 24,6 133 23,8 121 19,9 TB 79 7,2 40 7,2 32 5,3 Y 2 0,4 0 0 0 0 Tổng 544 100 558 100 608 100 Học lực Giỏi 16 2,9 28 5,0 37 6,4 Khá 183 33,6 207 37,1 227 37,3 TB 288 52,9 288 51,5 293 48,0 Y 57 10,5 35 6,3 51 8,4 Tổng 544 100 558 100 608 100 (Nguồn: Trường THPT Đồng Bành) Qua Bảng kết quả xếp loại hai mặt GD của nhà trường từ ngày thành lập đến nay ta thấy về kết quả rèn luyện đạo đức của HS xu hướng tích cực. Năm học 2010 - 20111, nhà trường còn có HS xếp loại yếu về hạnh kiểm, hai năm học sau không còn HS hạnh kiểm xếp loại yếu. Tỉ lệ HS có hạnh kiểm