các tổ chuyên môn trong trường và với các tổ chuyên môn trường trung học phổ thông tiên tiến trong tỉnh
3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Đối với một trường mới thành lập, đội GV còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề thì việc học tập trao đổi kinh nghiệm giảng dạy là hoạt động cần thiết. Thông qua trao đổi CM giúp cho GV tự đánh giá được kiến thức, phương pháp mà đã tích lũy được, bổ sung những kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, tạo tinh thần học hỏi, ý chí vươn lên của đội ngũ GV.
Giao lưu CM nhằm tạo sự trưởng thành nhanh của đội ngũ, thu hẹp khoảng cách của GV nhà trường với các trường THPT về năng lực giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm.
3.3.6.2. Nội dung và cách tiến hành
* Về hoạt động trao đổi CM giữa các TCM trong nhà trường
Việc trao đổi giữa các TCM tạo ra sự phối hợp chuyên môn bổ sung cho nhau tạo sự phát triển nhanh về đội ngũ GV của các bộ môn. Nhà trường cần tổ chức thực hiện các đợi sinh hoạt chuyên đề giữa các tổ, nhóm bộ môn với các nội dung như: Trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác ôn thi HSG, ôn thi tốt nghiệp, phụ đạo HS yếu, kém …
- Định kỳ sau các kỳ thi chọn HSG, HT cần tổ chức việc rút kinh nghiệm công tác tổ chức, thực hiện ôn luyện của các bộ môn. Nội dung các bộ môn cần trao đổi cần tập trung vào trọng tâm sau: Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện của nhà trường, các nhóm bộ môn. Những ưu điểm, điểm đã làm được của nhóm bộ môn, những điểm hạn chế cần khắc phục và bài học kinh nghiệm.
- Đối với công tác ôn thi tốt nghiệp, cần tốt chức rút kinh nghiệm tập giữa và sau các kỳ thi. Các đề xuất, kiến nghị của các bộ môn cần được khắc phục vào năm học sau.
Tổ chức hội thảo cấp trường về các giải pháp nâng cao tỉ lệ HS khá, giỏi, giảm tỉ lệ HS yếu kém ở các bộ môn; Hội thảo về đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Các TCM tổ chức thảo luận trong TCM, tiến hành viết tham luận theo TCM hoặc theo các nhóm bộ môn.
- HT tổ chức hội thảo cấp trường.
* Về nội dung hoạt động giao giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các TCM trường trung học phổ thông có chất lượng trong tỉnh
- Ban lãnh đạo nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch, phát động phong trào học tập, trao đổi CM với các trường trong và ngoài huyện. Tổ chức có hiệu quả sinh hoạt cụm CM. Để làm được điều đó HT cần xây dựng mối quan hệ, cầu nối giữa các trường có bề dày thành tích, có đội ngũ GV cốt cán mạnh trong tỉnh.
- Tổ chức giao lưu nên đan xen giữa các trường trong năm. Chọn một trường tổ chức đăng cai luân phiên trong học kỳ. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch trao đổi CM nên ít nhất 2 lần trong một học kỳ.
- Xây dựng nội dung cần trao đổi theo chuyên đề như: đổi mới PPDH, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi HSG, biên soạn đề kiểm tra …
- Thực hiện việc trao đổi đề kiểm tra, thi khảo sát, thi HSG giữa các trường.
- Thực hiện thi GV giỏi cấp cụm trường, đây là cơ hội rất tốt để GV học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. Việc tổ chức hội giảng cấp cụm trường nên tổ chức trước một học kỳ theo lịch thi GV giỏi cấp tỉnh. Lựa chọn các môn tương ứng với thi GV giỏi cấp tỉnh. Đây chính là bước tiền đề, tập dượt cho GV tham gia thi GV giỏi cấp tỉnh.
- Việc tổ chức tham gia giao lưu, hội giảng cũng cần chú ý việc bố trí, sắp xếp giờ dạy. Dự giờ với cả TCM là rất khó khăn vì GV còn phải đảm nhiệm dạy hằng ngày. Do đó TCM cần chú ý sắp xếp, bố trí thời khóa biểu
3.3.6.3. Điều kiện thực hiện
- Việc giao lưu, trao đổi CM nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các trường trong tỉnh.
- Nhà trường có một khoản kinh phí nhất định cho việc giao lưu, sinh hoạt CM.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn
Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành là một tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ và đan xen lẫn nhau. Mỗi nhóm biện pháp đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung nhau và đều có những vai trò nhất định trong trong quản lý hoạt động TCM của nhà trường. Quản lý hoạt động TCM của nhà trường sẽ không có hiệu quả nếu tách rời các nhóm biện pháp này. Trong đó:
Biện pháp Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM là biện pháp quản lý xây dựng TCM theo hướng phát huy sự tự chủ, năng động, sáng tạo của TCM, đảm bảo sự tương tác, hỗ trợ, phát triển giữa các thành viên trong TCM.
Biện pháp Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động của TCM là biện pháp giúp cho HT quản lý hoạt động TCM thực hiện đúng những định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Quản lý chỉ đạo hoạt động DH theo định hướng đổi mới nội dung, PPDH của TCM là biện pháp tạo nên chất lượng DH của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy của người thầy. Hoạt động DH có hiệu quả thì chất lượng GD nhà trường được nâng lên.
Biện pháp Tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng CM là biện pháp nhằm xây dựng được đội ngũ tổ trưởng CM đáp ứng được những yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong các TCM.
biện pháp tạo nên những thay đổi trong sinh hoạt của TCM. Sinh hoạt của TCM là hoạt động có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt của TCM.
Biện pháp Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT tiên tiến trong tỉnh tạo điều kiện cho các thành viên của TCM được học hỏi, giao lưu
về chuyên môn, nghiệp vụ với các trường THPT, góp phần thúc đẩy nâng cao tay nghề của GV trong TCM.
Tổ hợp mối quan hệ giữa các biện pháp được mô hình hóa bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ hợp mối quan hệ giữa các biện pháp
3.5. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành, chúng tôi xin ý kiến của cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó và GV, kết quả khảo sát đánh giá theo 5 mức độ:
- Tính cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; tương đối cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 4 điểm; rất cần thiết: 5 điểm. Giá trị trung
bình là X
- Tính khả thi: Không khả thi: 1 điểm, ít khả thi: 2 điểm, tương đối khả Biện pháp 1 Biện pháp 4 Biện pháp 2 Biện pháp 5 Biện pháp 3 Biện pháp 6
- Cách tính điểm trung bình, thứ bậc tương tự như ở chương 2.
Chúng tôi đã xin ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, kết quả thể hiện ở bảng 3.1, 3.2 như sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành
T
T Tên biện pháp
Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm TB Xếp thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1
Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM
11 17 20 4,19 1
2
Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM
5 13 15 15 3,83 6
3
Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới nội dung, PPDH của TCM
10 20 18 4,17 2
4
Tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng CM
15 20 13 3,96 4
5 Đổi mới công tác quản lý hoạt
động sinh hoạt của TCM 16 20 12 3,92 5
6
Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT tiên tiến trong tỉnh
14 16 18 4,08 3
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đưa ra đều được đánh giá mức độ điểm đều cao hơn điểm trung bình. Điều này chứng tỏ tính cần thiết của các biện pháp được đưa ra. Mức độ điểm giữa các biện pháp không có sự chênh lệch lớn. Biện pháp “Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và
đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM” có điểm đánh giá mức độ cần thiết cao nhất, thấp hơn biện pháp này là biện pháp “Quản lý chỉ đạo hoạt động
dạy học theo định hướng đổi mới nội dung, PPDH của TCM”. Biện pháp “Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT tiên tiến trong tỉnh” đứng
ở vị trí thứ 3 với số điểm được đánh giá là 4,08. Biện pháp “Tổ chức công tác
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng CM” và biện pháp “Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM ” có điểm trung bình đánh giá lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5. Biện
pháp có điểm đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp “Đổi mới công
tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM”.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành
T
T Tên biện pháp
Số lƣợng ngƣời cho điểm
Điểm TB Xếp thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1
Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM
13 16 19 4,13 2
2
Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM
5 12 16 15 3,85 5
3
Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới nội dung, PPDH của TCM
9 19 20 4,23 1
4
Tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng CM
4 14 17 13 3,81 6
5
Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM
4 10 17 17 3,98 4
6
Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT
Từ bảng kết quả khảo sát trên cho thấy, những người được hỏi đều đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra. Điểm đánh giá cao nhất là biện pháp “Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới nội dung, PPDH của TCM”, thấp hơn là biện pháp “Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM”. Đánh giá
tính khả ở vị trí thứ 3 là biện pháp “Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập,
trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT tiên tiến trong tỉnh”. Biện pháp “ Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM” được đánh giá đứng ở vị trí thứ 4 với điểm trung bình là
3,98. Thấp hơn là biện pháp “Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM” và biện pháp có điểm đánh giá mức độ
khả thi thấp nhất là biện pháp “Tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng CM”
4.19 4.13 3.833.85 4.17 4.23 3.96 3.81 3.92 3.98 4.084.08 3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2 4.3 Điểm trung bình 1 2 3 4 5 6 Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Qua biểu đồ so sánh sự tương quan của các biện pháp cho thấy sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi. Các nhóm biện pháp này đều có điểm đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cao hơn mức điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp này. Biện pháp 1, 3 có điểm đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cao nhất. Biện pháp 1 được đánh giá có tính cần thiết cao hơn tính khả thi ngược lại biện pháp 3 được đánh giá có tính khả thi cao hơn. Biện pháp 3 có điểm đánh giá cả tính cần thiết và tính khả thi là 4,08 điểm. Biện pháp 2 và biện pháp 5 đều được đánh giá có tính khả thi cao hơn tính cần thiết. Biện pháp 4 có sự đánh giá chênh lệch nhiều nhất giữa tính cần thiết và tính khả thi.
* Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính
cần thiết và tính khả thi theo công thức: r = 1 - ) 1 ( 6 2 2 N N D
Trong đó: r là hệ số tương quan;
D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh; N là số các biện pháp quản lý đề xuất, N = 6.
Qui ước: Nếu r>0 là tương quan thuận; nếu r<0 là tương quan nghịch; nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ; nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.
Thay các giá trị vào công thức trên ta có : r = 1- 6*( 1+1+1+4+1)/6*(6*6-1) = 0,77
Với hệ số tương quan r = 0,77 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.
Như vậy, các biện pháp quản lý đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, chúng tôi đưa ra 6 giải pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành. Các biện pháp có quan
khác nhau với những điều kiện khác nhau nhưng cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM của nhà trường. Các biện pháp trên vừa có các nội dung mang tính tình thế, vừa có các nội dung mang tính lâu dài, vừa có các biện pháp quản lý truyền thống, các biện pháp quản lý hiện đại. Qua khảo sát cho thấy, các biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
TCM là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường đến giáo viên và học sinh. Thông qua TCM, HT thực hiện quản lý về công tác quy hoạch và bồi dưỡng tổ trưởng CM, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM, hoạt động DH, đổi mới PPDH, sinh hoạt TCM. TCM cũng chính là tập thể sư phạm gần nhất của người GV, có tác dụng giúp đỡ nhau bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, phát triển về CM và nghiệp vụ sư phạm. Chất lượng hoạt động của các TCM có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường.
Quản lý hoạt động TCM là yêu cầu thiết thực và có ý nghĩa quan trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường do vậy cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng về hoạt động TCM và quản lý hoạt động TCM và các biện pháp quản lý hoạt động TCM phù hợp với thực