Các nhân tố ảnh h-ởng hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Quản lý, sử dụng vốn tại Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Trang 34)

T ( số ngày trong kỳ) N =

1.3.4. Các nhân tố ảnh h-ởng hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, đồng thời là vấn đề rất phức tạp, chịu ảnh h-ởng của rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh cũng đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Họ cùng có một mục đích chung là làm thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất. Đánh giá và vận dụng đúng các nhân tố ảnh h-ởng tới hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu ảnh h-ởng đến hiệu quả sử dụng vốn gồm :

1.3.4.1. Nhân tố bên ngoài

* Các chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ của Nhà n-ớc :

Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị tr-ờng có sự quản lý của nhà n-ớc theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa, Nhà n-ớc quản lý nền kinh tế bằng đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, thiết lập khuôn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất quán, định h-ớng, dẫn dắt hoặc trực tiếp đầu t- vào một số lĩnh vực để tạo môi tr-ờng thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn có hiệu quả.

Bất kỳ một sự thay đổi cơ chế, chính sách nào của nhà n-ớc đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách về khối l-ợng cung tiền, chi tiêu của chính phủ, lãi suất, tín dụng, tỷ giá hối đoái, khuyến khích đầu t- hoặc những -u đãi về thuế... đều ảnh h-ởng mạnh mẽ tới doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, mỗi doanh nghiệp tr-ớc khi đứng tr-ớc quyết định về kinh doanh, đầu t-, tài chính đều phải luôn xem xét các chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ tín dụng của Nhà n-ớc.

Một cơ chế quản lý ổn định, với hệ thống chính sách thích hợp là hết sức cần thiết để doanh nghiệp yên tâm đầu t-, kinh doanh và phát huy hết năng lực của mình. Qua đó, không chỉ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mà còn đem lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế, tạo ra sự ổn định, tăng tr-ởng và phát triển bền vững.

* Thị tr-ờng của doanh nghiệp :

Thị tr-ờng gắn liền với quá trình sản xuất, l-u thông và tiêu dùng hàng hoá. Nó là nơi quyết định sản xuất cái gì, sản xuất nh- thế nào và sản xuất cho ai. Nó ảnh h-ởng đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị tr-ờng các doanh nghiệp đều chịu chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật l-u thông tiền tệ thông qua sự vận động của giá cả. Nó là nơi cuối cùng kiểm tra chủng loại các hàng hoá, sản l-ợng và chất l-ợng sản phẩm. Nó là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất, quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay

suy vong của mỗi doanh nghiệp. Tác động của thị tr-ờng tới hiệu quả sử dụng vốn đ-ợc thể hiện trên các mặt sau:

- Để sản xuất cần có các yếu tố sản xuất. Thị tr-ờng chính là nơi cung cấp các yếu tố đó đảm bảo cho quá trình sản xuất đ-ợc tiến hành bình th-ờng. Tuy nhiên, nếu chi phí vốn vay cao sẽ ảnh h-ởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính trên thị tr-ờng sẽ ảnh h-ởng trực tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ảnh h-ởng tới khả năng sử dụng vốn.

- Thị tr-ờng là nơi tiêu thụ hàng hoá cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang chiếm lĩnh tốt thị tr-ờng, giá trị hàng hoá đ-ợc thực hiện và các doanh nghiệp sẽ thu hồi đ-ợc vốn, tức là xét ph-ơng diện nào đó, doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Nh-ng nếu uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị tr-ờng không thuận lợi, hàng hoá sản xuất ra sẽ khó tiêu thụ đ-ợc, làm cho vốn l-u động không luân chuyển đ-ợc, bị ứ đọng, không sinh lời trong khi đó vẫn phải trả lãi vay, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng vốn không hiệu quả.

- Khi có sự biến động của thị tr-ờng đầu vào (sự biến động của các yếu tố sản xuất) nh- xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn lực, lạm phát... sẽ làm ảnh h-ởng tới chi phí sản xuất và do đó ảnh h-ởng tới giá bán của sản phẩm và khả năng tiêu thụ, tức là ảnh h-ởng tới giá trị của đồng tiền vốn và mức luân chuyển hàng hoá.

- Sự biến động của thị tr-ờng đầu ra (sự biến động của khâu tiêu thụ sản phẩm) nh- thay đổi nhu cầu của ng-ời tiêu dùng, thu nhập cá nhân giảm... dẫn đến hàng hoá không bán đ-ợc, gây ứ đọng và lãng phí vốn, rủi ro trong kinh doanh xảy ra và từ đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thị tr-ờng là nhân tố khách quan rất quan trọng ảnh h-ởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nó là động lực, ph-ơng tiện, là mục tiêu để mỗi doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh đều phải ‘tắm mình‘ trong đó, để rồi trong môi trường đó sẽ cho mỗi doanh nghiệp câu trả lời ‘vị thế của mình trên thương trường ở đâu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình ra sao?’.

1.3.4.2. Nhân tố bên trong

* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một cơ cấu nguồn vốn

hợp lý phản ánh sự kế hợp hài hoà giữa giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn th-ờng biến động trong các chu kỳ kinh doanh và cơ cấu vốn của chúng cũng khác nhau trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, việc xem xét, lựa chọn một cơ cấu nguồn vốn tối -u luôn là một trong các quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Để có quyết định đúng đắn, đòi hỏi phải xét đến các nhân tố ảnh h-ởng tới cơ cấu vốn tối -u của doanh nghiệp, th-ờng là các nhân tố rủi ro kinh doanh, thuế của doanh nghiệp, khả năng linh hoạt tài chính và môi tr-ờng huy động vốn, ph-ơng pháp quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Đồng thời phải biết vận dụng những ảnh h-ởng của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính trong việc lựa chọn cơ cấu vốn tối -u.

Cơ cấu vốn sẽ ảnh h-ởng tới hiệu quả sử dụng vốn thông qua sự ảnh h-ởng của nó đến chi phí vốn cuả doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn chỉ đ-ợc coi là hiệu quả khi nó đem lại một tỷ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có đ-ợc nguồn tài trợ đó.

* Lựa chọn và quyết định đầu t- : Huy động vốn đã là khó khăn nh-ng cái quan trọng hơn là làm sao sử dụng vốn, đầu t- vốn mang lại hiệu quả. Để làm tốt điều đó, doanh nghiệp phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, nghiên cữu kỹ l-ỡng nhu cầu thị tr-ờng, xác định mục tiêu đầu t- và dựa trên khả năng nguồn lực hiện có. Sau khi có dự án đ-ợc lập, vấn đề đặt ra là phải chọn lựa đ-ợc dự án tối -u nhất. Xét trên góc độ lỹ thuyết, có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu t- nh- : Giá trị hiện tại thuần, tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu t-, thời gian hoàn vốn đầu t-, chỉ số doanh lợi của dự án... Trên cơ sở đó để cuối cùng đ-a ra một quyết định đầu t- đúng đắn nhất. Rõ ràng, sự ra đời và vận hành một dự án đầu t- khả thi sẽ mang lại cho doanh nghiệp một lợi nhuận cao, sớm thu hồi vốn, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cả về chất l-ợng lẫn giá thành. Ng-ợc lại khi có một dự án không khả thi sẽ đem lại kết quả là sản phẩm không tiêu thụ đ-ợc, gây ứ đọng vốn mà chi phí vốn vay thì vẫn phải trả, ảnh h-ởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ta biết đầu t- là bộ phận không thể thiếu và ảnh h-ởng đến mở rộng và phát triển sản xuất. Cho nên trong đầu t- cần có sự đánh giá, lựa chọn để có đ-ợc những dự án đầu t- khả thi nhất, hiệu quả nhất.

* Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ : Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố có tác động rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó là điều kiện cần có tr-ớc hết để doanh nghiệp có thể tiến hành đ-ợc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thông th-ờng trong doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm : hạ tầng kỹ thuật, hệ thống nhà văn phòng, nhà x-ởng, kho bãi, hệ thống máy móc, thiết bị... Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh thì rõ ràng năng suất lao động sẽ cao, tạo ra những sản phẩm đáp ứng ng-ời tiêu dùng cả về tính năng, tác dụng, chất l-ợng và giá thành sản phẩm, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tăng. Ng-ợc lại, nếu cơ sở vật chất yếu kém doanh nghiệp sẽ có cơ hôij thành công khi cạnh tranh trên th-ơng tr-ờng.

* Chất l-ợng thông tin : Thông tin giữa vai trò quan trọng để đ-a ra một quyết định đúng đắn. Một thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ là cơ sở vững chắc cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hiện tại cũng nh- dự đoán cho t-ơng lai của doanh nghiệp. Tất nhiên để có chất l-ợng thông tin tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán, thống kê. khi có đ-ợc chất l-ợng thông tin, đòi hỏi ng-ời cán bộ phân tích phải lựa chọn ph-ơng pháp phân tích tài chính và các chỉ tiêu phân tích nào để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng. Cái khó khăn hiện nay là chúng ta ch-a có ph-ơng pháp phân tích chuẩn cũng nh- qui trình phân tích ch-a tốt nên đã ảnh h-ởng không nhỏ tới chất l-ợng phân tích.

* Nhân tố con ng-ời : Con ng-ời vừa là chủ thể, vừa là đối t-ợng của mọi hoạt động, con ng-ời là nhân tố trung tâm và quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một ban lãnh đạo có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, có ph-ơng pháp t- duy khoa học để quan sát, phân tích và giải quyết vấn đề, có đạo đức công tác là những nhân tố cơ bản nhất quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp mình. Bởi vì ban lãnh đạo là đầu mối trung tâm vạch ra kế hoạch hành động cho cả hệ thống do mình phụ trách, ra quyết định để thực hiện kế hoạch; tổ chức, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch; suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp, các hình thức để động viên, kích thích ng-ời lao động d-ới quyền hăng hái thi đua làm việc; đánh giá, phân tích các kết

quả đã đạt đ-ợc để đúc rút và đ-a ra ph-ơng h-ớng hành động cho thời gian tới. Một ban lãnh đạo giỏi sẽ xây dựng cho doanh nghiệp mình một ph-ơng án kinh doanh hiệu quả, sử dụng tiết kiệm và khai thác tối đa nguồn lực một cách hợp lý, xây dựng tốt mối quan hệ cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp, tạo ra một ekip làm việc hiệu quả từ trên xuống d-ới.

Lực l-ợng lao động trong doanh nghiệp cũng chiếm một vị trí rất quan trọng. Họ là ng-ời tiếp nhận và thực hiện các kế hoạch, các quyết định từ trên đ-a xuống. Họ là các nhân tố trực tiếp thực hiện và chính họ tạo ra kết quả của sản xuất kinh doanh, cho nên để có một kết quả cao đòi hỏi ng-ời lao động phải có trách nhiệm cao, trình độ quản lý và tay nghề vững vàng, có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật nghiêm minh. Điều đó sẽ tác động đến nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và vật liệu, chất l-ợng và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dẫn tới ảnh h-ởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn còn phụ thuộc vào khả năng của cán bộ phân tích tài chính. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ch-a quan tâm hoặc quan tâm ch-a đúng mức đến công tác này. Do đó, doanh nghiệp không xác định chính xác nhu cầu vốn, khai thác, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

Trên đây là một số nhân tố khách quan và chủ quan ảnh h-ởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhận thức và vận dụng, cũng nh- phát huy tốt các nhân tố đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đững vững tr-ớc những sự biến đổi trong môi tr-ờng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo ra đ-ợc nhiều thay đổi trong bộ mặt của doanh nghiệp.

Ch-ơng 2

Thực trạng quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty khoáng sản & th-ơng mại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý, sử dụng vốn tại Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)