Giải pháp quản lý và sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Quản lý, sử dụng vốn tại Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Trang 92 - 95)

6, Số ngày luân chuyển (360 ngày/4)

3.2.8. Giải pháp quản lý và sử dụng vốn cố định

Quản lý và khai thác TSCĐ của Tổng công ty đ-ợc xem xét d-ới hai giác độ : quản lý, khai thác về mặt giá trị và về mặt hiện vật. Cụ thể về mặt giá trị là quản lý, sử dụng quỹ khấu hao, còn về mặt hiện vật là quản lý, khai thác tài sản cố định.

Để thực hiện tốt công tác này đơn vị phải thực hiện đồng thời các giải pháp sau: - Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chế độ nhà n-ớc trong quản lý, sử dụng TSCĐ. Mỗi một tài sản cố định phải có một thẻ tài sản cố định phản ánh chi tiết các yếu tố của tài sản nh- tên tài sản, số thẻ, đơn vị quản lý, thời gian đ-a vào sử dụng, nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn theo đúng chế độ hạch toán, thống kê hiện hành.

- Thực hiện nghiêm chế độ kiểm kê tài sản cuối năm tài chính, mọi tr-ờng hợp thừa, thiếu phải đ-ợc lập thành văn bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tài sản cố định nh- mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích tr-ớc chi phí dự phòng ...

- Định kỳ thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định . Trên cơ sở đó có các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phân cấp quản lý tài sản cố định cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, gắn giao quyền với trách nhiệm các nhân cụ thể. Điều này sẽ nâng cao tính chủ động của các đơn vị trong việc đánh giá, xử lý và xác định nhu cầu tài sản của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp cho các đơn vị nâng cao trách nhiệm vật chất của mình trong quản lý và sử dụng tài sản.

- Quản lý chặt chẽ quỹ khấu hao theo nguồn vốn. Thực hiện việc tạm tăng tài sản cố định bàn giao kịp thời để có cơ sở xác định khấu hao vào chi phí. Hiện tại, Tổng công ty có thuận lợi là đang đ-ợc phép sử dụng biện pháp khấu hao nhanh và khấu hao theo số d- giảm dần nên cần linh hoạt trong vận dụng ph-ơng pháp khấu hao sao cho vừa đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, vừa nhanh chóng thu hồi vốn để có thể tiếp tục tái đầu t- đổi mới TSCĐ.

- Tận dụng tối đa năng lực của tài sản đ-ợc giao để phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Th-ờng xuyên tổ chức, kiểm tra tập huấn và đúc rút kinh nghiệm cho công nhân viên trong công tác vận hành, sửa chữa, bảo trì bảo d-ỡng tài sản thuộc đơn vị mình nhằm nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho công nhân viên để từ đó giúp ng-ời công nhân có thể phát huy và duy trì năng lực tài sản đ-ợc tốt hơn.

* Nâng cao hiệu quả công tác đầu t- xây dựng cơ bản :

- Nâng cao chất l-ợng công tác chuẩn bị đầu t-, đặc biệt là khâu khảo sát ban đầu.

- Th-ờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh đối với các đối tác trong quá trình triển khai thi công. Phát hiện và tìm giải pháp kịp thời khắc phục những thiếu sót. Trong tr-ờng hợp phát sinh khối l-ợng, thay đổi thiết kế cần tiến hành làm những thủ tục cần thiết bổ sung trình phê duyệt. Tránh tình trạng làm những thủ tục bổ sung sau quá trình hoàn thành công trình, dự án, điều này gây khó khăn cho phê duyệt cũng nh- gây ách tắc cho các bộ phận đảm nhiệm tiếp phần việc sau đó.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc quản lý đấu thầu và chỉ định thầu trong đầu t- và xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ tiêu chuẩn về giá cả, kỹ thuật, chất l-ợng và tiến độ thi công đáp ứng đ-ợc mục tiêu đầu t- đề ra.

- Khẩn tr-ơng tập hợp đầy đủ hồ sơ của các công trình, tổ chức kiểm toán, thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu t- và lập báo cáo quyết toán công trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu t- xây dựng cơ bản hoàn thành.

- Quan tâm, chú trọng, chỉ đạo, chấn chỉnh th-ờng xuyên, kịp thời nhằm giải quyết những tồn tại, v-ớng mắc, khó khăn trong lĩnh vực đầu t- xây dựng cơ bản một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Đồng thời tạo mọi điều kiên thuận lợi cho các thành viên phụ trách lĩnh vực đầu t- xây dựng cơ bản, các nhà thầu hoàn thành tốt những nhiệm vụ, công việc của mình.

- Phân cấp quản lý đầu t- xây dựng cơ bản cho các đơn vị trực thuộc của mình nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy cao trách nhiệm, quyền hạn và chủ động trong hoạt động đầu t-. Việc phân cấp phải đảm bảo chặt chẽ đúng các quy định của nhà n-ớc.

* Thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo d-ỡng TSCĐ một cách th-ờng xuyên:

- Thực hiện tốt b-ớc khảo sát hiện trạng ban đầu, tính khái toán vốn sửa chữa cần thiết cho từng tài sản làm căn cứ ghi vốn trong kế hoạch năm.

- Thực hiện phân cấp sửa chữa tài sản cho các đơn vị cơ sở. Giao trách nhiệm cho đơn vị đồng thời tạo điều kiện cho họ chủ động giải quyết khi tài sản h- hỏng.

- Khi tiến hành thực hiện sửa chữa tài sản phải tuân thủ các b-ớc theo quy trình quản lý đầu t- XDCB theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Th-ờng xuyên đào tạo, bồi d-ỡng để nâng cao kỹ năng vận hành, bảo d-ỡng, sửa chữa thông th-ờng cho ng-ời trực tiếp sử dụng tài sản. Có cơ chế khuyến khích thích đáng đối với các sáng kiến hợp lý hoá nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, những cần kiên quyết xử lý, quy trách nhiệm cá nhân bồi th-ờng đối với các tr-ờng hợp vi phạm kỷ luật lao động, không tuân thủ quy trình vận hành dẫn đến h- hỏng tài sản

* Thanh lý tài sản đã xuống cấp, lạc hậu :

Công tác thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không còn nhu cầu sử dụng; tài sản h- hỏng không thể phục hồi đ-ợc; tài sản hết thời gian sử dụng tuy giá trị sử dụng còn tốt nh-ng không phù hợp với hoạt động kinh doanh luôn luôn đ-ợc Tổng công ty chú trọng, quan tâm. Tuy nhiên, đơn vị cần chủ động đánh giá và lên kế hoạch thanh lý nhằm loại bỏ những tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc đáp ứng đ-ợc yêu cầu sản xuất kinh doanh. Để tạo điều kiện cho việc đầu t-, đổi mới tài sản, tạo ra năng lực sản xuất của tài sản cao hơn, một đồng vốn cố định mang lại hiệu quả nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý, sử dụng vốn tại Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Trang 92 - 95)