tăng bảo hộ sở hữu trí tuệ
Những lợi thế chung mà FTA với EU sẽ đem lại cho Việt Nam dường như sẽ lớn hơn các phí tổn của việc thông qua một chương về IPR trong FTA. Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho Việt Nam không phải là có nên chấp nhận một chương về IPR trong FTA hay không mà là làm thế nào để cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong luật pháp quốc gia theo một cách giảm bớt phí tổn của việc gia tăng bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Hệ thống “một cỡ cho tất cả” sẽ không thích hợp chút nào. Việt Nam không nên chỉ “sao chép” các quy định trong TRIPS hoặc trong FTA tương lai với EU vào luật pháp trong nước. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần uốn nắn hệ thống IPR quy định trong những hiệp định này cho phù hợp với điều kiện của mình, bao gồm các yếu tố ngành, văn hóa, pháp luật và kinh tế299
. Như một đại diện của Cục SHTT trong một cuộc phỏng vấn để xây dựng Báo cáo này đã cho biết, Việt Nam cần áp dụng một “hệ thống IP bền vững”. Thêm vào đó, cải cách sở hữu trí tuệ phải đi kèm với các biện pháp nhằm tạo ra một nền tảng công nghệ khả thi. Để làm như vậy, các khía cạnh sau đây cần được xem xét.
Trước hết, mục “nguyên tắc chung” trong chương về IPR trong FTA tương lai với EU sẽ đặt ra các nguyên tắc và mục tiêu tham vọng hơn Điều 7 và 8 TRIPS. Việt Nam nên đàm phán để đưa vào các nguyên tắc quan trọng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Các cơ quan có thẩm quyền sau này có thể dựa vào đó để thực hiện trong luật pháp trong nước.
298
J. Kuanpoth, “Các quy tắc TRIPS-cộng…”, trang 43. 299
Các nước đang phát triển sử dụng tính linh hoạt của các công cụ IPR quốc tế để hài hòa hóa các quy tắc của mình tới mức tối đa có thể cho phù hợp với điều kiện ngành, văn hóa, pháp lý và kinh tế, dựa trên việc xác định những ưu tiên (Gervais, trang 80). Việc các nước kém phát triển hơn thông qua mức độ bảo hộ IP của các nước đã phát triển đến một trình độ tiên tiến có thể làm tổn hại đến khả năng của các nước này trong cùng một tiến trình phát triển đi lên” (L. Kilgour, “Xây dựng…”, trang 322).
61 Thứ hai, việc phân tích các điều khoản nội dung về bảo hộ trong các FTA mà EU đã có cho thấy rằng: a) mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ không tăng nhiều so với mức hiện nay trong luật pháp của Việt Nam; b) các linh hoạt trong TRIPS không bị xóa bỏ.
Liên quan đến vấn đề tiếp cận thuốc chữa bệnh, thực tế là các FTA của EU đòi hỏi mở rộng về thời hạn bảo hộ. Tuy nhiên, Việt Nam có thể duy trì hệ thống bảo vệ dữ liệu thử nghiệm của mình và vận dụng giấy phép bắt buộc hoặc các trường hợp ngoại lệ đối với bảo hộ bằng sáng chế. Hơn nữa, Việt Nam có thể duy trì nguyên tắc về hết hạn quyền quốc tế.
Liên quan đến ngành nông nghiệp, các FTA của EU không đòi hỏi điều gì quá mức hiện nay trong luật pháp của Việt Nam liên quan đến bảo hộ quyền đối với giống cây trồng và bằng sáng chế về các dạng thức sự sống.
Liên quan đến bảo hộ tài nguyên di truyền, kiến thức truyền thống và văn hóa dân gian, các FTA của EU có các điều khoản để đảm bảo việc bảo hộ ở mức độ quốc tế.
Liên quan đến vấn đề tiếp cận tri thức, các FTA của EU đòi hỏi gia tăng thời hạn bảo hộ quyền tác giả, nhưng các đối tác của EU có nhiều linh hoạt để thực hiện các nghĩa vụ về TPM và RMI theo các hiệp định quốc tế về Internet. Ngoài ra, Việt Nam sẽ có thể vận dụng các ngoại lệ đối với độc quyền chừng nào phép thử 3 bước còn được duy trì.
Thứ ba, các điều khoản về thực thi trong các FTA của EU quả thực là một vấn đề cho Việt Nam. Các điều khoản này có mức độ đòi hỏi cao và việc thực thi sẽ tốn kém.
Cần lưu ý Điều 41.5 TRIPS: việc thực hiện các biện pháp cần thiết không được tạo ra các nghĩa vụ “liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực giữa thực thi quyền sở hữu trí tuệ với thực thi pháp luật nói chung”. Theo đó, Việt Nam chỉ có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản về thực thi trong các FTA tới hạn mức năng lực của mình.
Tương tự như vậy, Điểm 45 của Chương trình nghị sự phát triển của WIPO khuyến nghị “để thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh rộng lớn hơn các lợi ích xã hội và đặc biệt là các mối quan tâm theo định hướng phát triển, với quan điểm rằng việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cần phải đóng góp vào việc thúc đẩy công nghệ đổi mới và chuyển giao và phổ biến của công nghệ, lợi ích lẫn nhau cho các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ và trong một cách có lợi cho phúc lợi xã hội và kinh tế, và sự cân bằng quyền và nghĩa vụ” theo Điều 7 TRIPS.
Thứ tư, việc xác định cách thích hợp nhất để thực hiện nghĩa vụ trong chương về IPR phải tính đến các chính sách tương ứng trong các lĩnh vực liên quan như nông nghiệp, khoa học công nghệ và giáo dục300
.
Cụ thể, việc cải cách sở hữu trí tuệ phải đi kèm với các biện pháp để cải thiện hệ thống R&D của quốc gia. Như đã đề cập, khả năng của các công ty trong nước trong việc đổi mới không chỉ phụ thuộc vào việc bảo hộ mạnh mẽ hơn đối với quyền sở hữu trí tuệ. Điều này còn phụ thuộc vào năng lực khoa học và công nghệ của đất nước. Các nước đang phát triển còn xa mới giống nhau. Mỗi nước phải biết cách vận dụng tốt công nghệ nhập khẩu và cuối cùng để có thể cạnh tranh với các nỗ lực R&D của chính mình301
.
Điều này không phải là không được các cấp có thẩm quyền của Việt Nam chú ý đến. Trong khi tình trạng hiện thời về khoa học và công nghệ của Việt Nam còn rất thấp kém, Chính phủ đã làm rõ trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010302 là khoa học
300
TRANG Roffe, "Sở hữu trí tuệ, Hiệp định song phương và Phát triển bền vững: Những thách thức của việc thực thi", Ciel, tháng 1 năm 2007.
301
Ví dụ về các hình thức có thể được thông qua để cải thiện hệ thống R&D của một nước bao gồm: trợ cấp nghiên cứu, hay trợ cấp cho những người sáng tạo trong nước, tạo động lực cho những người sáng tạo và đổi mới trong nước; học bổng cho các sinh viên giỏi nhất và các nhà nghiên cứu để học tập ở các trường đại học nước ngoài hàng đầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng đối với đất nước. Gervais, trang 66.
302
62 và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là chính sách quốc gia hàng đầu. Hơn nữa, đưa trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam tới mức hàng đầu khu vực là một trong những mục tiêu chính của kế hoạch 5 năm hiện nay về khoa học và công nghệ303
. Các mục tiêu khác của Đề án bao gồm việc cải thiện chất lượng và hiệu quả của nghiên cứu khoa học, xây dựng một lực lượng lao động khoa học lớn mạnh và tăng cường hợp tác nghiên cứu quốc tế. Điều này sẽ cho phép Việt Nam không chỉ làm giảm các phí tổn của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong FTA tương lai mà còn hưởng lợi từ đó.
Thứ năm, để tuân thủ nghĩa vụ của mình trong FTA tương lai với EU, Việt Nam cần tận dụng các cơ chế hợp tác quy định trong chương về IPR.
Như sẽ giải thích trong chương sau, hỗ trợ kỹ thuật là cần thiết để thực hiện FTA theo một cách tốt nhất phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các nước đang phát triển thường thiếu chuyên môn và nguồn lực để soạn thảo văn bản pháp luật nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của mình304. Hỗ trợ kỹ thuật cũng đóng một vai trò quan trọng để đào tạo nhân viên quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Nhưng không chỉ có vậy: các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cũng có thể giúp một nước tạo ra cấu trúc cần thiết nhằm hưởng lợi đầy đủ từ công nghệ được nhập vào trong nước và xây dựng nên các cơ chế R&D có khả năng tận dụng được sự bảo hộ về sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, trong AA EU-CA việc xúc tiến hợp tác kỹ thuật và tài chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chính là một mục tiêu mà các nước Trung Mỹ có thể được hưởng lợi.
303
Quyết định 67/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2006. 304
63
CHƯƠNG IV. CƠ CHẾ HỢP TÁC TRONG CHƯƠNG VỀ IPR
I. Giới thiệu
Như đã đề cập ở trên, việc các nước đang phát triển thông qua các văn bản pháp lý trong lĩnh vực bảo hộ và thực thi IPR tự thân không đảm bảo việc bảo hộ và thực thi IPR một cách hiệu quả đối với cả các công ty trong nước và nước ngoài, cũng như không thúc đẩy được chuyển giao công nghệ quốc tế chuyển giao công nghệ hay tạo thuận lợi cho sự phát triển của các ngành trong nước dựa trên các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo.
Các biện pháp khác - đối thoại chính trị, xử phạt,…cần đi kèm cơ chế hợp tác để giúp các đối tác của EU đạt được các mục tiêu. Cần lưu ý rằng các nước phát triển đã cam kết tại Điều 67 TRIPS về hỗ trợ hợp tác kỹ thuật và tài chính cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định.305 Nghĩa vụ như vậy được tái khẳng định trong Tuyên bố Đô-ha306
và Hội đồng TRIPS đã thực hiện một cơ chế giám sát nỗ lực của mỗi thành viên WTO phát triển trong việc tuân thủ nghĩa vụ này.307
Điều này cũng vì lợi ích của chính các nước này - các nước đang phát triển đạt được tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng xuất khẩu và đầu tư liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Để tuân thủ nghĩa vụ này, EU đã đưa cơ chế hợp tác vào trong các chương trình phát triển đơn phương hoặc trong các hiệp định song phương.
Hợp tác song phương EU đã nhắm đến Việt Nam trong số nhiều nước khác. Sự hợp tác bắt đầu vào năm 1989. Hiện nay, Việt Nam nhận viện trợ từ EU trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia EU-Việt Nam (giai đoạn 2007-2013).308 Một số dự án đã được tài trợ theo chiến lược này, bao gồm Dự án MUTRAP. Nhiều hoạt động trong các dự án này liên quan đến lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
Thêm vào đó, Việt Nam hưởng lợi từ các chương trình hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định hợp tác ASEAN-EU như dự án ECAP với mục đích là tạo thuận lợi cho “hội nhập khu vực ASEAN bằng cách xây dựng năng lực cho các nước thành viên ASEAN để quản lý và hưởng lợi từ việc tăng cường hệ thống IPR”.309
Một giai đoạn mới về hợp tác song phương giữa Việt Nam và EU sẽ mở ra khi PCA có hiệu lực. Điều 20.2 quy định rằng “các Bên nhất trí tăng cường hợp tác về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ”. Đoạn 3 nêu rõ “hợp tác được thực hiện dưới hình thức mà các Bên nhất trí, bao gồm trao đổi thông tin và kinh nghiệm” về tất cả các khía cạnh liên quan đến IPR.310
Thêm vào đó, “các Bên nhất trí tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực cùng quan tâm [...] có tính đến các chính sách và chương trình hợp tác của mỗi Bên”.311
Trên cơ sở các yếu tố trên, Chương này sẽ nhằm đồng thời 3 mục đích: a) xác định và giải thích các chương trình hợp tác chung trong các FTA của EU; b) đánh giá xem việc đưa các biện pháp hợp tác tương tự vào FTA với Việt Nam có đặt ra thêm nội dung vào các chương trình hợp tác song phương hiện có hay không; c) cung cấp một số khuyến nghị về cách thức tránh các
305
“Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định này, các Thành viên phát triển sẽ cung cấp, theo yêu cầu và các điều khoản, điều kiện đã nhất trí, sự hợp tác kỹ thuật và tài chính có lợi cho các Thành viên đang phát triển và kém phát triển. Hợp tác bao gồm trợ giúp soạn thảo luật và quy định về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc ngăn ngừa lạm dụng, bao gồm cả hỗ trợ thành lập hoặc củng cố các cơ quan trong nước và cơ quan liên quan đến các vấn đề này, bao gồm cả đào tạo cán bộ”.
306
Đoạn 11.2. 307
Quyết định ngày 19 tháng 2 năm 2003 (Tài liệu WTO số IP/C/28). 308
http://www.eeas.europa.eu/vietnam/csp/07_13_en.pdf 309
http://www.ecap-project.org/ 310
"[...] chẳng hạn như thông lệ thực hiện, quảng bá, phổ biến, thuận lợi hóa, quản lý, hài hoà, bảo hộ, thực thi và áp dụng có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, ngăn ngừa lạm dụng các quyền, đấu tranh chống hàng giả và vi phạm bản quyền, bao gồm việc thành lập và củng cố các tổ chức cho mục đích kiểm soát và bảo hộ các quyền”.
311
64 vấn đề đã được xác định trong các chương trình hỗ trợ kỹ thuật hiện có khi đưa cơ chế hợp tác vào.
Điều quan trọng cần lưu ý là các dự án của EU cho Việt Nam sẽ không kéo dài mãi vì các dự án phụ thuộc vào nhu cầu chiến lược của EU ở Đông Nam Á cũng như đánh giá của EU về mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam.Vì vậy, nhiều khả năng trong tương lai gần Việt Nam chỉ có thể dựa vào cơ chế hợp tác đa phương trong các hiệp định quốc tế.
Khi phân tích điều khoản “hợp tác” trong các FTA của EU, điều thú vị cần lưu ý là điều khoản này rất chi tiết trong EPA giữa EU và CARIFORUM cũng như trong TA giữa EU và CP. Khác so với trong các FTA khác, các quy định về IPR được đưa vào trong chương có tựa đề “Đổi mới và sở hữu trí tuệ”. Quy định này có hệ thống hơn trong AA giữa EU và CA, và FTA giữa EU và Hàn Quốc. Trường hợp thứ hai có thể giải thích là trên thực tế Hàn Quốc không phải nước đang phát triển cần hỗ trợ của EU để thực hiện các nghĩa vụ của mình trong FTA.
Xét rằng chương trình hợp tác trong các FTA liên quan đến tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, phát triển và đổi mới (R&D + I) nên Chương này được chia thành 3 phần.