Điều khoản về chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 55)

IV. Quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

5.Điều khoản về chuyển giao công nghệ

a) Quy định chung trong các FTA của EU

Quy định về chuyển giao công nghệ trong TRIPS và các FTA nhằm 2 mục đích đồng thời: thứ nhất, để buộc các Bên tham gia thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế giữa các quốc gia; thứ hai, để cho phép các Bên tham gia áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lạm dụng trong hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các công ty. Phần này sẽ tập trung giải thích các quy định nhằm mục đích thứ hai. Các quy định nhằm mục tiêu thứ nhất đã được phân tích trong Chương IV, vì một trong những mục đích của cơ chế hợp tác là thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế.

TRIPS tái khẳng định quyền của các nước thành viên WTO trong việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa các công ty sử dụng việc cấp phép hay các điều kiện trong hợp đồng của họ “để lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ gây ảnh hưởng bất lợi đối với cạnh tranh” (Điều 40.2) hoặc có thể "kiềm chế bất hợp lý thương mại hoặc ảnh hưởng xấu đến chuyển giao công nghệ quốc tế "(Điều 8.2)264.

Tất cả các FTA đều có một điều khoản chung nhắc lại quyền của mỗi nước thành viên WTO theo Điều 40 TRIPS265

. EPA EU-CARIFORUM cũng quy định rằng các bên có thể áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa “lạm dụng tính bất đối xứng thông tin rõ ràng trong việc đàm phán giấy phép”266. Trừ FTA EU-Hàn Quốc, các FTA khác đều tham chiếu đến quyền quy định tại Điều 8.2 TRIPS267. Tuy nhiên, quy định trong TRIPS và các FTA có sự khác biệt quan trọng: a) trong khi TRIPS không đòi hỏi các nước phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp này thì các FTA (chỉ trừ TA EU-CP) đều quy định “các bên phải có các biện pháp thích hợp”; b) quy định này được diễn giải là các cơ quan có thẩm quyền của châu Âu sẽ giám sát tác động của các thông lệ cấp phép sở hữu trí tuệ và các chiến lược sở hữu trí tuệ khác ở các nước đối tác đối với chuyển giao công nghệ; c) trong khi theo TRIPS việc áp dụng các biện pháp này phải nhất quán với các điều khoản khác của TRIPS thì các FTA không đặt ra điều kiện này khiến việc áp dụng có thể linh hoạt hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng quy định này là công cụ hiệu quả nhất để đối phó với tác động hạn chế chuyển giao công nghệ của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ268

.

b) Tác động đến hệ thống IPR của Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đã ban hành Luật Chuyển giao công nghệ (TTL) để điều chỉnh các hợp đồng chuyển giao công nghệ, các hợp đồng này còn chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp lý khác: a) CC có một số quy định trong lĩnh vực này269

và áp dụng đối với tất cả các khía cạnh của hợp đồng nếu không được đề cập cụ thể trong TTL270; b) quy định về “chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp" trong IPL271

; c) và cuối cùng, các hợp đồng phải tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh.

Việt Nam cần sử dụng các quy định này để đạt được mục đích nêu trong TRIPS và các FTA của EU. Việc đánh giá xem liệu các quy định nhằm ngăn ngừa chủ thể quyền lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ và tác động đến cạnh tranh hay sử dụng thông lệ cấp phép để cản trở một cách bất hợp lý đối với chuyển giao công nghệ quốc tế hay không đòi hỏi một phân tích chi tiết hơn ngoài phạm vi của Báo cáo này. Tuy nhiên, dường như Việt Nam đã lập ra những hạn chế nhất định về giấy phép cho đối tượng sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Cụ thể là, Điều 144.2 IPL cấm các điều khoản như “buộc bên được

264

Một quy định trong TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ là Điều 28.2: "chủ sở hữu bằng sáng chế có quyền chuyển nhượng, hoặc chuyển giao thừa kế bằng sáng chế và ký kết hợp đồng li-xăng”.

265

Điều 231 AA EU-CA, 10.3 FTA EU-Hàn Quốc. 266

Điều 142 EPA EU-CARIFORUM. 267

Điều 197 TA EU-CP. 268

A. Kur / H. Grosse Ruse-Khan, “Đủ là đủ - Khái niệm về mức trần ràng buộc trong bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế", Tài liệu nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 09-01, các trang 52-53.

269

Điều 754 – 757 CC. 270

Điều 4.1. Điều này cũng quy định “trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó”.

271

53 chuyển quyền sở hữu chuyển giao lại miễn phí các cải tiến”, ràng buộc mua, hay điều khoản ngăn cấm bên được chuyển quyền sở hữu khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền. Tất cả điều khoản trong hợp đồng thuộc diện bị cấm sẽ mặc nhiên bị vô hiệu.

54

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH CÁC TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 55)