Quy định chung

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 43)

IV. Quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

1.Quy định chung

a) Quy định chung trong các FTA của EU

Các nghĩa vụ chung. Các FTA tái khẳng định nghĩa vụ chung của các bên tham gia trong việc áp dụng các biện pháp, thủ tục và chế tài cần thiết để đảm bảo việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ như mục tiêu đặt ra tại Điều 41.1 và 2 TRIPS. Các biện pháp phải nhanh chóng, hiệu quả, thích hợp và có tác dụng ngăn chặn sự vi phạm tiếp diễn. Các biện pháp phải công bằng và bình đẳng, không được quá phức tạp hay tốn kém, hay đặt ra các thời hạn bất hợp lý hay hay chậm trễ không cần thiết. Cuối cùng, các biện pháp phải được triển khai theo cách thức không tạo ra rào cản đối với thương mại cũng như lạm dụng để bảo hộ201

.

Điều 234.4 TA EU-CP nêu rằng các Bên không có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống tư pháp riêng để thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngoài hệ thống tư pháp thực thi pháp luật nói chung nhằm tuân thủ nghĩa vụ trong FTA. Ngoài ra, các Bên không có nghĩa vụ liên quan đến việc phân bổ nguồn lực cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và thực thi pháp luật nói chung. Mặc dù các FTA khác không có điều khoản này, cần lưu ý rằng Điều 234.4 TA EU-CP chỉ sao chép lại Điều 41.5 TRIPS, do đó các đối tác của EU có thể viện đến điều khoản này bất kể không được đưa vào trong FTA của mình202

.

Quyền yêu cầu xử lý vi phạm. Điều 42 TRIPS quy định các thành viên phải ban hành thủ tục tư pháp dân sự liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể quyền, bao gồm cả “các tổ chức và hiệp hội có tư cách pháp lý đối với các quyền”203. Các FTA ràng buộc các đối tác của EU phải đưa vào danh sách người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm: a) người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể là những người được trao độc quyền và những người được trao quyền; b) các tổ chức quản lý tập thể về tài sản trí tuệ; c) và các cơ quan quốc phòng chuyên nghiệp204

. Trong mọi trường hợp, quyền yêu cầu xử lý vi phạm liên quan đến các đối

200

X. Seuba Hernandez, “Bảo vệ sức khỏe...”, trang 36. 201

Điều 234 TA EU-CP, Điều 151 EPA EU-CARIFORUM, Điều 260 AA EU-CA, Điều 10.41 FTA EU-Hàn Quốc. Nội dung các điều này dựa theo Điều 3 Quy định 2004/48. Điều 3 ACTA dựa theo Điều 41.1 TRIPS, nhưng Điều 6.2 có lời văn mạnh mẽ hơn về việc các bên tham gia phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng quyền của tất cả các người tham gia được bảo hộ một cách thích đáng.

202

X. Seuba, “Kiểm tra và cân bằng trong lĩnh vực thực thi sở hữu trí tuệ: tái thiết lập các hiệp định thương mại của EU", sắp tới (trao tay bởi tác giả), trang 10.

203

Xem chú thích 11 của Điều 42. 204

41 tượng sở hữu trí tuệ này sẽ “phù hợp với quy định của luật áp dụng” hoặc “trong chừng mực luật áp dụng cho phép”205

.

Ngoài ra, trong khi Điều 42 TRIPS không nói rõ quyền yêu cầu thực thi chỉ liên quan đến các biện pháp dân sự và hành chính (tại Mục 2, Phần III) hay bất kỳ biện pháp nào trong khuôn khổ của Phần III TRIPS thì các FTA tham chiếu rõ đến Phần III TRIPS nói chung. Vì thế, người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm có thể khởi xướng thủ tục tố tụng hình sự và yêu cầu áp dụng các biện pháp biên giới.

b) Tác động đến hệ thống IPR của Việt Nam

Hệ thống thực thi IPR của Việt Nam căn cứ vào các Điều 198 - 219 IPL, Nghị định 105/2006, Nghị định 97/2010, Luật Hải quan, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo Điều 199 IPL và Điều 4 Nghị định 105/2006, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, các hành vi vi phạm được xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Các yếu tố để xác định tính chất, mức độ được quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2006.

Trong khi các chế tài hình sự và dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án, các biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, công an, quản lý thị trường, hải quan và uỷ ban nhân dân các cấp.

Các vụ việc thường được giải quyết theo thủ tục hành chính vì cách này nhanh chóng và ít tốn kém206. Tuy nhiên, các cơ quan hành chính không có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bồi thường thiệt hại.

Hiện tại Việt Nam chưa có tòa án chuyên trách về các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ mặc dù chính phủ đã có kế hoạch thành lập tòa án này207

.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan chức năng (VIPRI, Cục Sở hữu trí tuệ, v.v...) 208

thực hiện việc đánh giá mức độ vi phạm. Đây là quy tắc chung cho tất cả các khiếu nại.

Theo một số nguồn tin, các biện pháp thực thi và xử phạt hầu như chưa có tác dụng ngăn chặn việc vi phạm209. Một trong những lý do có thể là chủ thể quyền muốn áp dụng các biện pháp hành chính để tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn là khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại theo thủ tục tố tụng dân sự. Do việc vi phạm không có phí tổn nên bên bị vi phạm dễ tái phạm trong tương lai. Những người trả lời khảo sát của EU về việc thực thi IPR cho biết rằng lý do khác là các thủ tục tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp, thủ tục tố tụng hình sự và đặc biệt là thủ tục hải quan dường như được không hiệu quả hoặc thậm chí không được vận dụng210

. Cuối cùng, phía Hoa Kỳ đã từng có ý kiến là các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam cần khởi tố nhiều vụ án hình sự hơn nữa và áp dụng các hình phạt có tính chất ngăn chặn trong các vụ thích hợp211

.

205 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 236 TA EU-CP, Điều 152 EPA EU-CARIFORUM, Điều 10.42 FTA EU-Hàn Quốc. Ngoại trừ Điều 261 AA EU-CA không đề cập đến các cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ tập thể, mặc dù có thể được diễn giải là chừng nào các cơ quan này được trao thẩm quyền quản lý quyền của các chủ thể quyền thì có thể được coi là "chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ" hoặc "liên đoàn hay hiệp hội" theo nghĩa của Điều 42 TRIPS. Đó là trường hợp của các tổ chức quản lý tập thể ở nhiều nước Trung Mỹ.

206

Y. Heo / T. N. Kien, “Việt Nam…”, trang 92. 207

F. Mattei, “Chiến lược bằng sáng chế ở châu Á”, Quản lý IP – Khoa học cuộc sống, 2011, từ trang 9. 208

Điều 201 IPL. 209

Y. Heo / T. N. Kien, “Việt Nam…”, trang 93. Theo Eurocham "Các biện pháp xử phạt đối với việc bán hàng vi phạm bản quyền phải gia tăng và được thực thi nghiêm túc để ngăn chặn các hoạt động vi phạm” (Báo cáo tình trạng Sở hữu trí tuệ, trang 1).

210

Báo cáo thực thi IPR 2009, trang 14. 211

42 Như vậy là hiện tại Việt Nam chưa có khả năng tuân thủ các nghĩa vụ trong FTA với EU cũng như trong TRIPS về việc triển khai các biện pháp “ngăn chặn được sự vi phạm tiếp diễn trong tương lai”212.

Chắc chắn việc thực thi nghĩa vụ không dễ dàng cho các nước đang phát triển. Nói chung, xây dựng thể chế để thực thi sẽ đòi hỏi phí tổn cao: bổ nhiệm các thẩm phán mới, bố trí các tòa nhà hành chính và nhân sự, v.v...

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo các FTA và Điều 45.1 TRIPS, các đối tác của EU không bắt buộc phải thiết lập một hệ thống tư pháp riêng cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngoài hệ thống thực thi pháp luật nói chung, cũng như không phải tái bố trí nguồn lực giữa việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi pháp luật nói chung.

Đáp ứng nghĩa vụ ban hành các biện pháp “ngăn chặn được sự vi phạm tiếp diễn trong tương lai” trong khi không thay đổi việc bố trí nguồn lực dường như khó mà hài hòa được với nhau213.

Nhưng các FTA cũng quy định cơ chế hợp tác mà theo đó EU có thể hỗ trợ kỹ thuật cho các đối tác để tuân thủ với các nghĩa vụ thực thi214

.

Cuối cùng, về người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm trong việc khởi xướng các thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ, dường như các bên nhận chuyển giao quyền sử dụng sở hữu công nghiệp chỉ có tư cách pháp lý trong các thủ tục hành chính với điều kiện “quyền yêu cầu xử lý vi phạm không bị giới hạn bởi chủ thể quyền”215

. Liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan, bên nhận chuyển giao quyền sử dụng không được đề cập trong số những người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm216

. Cuối cùng, liên quan đến quyền đối với giống cây trồng, “bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu”217

.

Quy định này dường như không phù hợp với quy định trong các FTA của EU.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 43)