III. Các điều khoản nội dung về bảo hộ IPR
7. Quyền tác giả và các quyền liên quan
a) Quy định chung trong các FTA của EU
Quyền tác giả và các quyền liên quan được quy định tại Điều 9 đến Điều 14 TRIPS (Mục 1, Phần II). Tất cả các FTA của EU đều bao gồm các điều khoản TRIPS-cộng trong lĩnh vực này, điều chỉnh mối quan hệ với các điều ước quốc tế, thời hạn bảo hộ, vai trò của tổ chức thu phí, công nhận quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi và đài phát thanh truyền hình trong việc phát sóng và truyền đến công chúng, cũng như quy định nghĩa vụ trong lĩnh vực các biện pháp bảo hộ công nghệ (TPM) và thông tin quản lý quyền điện tử (RMI).
Điều ước quốc tế. Tất cả các FTA của EU đều bao gồm nghĩa vụ cho các bên trong việc “tuân thủ”: a) Công ước Berne, b) Công ước Rome; c) Hiệp định về quyền tác giả của WIPO; d) Hiệp ước về Biểu diễn và Bản ghi của WIPO171. Mức độ bảo hộ sâu rộng trong lĩnh vực này trong các điều ước quốc tế cho thấy đây là một quy định TRIPS-cộng quan trọng.
Thời hạn bảo hộ. Trừ EPA EU-CARIFORUM, các FTA khác đều thống nhất rằng quyền tác giả sẽ kéo dài ít nhất là 70 năm kể từ khi tác giả qua đời và các quyền liên quan có thời hạn ít nhất 50 năm kể từ năm thực hiện việc biểu diễn, thực hiện bản ghi hay phát sóng172. Đây cũng là một quy định TRIPS-cộng quan trọng, đặt thời hạn bảo hộ gia tăng so với quy định trong Công ước Berne và Điều 12 và 14.5 TRIPS173
.
Tổ chức thu phí. Đặc trưng của tất cả các FTA là việc đưa ra một điều khoản ràng buộc các Bên phải “tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập thỏa thuận giữa tổ chức thu phí của các Bên với mục đích đảm bảo việc dễ dàng tiếp cận, cấp phép sử dụng nội dung..."174
.
Đây được xem như một công cụ hữu ích cho nhiều nước khai thác tốt hơn các ngành văn hóa của mình. Vì lý do đó, đáng lưu ý là tất cả các FTA trừ EPA CARIFORUM đều đòi hỏi việc quản lý hiệu quả, phân phối công bằng, hợp lý hóa, cải thiện tính minh bạch liên quan đến các hoạt động của tổ chức thu phí.
170
WTO, Rà soát chính sách thương mại của Việt Nam..., Mục 80. 171
Điều 215 TA EU-CP, Điều 10.5 FTA EU-Hàn Quốc và Điều 233 AA EU-CA. Ngạc nhiên là EPA EU-CARIFORUM không đề cập đến Công ước Berne (mặc dù tất cả các bên tham gia đã phê chuẩn Công ước này) và, liên quan đến Công ước Rome chỉ có một nghĩa vụ "cố gắng để tham gia" (Điều 143.A).
172
Điều 218-219 TA EU-CP, Điều 234-235 AA EU-CA. Trong FTA EU-Hàn Quốc, thời hạn 50 năm chỉ quy định đối với việc phát sóng (Điều 10.6-10.7 ). TA EU-CP bao gồm một số quy tắc để tính toán thời hạn trong trường hợp đồng tác giả, tác phẩm khuyết danh hay bút danh, tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, hoặc tác phẩm nghe nhìn.
173
Điều 7 Công ước Berne và Điều 12 TRIPS quy định thời hạn tối thiểu 50 năm bảo hộ đối với quyền tác giả. Điều 14.5 TRIPS quy định thời hạn tối thiểu 50 năm cho người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi và 20 năm đối với quyền của các đài phát sóng”. 174
36
Phát sóng và truyền đến công chúng175. Trừ EPA EU-CARIFORUM, các FTA khác của EU bao gồm một số điều khoản bổ sung các quyền quy định trong TRIPS cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi và các tổ chức phát sóng.
Đầu tiên, các FTA bổ sung Điều 14.1 TRIPS bằng cách dành cho người biểu diễn độc quyền cho phép hoặc cấm phát sóng và truyền đến công chúng về các buổi biểu diễn của họ, ngoại trừ trường hợp buổi biểu diễn đã là một buổi biểu diễn phát sóng hoặc được phát sóng từ một bản ghi.
Thứ hai, người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi được quyền nhận một khoản thù lao công bằng cho việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi được phát ra cho mục đích thương mại, cho việc phát sóng hoặc truyền đến công chúng176
.
Thứ ba, bổ sung Điều 14.3 TRIPS, các Bên có nghĩa vụ trao cho các tổ chức phát sóng độc quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc tái phát sóng chương trình phát sóng của họ. FTA EU- Hàn Quốc và AA EU-CA cũng trao độc quyền về việc truyền đến công chúng các chương trình phát sóng nếu việc truyền được thực hiện ở các nơi có thu phí vào cửa.
Cuối cùng, các FTA đều sao chép lại Điều 13 TRIPS về việc tự đưa những hạn chế hoặc ngoại lệ đối với các quyền này trong một số trường hợp đặc biệt không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường của tác phẩm và không gây phương hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền.
Bảo hộ các biện pháp công nghệ và thông tin quản lý quyền. FTA EU-Hàn Quốc quy định nghĩa vụ rất chi tiết về việc bảo hộ pháp lý đầy đủ nhằm ngăn chặn tình trạng né tránh TPM và loại bỏ hoặc thay đổi RMI177
.
TA EU-CP cũng bao gồm một điều khoản cụ thể về vấn đề này, nhưng mục đích của điều khoản này chỉ là nhắc lại rằng các bên phải tuân thủ Điều 11-12 WCT và Điều 18-19 WPPT178
. Điều khoản này thực ra không cần thiết vì tất cả các đối tác của EU đều có nghĩa vụ tuân thủ WCT và WPPT.
Nghĩa vụ trong các FTA này không nghiêm ngặt như trong FTA EU-Hàn Quốc. Trong FTA EU-Hàn Quốc, các bên bị ràng buộc phải đảm bảo bảo hộ pháp lý đầy đủ và có các biện pháp xử lý hiệu quả để ngăn chặn việc né tránh TPM, loại bỏ RMI hay phát tán các tác phẩm đã bị thay đổi RMI. Trái với FTA EU-Hàn Quốc, các đối tác khác của EU được linh hoạt trong việc thực hiện nghĩa vụ này trong luật pháp quốc gia.
Cần lưu ý là sự linh hoạt này đã bị loại bỏ trong ACTA: Điều 27.5-8 quy định chi tiết cách thức thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc bảo hộ TPM và RMI trong WCT và WPPT.
Các quy định khác. Tương tự như đối với các thể loại IPR khác, các FTA của EU cũng đặt ra các điều khoản khác lĩnh vực quyền tác giả và các quyền liên quan. Tuy nhiên, quy định phổ biến giữa các FTA này không thể xác định được.
Đặc biệt, cần lưu ý rằng TA EU-CP có một quy định mở rộng về quyền đạo đức179, quyền của người biểu diễnvề việc nhận một khoản thù lao công bằng cho việc chuyển giao khai thác một số quyền nhất định180, và quyền bán lại của người biểu diễn181
.
175
Điều 220 TA EU-CP, Điều 237 AA EU-CA, Điều 10.9 FTA EU-Hàn Quốc. 176
Với các điều kiện tương tự, các FTA quy định rằng trường hợp không có thỏa thuận, các bên có thể ban hành quy định về cách thức chia sẻ nguồn thu.
177
Điều 10.12 and 10.13. Cả hai điều này đều dựa trên Điều 6 và 7 Quy định 2001/29. 178 Điều 221-222. 179 Điều 216. 180 Điều 220 181
Điều 223. Quyền này cũng được đề cập trong FTA EU-Hàn Quốc (Điều 10.10) nhưng chỉ là nghĩa vụ trao đổi thông tin và tham gia tham vấn trong vòng hai năm để nghiên cứu khả năng ban hành quyền.
37
b) Tác động đến hệ thống IPR của Việt Nam
Quyền tác giả và các quyền liên quan được điều chỉnh theo các Điều 736 - 749 CC, Điều 13 - 57 IPL, Nghị định 100/2006 và Nghị định 105/2006. Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch) có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với đối tượng sở hữu trí tuệ này.
Hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trong việc bảo hộ các quyền do việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để khai thác và lợi dụng quyền tác giả và các quyền liên quan. Nhìn thoáng qua, dường như các quy định hiện hành đã đủ để quản lý môi trường kỹ thuật số. Tuy nhiên, để duy trì được việc quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên mạng Internet, các biện pháp sau đây phải được thực hiện: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trong lĩnh vực này; quy định cụ thể việc cấm tải lên mạng Internet và tải về các nội dung bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền; soạn thảo các quy định cân bằng các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền với những người sử dụng và công chúng nói chung; nâng cao năng lực của các tổ chức quản lý tập thể trong việc quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan182
.
Việc áp dụng một số biện pháp đã nêu trong các FTA của EU chắc chắn sẽ giúp Việt Nam giải quyết các thách thức này.
Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Công ước Berne và Công ước Rome183
nhưng chưa tham gia WCT và WPPT. Theo các cuộc phỏng vấn được thực hiện cho nghiên cứu này, Việt Nam có ý định phê chuẩn cả 2 điều ước quốc tế. Nếu vậy, Việt Nam sẽ không gặp phải vấn đề gì trong việc chấp nhận các nghĩa vụ quy định trong FTA với EU.
Trong trường hợp phê chuẩn 2 điều ước quốc tế nói trên, Việt Nam có thể phải sửa đổi luật trong nước. Ví dụ, quyền cho thuê quy định tại Điều 20 IPL về phần mềm và tác phẩm điện ảnh sẽ phải được mở rộng để bao hàm bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào nêu tại Điều 7 WCT. Ví dụ khác là trong Điều 29 IPL: Điều này cần được sửa đổi, bổ sung để làm rõ rằng người biểu diễncũng có quyền cho phép phát hành các buổi trình diễn của mình (Điều 10 WPPT).
Về thời hạnbảo hộ tại Việt Nam, quy định hiện này là 50 năm sau ngày qua đời của tác giả đối với quyền tác giả (Điều 27 IPL)184
và thời hạn tương tự dành cho người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn được định hình, dành cho nhà sản xuất bản ghi đối với các ấn phẩm phát hành trong năm tiếp theo năm định hình, dành cho tổ chức phát sóng từ năm tiếp theo năm phát sóng (Điều 34 IPL).
FTA tương lai với EU sẽ yêu cầu Việt Nam phải gia tăng thời hạn bảo hộ lên ít nhất là 70 năm.
Về quyền của người biểu diễn, trong khi thời hạn bảo hộ trong các FTA của EU hiện nay chưa thay đổi thì gần đây các tổ chức EU đã thỏa thuận ban hành một Chỉ thị mới để gia tăng thời hạn bảo hộ đến 70 năm185. Chưa rõ là EU liệu có đòi hỏi các đối tác FTA trong tương lai phải đưa ra thời hạn bảo hộ ở mức tương tự hay không.
Các quy định khác trong IPL liên quanđến TPMvà RMI186 cũng cần sửa đổi. Tất cả các FTA của EU trừ FTA EU-Hàn Quốc ràng buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ chung quy định trong WCT và WPPT. Vì vậy, các đối tác của EU không bị ràng buộc phải đưa ra quy định chi tiết về vấn đề này. Xét theo hướng đó, Việt Nam không cần phải sửa đổi quy định luật pháp nếu
182
V. N. Hoan, “Quyền tác giả và quyền liên quan trên Internet ở Việt Nam”, tại http://www.cov.gov.vn/cbqen/
183
Việt Nam cũng là một bên tham gia Công ước bản ghi năm 1971 và Công ước Vệ tinh năm 1974 do nghĩa vụ trong BTA Việt Nam-Hoa Kỳ.
184
Đặc biệt, thời hạn này là 75 năm kể từ khi phát hành tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh.
185
Đề xuất một Chỉ thị sửa đổi Chỉ thị 2006/116 về thời hạn bảo hộ bản quyền và một số quyền liên quan tại
http://ec.europa.eu/internal_market/quyền tác giả/docs/term/2011_directive_en.pdf 186
38 FTA trong tương lai với EU có một điều khoản tương tự. Tuy nhiên, có hai lý do khiến Việt Nam cần nghiên cứu sửa đổi các quy định luật pháp trong lĩnh vực này.
Trước hết, như đã nêu ở trên, ACTA có quy định chi tiết về TPM và RMI. Có thể trong tương lai gần, EU sẽ yêu cầu các đối tác tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu quy định trong ACTA.
Thứ hai, Việt Nam cần nhận thức rằng quy định về TPM đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiếp cận tri thức187
. Luật pháp trong nước thường quy định xử phạt các hành vi né tránh TPM mà không cần xem xét xem liệu thông tin có được bảo hộ theo quyền tác giả hay việc sử dụng sản phẩm có vì mục đích chính đáng cần đưa vào trường hợp ngoại lệ đối với quyền tác giả hay không. EuroCham từng lên tiếng rằng quy định của Việt Nam về TPM quá rộng vì điều chỉnh cả đối tượng là người sử dụng công cộng chỉ muốn sử dụng các sản phẩm có bản quyền ở mức hợp lý. Do đó, EuroCham đề xuất bổ sung một quy định cụ thể cho phép né tránh TPM cho một số mục đích hạn chế trong một số trường hợp đặc biệt được xác định.188
Chừng nào Việt Nam chưa phải đàm phán một điều khoản về TPM và RMI trong FTA với EU tương tự như trong FTA EU-Hàn Quốc thì Việt Nam vẫn có thể áp dụng các biện pháp này189.
Về tổ chức thu phí, hiện nay ở Việt Nam có 3 đơn vị: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Hoạt động của các đơn vị này chịu sự điều chỉnh của các Điều 56-57 IPL và Điều 41- 42 Nghị định 100/2006.
Các nhà nghiên cứu thường xuyên nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tổ chức này ở các nước đang phát triển trong việc quảng bá âm nhạc truyền thống. Đây có thể là một nguồn thu nếu âm nhạc đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tác giả của các tác phẩm âm nhạc phải dựa vào các tổ chức thu phí đại diện cho quyền lợi của họ, thực hiện việc quản lý chung quyền lợi của tác giả, thu phí và chuyển cho tác giả. Tuy nhiên, trong khi hệ thống thu phí đã tương đối phát triển ở các nước công nghiệp hóa thì hệ thống này gần như chưa được biết đến hoặc còn tương đối mới ở các nước đang phát triển. Các tổ chức thu phí quốc gia sẽ ký kết thỏa thuận với nhau nhằm đại diện cho quyền lợi của các tác giả trong vùng lãnh thổ của mình. Sau đó, tiền bản quyền thu được sẽ được chuyển giao cho tổ chức thu phí ở nước của tác giả. Tuy nhiên, tiền bản quyền chỉ được chuyển một phần cho các tổ chức thu phí ở một số nước đang phát triển do sự vận hành không tốt của hệ thống này190
.
Bất kể việc các tổ chức thu phí ở Việt Nam đang gặp phải những khó khăn này, điều chắc chắn là thỏa thuận hợp tác như trong các FTA của EU sẽ giúp cho các tổ chức thu phí thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả hơn. Trong thực tế, Việt Nam đã tham gia 2 FTA mà trong đó có đề cập đến việc thúc đẩy hoạt động của các đơn vị này191.
Các Điều 29 - 31 IPL và 31, 35, 36 Nghị định 100/2006 dường như nhất quán với nghĩa vụ quy định trong các FTA của EU liên quan đến việc công nhận độc quyền của người biểu diễn trong việc cho phép phát sóng và truyền đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình.
187
J. Kuanpoth, “Các quy tắc TRIPS-cộng…”, trang 27. 188
Eurocham, Báo cáo tình trạng Sở hữu trí tuệ, trang 5. Báo cáo đưa ra các trường hợp sau: sự né tránh của các thư viện và các