Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 71)

Một điều được khẳng định là việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao sẽ làm tăng mức độ đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ cao ở nước đang phát triển. Điều này càng củng cố hơn nữa nếu việc chuyển giao công nghệ quốc tế được thúc đẩy một cách hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu từng nhấn mạnh “con đường phía trước cho hầu hết các nước đang phát triển không chỉ là hướng đến một chế độ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn mà còn là tăng cường R&D công nghệ của mình để tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng”.332

Tuy nhiên, các tổ chức nghiên cứu và sáng tạo công và tư nhân không được hưởng tất cả lợi ích từ hệ thống quyền sở hữu trí tuệ, trừ khi một hệ thống R&D tốt đã được thiết lập. Hơn nữa, sự phát triển của năng lực trong nước về công nghệ là một yếu tố quan trọng của bất kỳ chương trình thu hút FDI chất lượng cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ nào.333

Điều 66.2 TRIPS đặt ra nghĩa vụ đối với các nước phát triển phải hỗ trợ các nước kém phát triển xây dựng một cơ sở công nghệ lành mạnh và khả thi. Vì mục đích đó, các nước phát triển được yêu cầu ưu đãi các thành phần kinh tế với mục đích thúc đẩy và khuyến khích chuyển giao công nghệ.

EPA EU-CARIFORUM và TA EU-CP còn vượt xa hơn nghĩa vụ theo TRIPS vì các hiệp định này bao gồm cả cơ chế hợp tác cụ thể nhằm giúp các đối tác cải thiện hệ thống R&D của họ. Không may là các Bên chỉ có nghĩa vụ “khuyến khích”334

hay “bồi dưỡng, phù hợp với các quy định trong nước của họ”335

đối với cơ chế này.

a) Sự tham gia của các tổ chức và các chuyên gia về hệ thống khoa học và công nghệ (S&T) trong các dự án và mạng lưới R&D chung với mục đích tăng cường năng lực trong S&T. Sự tham gia có thể dưới các hình thức: các hoạt động chung về R&D + I và các dự án đào tạo; tham quan và trao đổi các nhà nghiên cứu và chuyên gia; tổ chức chung các hội nghị khoa học để thúc đẩy trao đổi thông tin và tương tác; mạng lưới chung về R&D + I; trao đổi và chia sẻ các thiết bị và tài liệu. EPA EU-CARIFORUM bao gồm nhiều sáng kiến khác như sự tham gia của các tổ chức ngoài khu vực EU trong Cộng đồng kiến thức và đổi mới của Viện Đổi mới và Công nghệ châu Âu.336 b) Trao đổi thông tin về các dự án R&D + I được tài trợ cho các mục đích công cộng. Cụ

thể, EPA EU-CARIFORUM còn có các sáng kiến chung để nâng cao nhận thức về các chương trình xây dựng năng lực khoa học và công nghệ của EU, bao gồm khía cạnh quốc tế của các chương trình khung về nghiên cứu và phát triển công nghệ.337

c) Xây dựng năng lực và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực này trong phạm vi khả năng cho phép. EPA EU-CARIFORUM giải thích thêm rằng các hành động này cần được thực hiện với mục đích tạo ra liên kết bền vững lâu dài giữa cộng đồng KH & CN của mỗi bên.

Trong AA EU-CA, phạm vi của các điều khoản liên quan đến R&D có phần khiêm tốn hơn; nhưng trái với các FTA trước, điều này làm phát sinh một nghĩa vụ cho EU trong việc tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các chương trình nhằm phát triển các hoạt động R&D ở Trung Mỹ: “chăm lo nhu cầu của khu vực, chẳng hạn như tiếp cận về cơ sở hạ tầng, thuốc chữa bệnh và phát triển công nghệ cần thiết cho sự phát triển của người dân, trong số các mục đích khác”.338

332

S. Adams, “Quyền sở hữu trí tuệ…”, 2010. 333

S. Adams, “Quyền sở hữu trí tuệ…”, 2010. 334

Điều 255.2 và Điều 3 TA EU-CP. 335

Điều 136 EPA EU-CARIFORUM. 336 http://eit.europa.eu/ 337 http://ec.europa.eu/research/fp7/index_en.cfm 338 Điều 55.3. c).

69 So sánh quy định trong các FTA với Điều 39 PCA cho thấy rằng EU không hỗ trợ gì nhiều hơn về cơ chế hợp tác khoa học và công nghệ mà Việt Nam sẽ được hưởng khi PCA bắt đầu có hiệu lực.

Trong mọi trường hợp, quan điểm phổ biến là Việt Nam đang khẩn thiết cần đến sự hợp tác bên ngoài trong lĩnh vực này.

Theo Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ năm 2010, khoa học công nghệ và phát triển giáo dục đào tạo là chính sách quốc gia hàng đầu. Khoa học công nghệ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Tuy nhiên, Chiến lược và một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số khiếm khuyết khiến hệ thống R&D ở Việt Nam ở mức dưới chuẩn quốc tế. Ngoài thực tế đã giải thích trong Chương III, sự thiếu hợp tác giữa các tổ chức R&D, các trường đại học và doanh nghiệp, lĩnh vực R&D của Việt Nam còn có đặc điểm là thay vì hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, các công ty thường xuyên tự mình nghiên cứu. Hơn nữa, mức độ nhận thức về sở hữu trí tuệ của các nhà nghiên cứu và các tổ chức vẫn còn thấp. Việc các tổ chức nghiên cứu có một văn phòng chuyên về quản lý IP chưa phải là điều phổ biến. Đến nay, hỗ trợ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển các chính sách quản lý và thủ tục về sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ cho các trường đại học và viện nghiên cứu quốc gia.

Đây có thể là lý do tại sao mặc dù hệ thống về sở hữu trí tuệ có thể coi đủ tin cậy để cho phép các tổ chức nghiên cứu hưởng lợi từ việc đăng ký các sáng kiến đổi mới của mình thì lại có rất ít đăng ký bằng sáng chế hoặc quyền tác giả. Hơn nữa, điều này cũng giải thích tại sao số lượng người nước ngoài xin cấp bằng sáng chế cao hơn nhiều so với trong nước.

Qua đánh giá tổng thể vấn đề này, không ngạc nhiên là việc tăng cường năng lực khoa học và công nghệ của Việt Nam lên tầm khu vực là một trong những mục tiêu chính của Kế hoạch 5 năm hiện nay về khoa học và công nghệ của Việt Nam.339

Các mục tiêu khác của Kế hoạch này bao gồm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, xây dựng một lực lượng lao động khoa học mạnh và tăng cường hợp tác nghiên cứu quốc tế.

Về nội dung hợp tác nghiên cứu quốc tế, Chiến lược nêu rằng “hợp tác quốc tế về KH & CN cần được xúc tiến để khai thác các cơ hội do toàn cầu hóa mang lại”. Cơ chế hợp tác trong các FTA của EU chắc chắn sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trong lĩnh vực này.

339

70

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG VỀ IPR TRONG FTA TƯƠNG LAI GIỮA VIỆT NAM VÀ EU

Nội dung dự kiến của Chương Quy định của Việt Nam về IPR

sẽ chịu ảnh hưởng Mục tiêu, nghĩa vụ và nguyên tắc chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu

Bảo hộ và thực thi IPR một cách đầy đủ và hiệu quả Khuyến khích chuyển giao công nghệ

Khuyến khích hợp tác kỹ thuật và tài chính

Các nghĩa vụ chung

Thực hiện các quy định trong Chương này và các điều ước quốc tế để đạt được mục tiêu nêu trên

Điều khoản tuân thủ quốc gia

Các nguyên tắc chung

Tuyên bố Đô-ha về Y tế công cộng Quyết định về việc thực hiện Đoạn 6 Nghị định thư sửa đổi TRIPS

Tham chiếu tới các Điều 7 và 8 của TRIPS

Hết hạn bảo hộ các quyền

Các bên được tự do thiết lập quy định của mình

Các FTA của Việt Nam chỉ đề cập đến mục tiêu đầu tiên

Việt Nam chưa phê chuẩn Nghị định thư.

Việt Nam đã thông qua nguyên tắc về hết hạn bảo hộ quốc tế

Quy định về bảo hộ IPR Bằng sáng chế

Điều ước quốc tế

Nghĩa vụ tuân thủ Hiệp ước Budapest và PCT "thực hiện tất cả các nỗ lực hợp lý để tham gia" PLT

Gia hạn bằng sáng chế

Không có nghĩa vụ chung

Bảo hộ dữ liệu thử nghiệm

Bất kỳ hệ thống bảo hộ nào cũng được chấp nhận

Nghĩa vụ tham gia hiệp ước này đã được quy định trong Hiệp định với Thụy Sĩ.

Việt Nam là thành viên Hiệp ước PCT

Việt Nam bảo hộ dữ liệu thử nghiệm với ý nghĩa là bí mật kinh doanh.

Giống cây trồng

Điều ước quốc tế

Không có nghĩa vụ chung về tham gia Công ước UPOV 91

Việt Nam đã là một bên tham gia UPOV 91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

71

Đặc quyền cho nông dân

Quy định khác nhau, tùy thuộc vào FTA

UPOV.

Thương hiệu

Điều ước quốc tế

Tham chiếu tới (nhưng không có nghĩa vụ tham gia): Nghị định thư Madrid, TLT năm 1994 và 2006.

Thủ tục đăng ký

Nghĩa vụ chấp nhận các thủ tục đối lập Quyết định hợp lý và thông báo bằng văn bản Cơ hội khiếu nại việc bị từ chối

Cơ sở dữ liệu công khai về các hồ sơ đăng ký thương hiệu và các thương hiệu đã được đăng ký

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nội dung khác nhau trong các FTA

Trường hợp ngoại lệ

Sử dụng ở mức tương đối các thuật ngữ mang tính miêu tả của các bên thứ ba

Một số quy định trong các FTA đặt ra ra mối quan hệ giữa GI và các nhãn hiệu hàng hoá trước đó.

Việt Nam là thành viên hệ thống Madrid

Nghĩa vụ thực hiện tất cả các nỗ lực hợp lý để tuân thủ TLT đã được quy định trong Hiệp định với Thụy Sĩ

Nhìn chung, luật của Việt Nam phù hợp với các quy định này nhưng việc thực hiện gặp phải nhiều vấn đề trên thực tế.

Điều 125.2 g) IPL dường như phù hợp với các quy định này.

Kiểu dáng công nghiệp

Các Hiệp định quốc tế

Thực hiện "tất cả các nỗ lực hợp lý" để gia nhập Đạo luật Geneva

Yêu cầu bảo hộ

Cá nhân nhân vật

Loại trừ bảo hộ kiểu dáng cơ bản theo các yếu tố về chức năng hoặc kỹ thuật, hoặc đi ngược lại chính sách công

Phạm vi bảo hộ

Sản xuất, bán, nhập khẩu, cung cấp, tàng trữ hoặc sử dụng Các hành vi nhằm mục đích thương mại hoặc các hành vi không phù hợp với việc khai thác bình thường hoặc không thích hợp theo thông lệ thương mại công bằng

Thời hạn bảo hộ

Không có quy định chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp ngoại lệ

Các FTA sao chép Điều 26.1 của TRIPS

Quan hệ với quyền tác giả

Đối tượng bảo hộ có thể được bảo hộ theo pháp luật về

Nghĩa vụ thực hiện tất cả những nỗ lực hợp lý để tuân thủ Hiệp định Hague đã được quy định trong Hiệp định với Thụy Sĩ

Các Điều từ 66-67 IPL đặt ra các yêu cầu tương đối khác biệt Các trường hợp loại trừ tương tự được quy định tại Điều 64

Tất cả các hành vi này dường như đã được điều chỉnh theo Điều 124.2 IPL

IPL không đề cập đến 2 nhóm hành vi sau.

5 năm, có thể gia hạn thêm 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.

72 quyền tác giả

Chỉ dẫn địa lý

Công nhận lẫn nhau

Mỗi bên có nghĩa vụ công nhận và bảo hộ GI của bên kia theo một Phụ lục cụ thể.

Tăng cường bảo hộ

Mức độ bảo hộ GI nói chung ít nhất phải đạt mức dành cho các sản phẩm rượu vang và rượu mạnh trong TRIPS. Bảo hộ tùy thuộc vào mức độ bảo hộ GI ở nước xuất xứ. Trong một số FTA, việc bảo hộ còn mở rộng đối với cả các sản phẩm phi nông nghiệp

Hợp tác cơ chế

Tăng cường hợp tác về GI được quy định rõ ràng trong PCA. Việt Nam có mức độ bảo hộ tương tự nhưng duy trì một số trường hợp ngoại lệ.

Việt Nam bảo hộ GI đối với các sản phẩm phi nông nghiệp.

Vấn đề có thể phát sinh trong quan hệ giữa GI và nhãn hiệu hàng hoá trước đó và các quy định chung.

Tài nguyên di truyền, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian

Một số FTA đã công nhận CBD Diễn giải tương hỗ về CBD và TRIPS

Công nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo tồn và duy trì tài nguyên di truyền, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian

Khuyến khích việc nộp hồ sơ đề nghị bảo hộ các tài nguyên này với sự chấp thuận của chủ sở hữu, khuyến khích chia sẻ lợi ích một cách công bằng.

Việt Nam là thành viên tham gia CBD

Luật Đa dạng sinh học đảm bảo việc đạt được các mục tiêu. Bảo tồn văn hóa dân gian cũng được công nhận trong IPL

Quyền tác giả và các quyền liên quan.

Điều ước quốc tế

Nghĩa vụ tuân thủ Công ước Berne, Rome, WCT và WPPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời hạn bảo hộ

Ít nhất 70 năm đối với quyền tác giả, ít nhất 50 năm đối với các quyền liên quan

Tổ chức thu phí

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các thỏa thuận để đảm bảo tiếp cận và cấp phép sử dụng nội dung

Phát sóng và truyền đến công chúng

Liên quan đến người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi và đơn vị phát sóng

Bảo hộ TPM và RMI

Trừ FTA giữa EU và Hàn Quốc, việc bảo hộ theo WCT và WPPT.

Việt Nam chưa phải là một bên tham gia WCT và WPPT. Tham gia sẽ dẫn đến một số yêu cầu sửa đổi IPL.

Hiện nay là 50 năm (Điều 27 IPL). Các FTA khác mà Việt Nam tham gia cũng quy định về hợp tác trong lĩnh vực này.

Nghĩa vụ tương tự trong các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia. Việt Nam bảo hộ TPM và RMI nhưng cần thực hiện một số sửa đổi.

73

Những quy định chung

Nghĩa vụ chung

Nghĩa vụ cung cấp các phương tiện để đảm bảo thực thi IPR hiệu quả.

Tham chiếu đến Điều 41 của TRIPS.

Không có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống đặc biệt để thực thi IPR (Điều 41.5 TRIPS)

Quyền yêu cầu thực thi

Chủ thể quyền, người được ủy quyền sử dụng quyền, đơn vị quản lý tập thể, cơ quan bảo hộ chuyên nghiệp.

Hiện có một số nghi ngờ về tác dụng răn đe của hình phạt: ưu tiên các biện pháp hành chính, không khởi tố vụ việc nào theo thủ tục hình sự, v.v...

Dường như IPL không xem bên nhận li-xăng là người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm.

Các biện pháp dân sự và hành chính

Chứng cứ

Cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu bên bị khiếu kiện phải cung cấp chứng cứ, trước khi hoặc sau khi bắt đầu thủ tục tố tụng.

Quyền thông tin

Các cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu bên vi phạm hoặc bất kỳ người nào liên quan đến vụ kiện phải cung cấp thông tin về đồng bọn, thông tin về kênh trên và kênh dưới trong mạng lưới sản xuất và phân phối.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời và phòng ngừa

FTA cho phép áp dụng các biện pháp vượt mức quy định tại Điều 50 TRIPS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp khắc phục

Thu hồi, loại bỏ khỏi kênh phân phối hoặc tiêu hủy hàng hoá vi phạm hay vật liệu sử dụng trong sản xuất.

Huấn thị

Cơ quan có thẩm quyền có thể ra lệnh cấm tái diễn vi phạm và áp đặt biện pháp phạt trong trường hợp không tuân thủ.

Những biện pháp này cũng có thể áp dụng đối với các bên trung gian.

Tổn thất và chi phí pháp lý

Hai phương pháp có thể sử dụng để tính toán tổn thất trong trường hợp cố ý vi phạm

Trong trường hợp vi phạm do vô ý, có thể xác định tổn thất không cần chứng cứ.

Về nguyên tắc, bên vi phạm phải trả chi phí cho chủ thể quyền.

Công bố quyết định

Không có quy định trong luật của Việt Nam.

IPL dường như không quy định thủ tục dân sự để thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong các FTA.

Không có khả năng áp dụng các biện pháp này trước khi bắt đầu thủ tục tố tụng.

Việc "quyên góp từ thiện" hàng hoá vi phạm có thể không phù hợp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 71)