Nhãn hiệu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 28)

III. Các điều khoản nội dung về bảo hộ IPR

3. Nhãn hiệu

a) Quy định chung trong các FTA của EU

Nhãn hiệu hàng được quy định trong Điều 15-21 TRIPS. Các FTA của EU bổ trợ TRIPS với các điều khoản về điều ước quốc tế, thủ tục đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng và ngoại lệ đối với các quyền.

Các hiệp định quốc tế113

. Các FTA của EU không có quy định chung về hiệp định quốc tế liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá. Tất cả các FTA đều tham chiếu đến Nghị định thư Madrid114, trừ duy nhất một nghĩa vụ về gia nhập đối với EU và Colombia trong thời hạn 10 năm.

Liên quan đến các Hiệp định về Nhãn hiệu hàng hoá năm 1994 và 2006, các FTA đặt ra nghĩa vụ “thực hiện tất cả các nỗ lực hợp lý để tuân thủ” - đối với các Bên đã tham gia các hiệp định này; hoặc “thực hiện tất cả các nỗ lực hợp lý để gia nhập” hoặc “cố gắng để gia nhập”. Một số các FTA thậm chí không đề cập đến bất cứ hiệp định nào.

Cuối cùng, chỉ có TA EU-CP quy định nghĩa vụ “sử dụng phương thức phân loại trong Hiệp định Nice về Phân loại hàng hoá và dịch vụ quốc tế”115

.

Thủ tục đăng ký116. Điều 62 (quy định chung) và Điều 15 (đối với nhãn hiệu hàng hóa) của TRIPS quy định cụ thể về thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 15.5 quy định rằng các thành viên có thể cho phép các thủ tục đối lập. Điều này trở thành một nghĩa vụ trong các FTA của EU.

Ngoài ra, các thủ tục đăng ký phải đảm bảo rằng việc từ chối đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải có lý do hợp lý và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn để người này có cơ hội khiếu nại và kiện lần cuối trước khi tòa án.

109

C. Chiarolla, Sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ và bảo hộ môi trường của đa dạng sinh học cây trồng theo Luật quốc tế (Tiến sĩ), Trung tâm Nghiên cứu Luật Thương mại, Trường Luật, Đại học Queen Mary London, tháng 12 năm 2009.

110

Việc trao đổi hạt giống giữa các nông dân - được phép theo AA EU-CA và EPA EU-CARIFORUM nhưng lại không được phép trong UPOV 1991 - có ý nghĩa quan trọng về an ninh lương thực và cây trồng và vụ mùa xoay vòng (một phương thức thực hành tốt vì nhiều lý do, chẳng hạn như để tránh sâu bệnh (E. Bonadio, "Các quy định về IP trong Hiệp định giữa EU-Hiệp hội Trung Mỹ và các vấn đề phát triển", JIPLP, 2011, quyền 6, số 1, trang 19).

111

C. Chiarolla, Sở hữu trí tuệ …, trang 239.

112

C. Chiarolla, Sở hữu trí tuệ …, trang 239.

113

Điều 202 TA EU-CP, Điều 238 AA EU-CA, Điều 10.16 FTA EU-Hàn Quốc, Điều 144. EPA EU-CARIFORUM 114

Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu 115

Điều 204.1 TA EU-CP. 116

26 FTA EU-Hàn Quốc, EPA EU-CARIFORUM và TA EU-CP cũng đặt ra nghĩa vụ cho các bên tham gia phải thiết lập một cơ sở dữ liệu điện tử công khai về các hồ sơ và đăng ký.

Nhãn hiệu nổi tiếng. Tất cả các FTA trừ FTA EU-Hàn Quốc đều có quy định về nhãn hiệu nổi tiếng, bổ sung Điều 16.2 TRIPS. Tuy nhiên, nội dung quy định giữa các FTA rất khác nhau nên không thể coi như có quy định chung về vấn đề này117

.

Ngoại lệ đối với quyền về nhãn hiệu hàng hoá118. Tất cả các FTA của EU đều có các điều khoản bổ sung Điều 17 TRIPS về các ngoại lệ đối với quyền nhãn hiệu. Tất cả các FTA của EU trừ AA EU-CA đều ràng buộc các bên phải đặt ra một số ngoại lệ hạn chế về quyền nhãn hiệu hàng hoá để cho phép các bên thứ ba sử dụng các thuật ngữ ở mức độ công bằng mà không cần sự đồng ý của chủ thể quyền.

EPA EU-CARIFORUM và TA EU-CP119 quy định rõ ràng rằng việc sử dụng chỉ dẫn địa lý (GI) trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu trước đó có thể thuộc các trường hợp ngoại lệ.

b) Tác động đối với hệ thống IPR của Việt Nam

Bảo hộ nhãn hiệu được điều chỉnh tại Điều 750-753 CC, Điều 72 - 75 IPL ngoài các điều khoản áp dụng chung đối với quyền sở hữu công nghiệp.

Việt Nam là thành viên Thoả ước và Nghị định thư Madrid, và đã ban hành Nghị định 103/2006 để thực thi nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế này (Điều 12).

Việt Nam chưa phải là thành viên của TLT năm 1994 và 2006. Tuy nhiên, nghĩa vụ duy nhất của các đối tác của EU là “thực hiện tất cả mọi nỗ lực hợp lý để tuân thủ”. Việt Nam đã có cam kết tương tự trong Hiệp định Thụy Sĩ-Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Việc tham gia Hiệp ước về luật nhãn hiệu (TLT) có thể dẫn đến nhu cầu điều chỉnh các quy tắc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Điều 105 Nghị định 103/2006).

Cuối cùng, liên quan đến Hiệp định Nice, Việt Nam chưa tham gia và các FTA của EU cũng không bao gồm nghĩa vụ phê chuẩn hiệp định này. Dù sao chăng nữa, Việt Nam cũng đã cam kết nghĩa vụ vận dụng hệ thống phân loại của Hiệp định Nice trong BTA Việt Nam-Hoa Kỳ, EPA Việt Nam-Nhật Bản và AANZ FTA.

Nhìn chung, có thể được khẳng định quy định luật pháp của Việt Nam phù hợp với các điều khoản chung liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong các FTA của EU.

Điều 112 IPL đặt ra quy trình cho phép các bên thứ ba thể hiện ý kiến với cơ quan đăng ký về việc cấp hoặc từ chối hồ sơ đề nghị cấp nhãn hiệu hàng hoá. Việc thể hiện ý kiến có thể đi đến kết quả là cơ quan đăng ký từ chối cấp đăng ký, do vậy Việt Nam cần đảm bảo rằng quy trình này tuân thủ nghĩa vụ trong các FTA của EU về việc cho phép áp dụng thủ tục đối lập. Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam cần đảm bảo các thủ tục đối lập theo quy định tại Điều 62 TRIPS120.

117

Trước hết, Điều 205 TA EU-CP quy định nghĩa vụ phải hợp tác với mục đích bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng một cách có hiệu quả theo Điều 6 bis PUC và 16.2 và 3 TRIPS. Thứ hai, Điều 240 AA EU-CA đặt ra nghĩa vụ áp dụng Điều 6 bis PUC để mở rộng bảo hộ nhãn hiệu mở rộng ra các nhãn hiệu nổi tiếng, kể cả các nhãn hiệu chưa đăng ký. Thứ ba, Điều 144.B EPA EU-CARIFORUM nhắc lại nghĩa vụ áp dụng các khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng cho nhãn hiệu dịch vụ và các bên phải cố gắng áp dụng các Khuyến nghị chung của WIPO liên quan đến bảo hộ thương hiệu nổi tiếng.

118

Điều 206 TA EU-CP, Điều 241 AA EU-CA, Điều 144 EPA EU-CARIFORUM, Điều 10.17 FTA EU-Hàn Quốc. 119

TA EU-CP khiến việc vận dụng ngoại lệ chặt chẽ hơn vì hiệp định này chỉ cho phép sử dụng sử dụng “tên và địa chỉ, hoặc các điều khoản mô tả về chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích dự kiến, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian sản xuất của hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ ". Ngoài ra, TA EU-CP bao gồm nghĩa vụ lập ra một ngoại lệ bổ sung để cho phép " sử dụng nhãn hiệu cần thiết để chỉ ra mục đích dự kiến của một sản phẩm hay dịch vụ, cụ thể như phụ kiện hoặc phụ tùng thay thế, với điều kiện được sử dụng một cách trung thực cho các mục đích công nghiệp và thương mại".

120

Theo trang web Helpline Law, "Việt Nam không quy định cho một thủ tục đối lập chính thức. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá nếu phát hiện rằng nhãn hiệu của mình bị chiếm đoạt hoặc một nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn đã được chấp nhận đăng ký có thể nộp đơn phản đối không chính thức. Đơn gửi Cục Sở hữu trí tuệ phải nêu lý do phản đối cùng với chứng cứ” tại http://www.helplinelaw.com/article/vietnam/391

27 Điều 110 IPL quy định rằng các hồ sơ đăng ký phải được công bố sau khi được chấp nhận trong công báo về IP. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 3 trong số các FTA của EU quy định việc thành lập một cơ sở dữ liệu điện tử công khai để công bố cho những tài liệu này. Việt Nam đã cam kết nghĩa vụ tương tự trong AANZ FTA. Mặc dù luật trong nước không có quy định về việc công bố này nhưng thực tế Cục Sở hữu trí tuệ đã có công báo về IP trên trang thông điện tử của cơ quan này, do đó có thể khẳng định Việt Nam đã tuân thủ nghĩa vụ cam kết.

Mặc dù có thể khẳng định là luật pháp của Việt Nam phù hợp với các nghĩa vụ khác trong các FTA của EU cũng như trong TRIPS liên quan đến thủ tục đăng ký, một số luật sư đã chỉ ra nhiều vấn đề áp dụng trong thực tế.

Trước hết, IPL quy định rằng nhãn hiệu sẽ được cấp trong vòng 6 tháng kể từ ngày công bố đơn (Điều 119 IPL), tuy nhiên các công ty thường phải chờ hơn 1t năm để nhận được giấy chứng nhận. Trong thời gian đó, lợi ích của chủ thể quyền không được bảo hộ. EuroCham cho rằng điều này dường như không phù hợp với các nghĩa vụ tại Điều 66.2 TRIPS về việc chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ trong một khoảng thời gian hợp lý để tránh việc trì hoãn vô lý thời hạn bảo hộ121. EuroCham đề nghị sửa đổi quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ bằng cách đưa ra các quy định cụ thể đối với yêu cầu của người nộp đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nhằm ngăn chặn việc vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ đang trong giai đoạn nộp hồ sơ bảo hộ122

. Thứ hai, Eurocham cho rằng trong việc xử lý thủ tục đối lập và hủy bỏ nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục ra các quyết định chưa thuyết phục về việc một nhãn hiệu có vi phạm một nhãn hiệu khác hay không, cũng như tiếp tục chưa xem xét một cách đầy đủ các chứng cứ cho thấy một hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp một cách dối trá123. Một mặt điều này có thể tạo ra trở ngại đối với các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; mặt khác có thể coi là sự vi phạm nghĩa vụ ra các quyết định có lý do chính đáng theo các FTA và Điều 41.2 TRIPS124

.

Liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, Điều 75 IPL và Điều 6.2 D Nghị định 103/2006 dường như đã đủ để đáp ứng nghĩa vụ trong các FTA.

Cuối cùng, về các trường hợp ngoại lệ, Điều 125.2 g) IPL quy định rằng chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không được ngăn cấm việc sử dụng “tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, chất lượng, số lượng, việc sử dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc điểm khác của hàng hóa và dịch vụ” một cách trung thực. Xét rằng EU cho phép sự tồn tại song song của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hoá trước đó đã được bảo hộ, quy định này có vẻ phù hợp với các FTA của EU.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)