IV. Quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
4. Các nội dung không giống nhau trong các FTA: trách nhiệm của nhà cung cấp dịch
dịch vụ Internet và các biện pháp hình sự
a) Quy định trong các FTA của EU
Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet. FTA EU-Hàn Quốc và TA EU-CP có điều khoản về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)253. Theo đó, các Bên thừa nhận rằng dịch vụ cung cấp bởi các ISP có thể được sử dụng bởi các bên thứ ba để vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các Bên có nghĩa vụ ban hành các quy định miễn trách cho các ISP với một số điều kiện nhất định.
Điều này liên quan đến các hoạt động sau đây của ISP: truyền tải, cung cấp dịch vụ truy cập thông tin cho bên sử dụng dịch vụ (chỉ là truyền dẫn), lưu trữ tự động, trung gian và tạm thời thông tin cho bên sử dụng dịch vụ (bộ nhớ đệm - caching), hoặc lưu trữ thông tin cho người nhận (lưu trữ máy chủ - hosting).
Đồng thời, các Bên không được áp đặt cho các ISP nghĩa vụ theo dõi các thông tin họ truyền tải. Các ISP chỉ bắt buộc phải thông báo kịp thời về bất kỳ hoạt động hay thông tin cáo buộc bất hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.
249
Điều 13 và chú thích 9. 250
Điều 16.1. Việc áp dụng các thủ tục đối với hàng hoá quá cảnh là tùy thuộc từng bên. 251
WTO, Rà soát Chính sách thương mại của Việt Nam, tại Mục 50.
252 Đánh giá Chiến lược thực thi Quyền sở hữu trí tuệ ở các nước thứ ba, Báo cáo cuối cùng, tháng 11 năm 2010,
http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2010/november/tradoc_147053.pdf
253
50 TRIPS cũng như EPA EU-CARIFORUM và AA EU-CA đều không đề cập, nghĩa là nội dung này không phổ biến giữa các FTA của EU. Tuy nhiên, ACTA đã có quy định liên quan và có thể được đưa vào trong các FTA tương lai EU sẽ ký kết. So với các phiên bản trước, phiên bản cuối cùng của ACTA đã giảm bớt nghĩa vụ của các bên về nội dung này.
Điều 27.1 quy định nghĩa vụ của các bên trong việc đảm bảo rằng tất cả các biện pháp dân sự và hình sự áp dụng được trong môi trường kỹ thuật số. Cụ thể, các bên phải có các biện pháp ngăn chặn “việc sử dụng trái pháp luật các phương tiện phân phối rộng rãi cho mục đích vi phạm”. Các bên ký kết có lựa chọn đặt ra quy định đối với các ISP và các bên trung gian khác phải cung cấp thông tin về thuê bao cho các chủ thể quyền có yêu cầu. Trong bất kỳ trường hợp nào, cùng với việc áp dụng các biện pháp này, các bên vẫn có quyền duy trì hệ thống luật pháp của mình về giới hạn trách nhiệm của các ISP và bất kỳ luật nào nhằm bảo vệ tự do ngôn luận, công bằng và bảo mật thông tin cá nhân.
Các biện pháp hình sự. Mặc dù các dự thảo FTA ban đầu đưa ra đàm phán có quy định về các biện pháp hình sự254
nhưng đến nay chỉ có FTA EU- Hàn Quốc có quy định về nội dung này255.
Quy định trong FTA này vượt xa các nghĩa vụ theo Điều 61 TRIPS. Trước hết, “các hành vi vi phạm bản quyền” mở rộng bao gồm cả các hành vi xâm phạm quyền liên quan. Ngoài ra, các bên có thể mở rộng việc áp dụng các biện pháp hình sự đối với hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý và kiểu dáng công nghiệp. Thứ hai, các bên phải áp dụng biện pháp đảm bảo trách nhiệm của các pháp nhân, phù hợp với các nguyên tắc pháp lý của hệ thống luật trong nước tương ứng, đối với hành vi vi phạm hình sự quyền sở hữu trí tuệ, và để xử phạt các hành vi trợ giúp và tiếp tay. Thứ ba, ngoài việc tịch thu và / hoặc tiêu hủy tất cả các hàng hoá xâm phạm và vật liệu được sử dụng để sản xuất, phân phối hàng hóa vi phạm, các bên phải đảm bảo rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tịch thu tài sản có nguồn gốc từ, hoặc thu được trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua, các hoạt động vi phạm.
Đối với các đối tác khác của EU, tiêu chuẩn bảo hộ ở mức đã quy định trong TRIPS. Tuy nhiên, tình trạng giữ nguyên quy định về xử lý vi phạm hình sự IPR sẽ thay đổi đáng kể khi ACTA có hiệu lực. Có thể dự kiến rằng EU sẽ tạo áp lực lên các đối tác thương mại trong việc áp dụng tiêu chuẩn mới về thực thi quyền sở hữu trí tuệ hoặc đòi hỏi các đối tác này tham gia ACTA hoặc bổ sung các tiêu chuẩn của ACTA vào trong FTA trong tương lai256
.
Nói chung, các Điều 23 - 26 ACTA quy định nghĩa vụ tương tự như trong FTA EU- Hàn Quốc, trừ 2 điểm khác biệt quan trọng sau đây.
Trước hết, Điều 23.1 ACTA định nghĩa về “hành vi với quy mô thương mại”: “bao gồm ít nhất những hành vi được tiến hành như hoạt động thương mại có lợi thế kinh tế hoặc thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp”257
. Nghĩa vụ này rộng hơn nhiều so với Điều 61 TRIPS. Bất kỳ nước nào tham gia ACTA sẽ không được dựa vào linh hoạt quy định tại Điều 61 TRIPS. Điều này được xác nhận theo diễn giải về “quy mô thương mại”258
trong Báo cáo của Ban Hội thẩm WTO về vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ với Trung Quốc.
Thứ hai, Điều 26 ACTA quy định rằng, trong trường hợp thích hợp, cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động tiến hành điều tra hoặc khởi tố đối với hành vi vi phạm hình sự.
254
Trường hợp ít nhất là của TA EU-CP. 255
Điều 10.54 – 10.61. 256
H. Grosse Ruse-Khan, "Từ TRIPS đến ACTA: Hướng tới một tiêu chuẩn vàng mới trong các biện pháp hình sự về sở hữu trí tuệ?, Tài liệu nghiên cứu của Viện Max Planck về sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh, số 10-06, trang 17.
257
H. Ruse-Khan Grosse, "Từ TRIPS đến ACTA ...", trang 16. Khái niệm "lợi thế kinh tế hoặc thương mại gián tiếp" có thể bao gồm người sử dụng Internet tải các tập tin có bản quyền mà không được phép của chủ thể quyền và do đó có được một lợi thế kinh tế (gián tiếp) là không mất phí tổn.
258
51 Lưu ý rằng trong khi EU đang đàm phán trong các hiệp định quốc tế thì hiện tại EU lại chưa có quy định nội khối về các biện pháp hình sự259
.
b) Tác động đến hệ thống IPR của Việt Nam
Trách nhiệm của các ISP ở Việt Nam được quy định theo Điều 16 - 20 Luật Công nghệ thông tin. Các điều khoản này tương tự Điều 13 - 15 Quy chế 2000/31 về thương mại điện tử và Đạo luật Bản quyền điện tử Hoa Kỳ năm 1998.
Do đó, có thể khẳng định rằng các điều khoản này phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong CAN và FTA EU-Hàn Quốc.
Tuy nhiên, dường như các quy định luật này không được thực hiện trên thực tế. Báo cáo đặc biệt năm 2011 của Hoa Kỳ đã xác định một trong những vấn đề còn tồn tại ở Việt Nam là “mức độ gia tăng vi phạm bản quyền trên Internet”. Các luật sư được phỏng vấn cho Báo cáo này cho rằng chính các nhà cung cấp dịch vụ Internet là đối tượng vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan. Do đó, quy định trong tương lai về trách nhiệm của các nhà cung cấp Internet sẽ rất phù hợp260
.
Về các biện pháp hình sự, Việt Nam bị ràng buộc bởi hai FTA có các quy định về nội dung này: BTA Việt Nam-Hoa Kỳ và AANZ FTA.
Việt Nam đã sửa đổi quy định về các biện pháp hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2009 với mục tiêu ngăn chặn hiệu quả hơn hàng giả mạo và vi phạm bản quyền. Hiện nay, các biện pháp hình sự đã mở rộng áp dụng đối với vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, giả mạo nhãn hiệu hàng hoá và chỉ dấu địa lý trên quy mô thương mại.
Theo đại diện của Việt Nam trước Hội đồng TRIPS, “tất cả các biện pháp xử phạt nói chung và phạt tiền nói riêng đối với các hành vi vi phạm quyền tác giả và sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 131 và Điều 171 Bộ luật Hình sự được thiết kế tương đương với mức phạt cho các loại tội phạm khác có cùng mức độ nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự, vì thế có tác dụng ngăn chặn tương tự như đối với các loại tội phạm khác”. Do đó, có thể khẳng định rằng các quy định về xử phạt phù hợp với Điều 61 Hiệp định TRIPS261
.
Tuy nhiên, nghiên cứu bởi các nước khác không cùng chia sẻ kết luận này. Theo ý kiến của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, “các cơ quan thực thi của Việt Nam đã không khởi tố đủ các vụ hình sự và không áp dụng các mức phạt có tính chất ngăn chặn trong các vụ việc thích hợp”.
Cuối cùng, liên quan đến cụm từ “các hành vi với quy mô thương mại”, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam không có định nghĩa này nhưng đại diện Việt Nam trước Hội đồng TRIPS cũng đã cho biết: “thực tế là các nước khác trên thế giới cũng chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm này trong quy định pháp luật”262. Tuy nhiên, hiện nay Ban Hội thẩm WTO đã đưa ra một định nghĩa263. Đây chắc chắn là một định nghĩa linh hoạt, ít nhất phải rộng hơn định nghĩa trong ACTA.
259
Đây là một trong những lý do được nêu ra bởi Nhóm các Viện học thuật châu Âu nhằm chất vấn tính tương thích của ACTA với các FTA của EU. Có tại http://www.iri.uni-hannover.de/tl_files/pdf/ACTA_opinion_200111_2.pdf. Ủy ban châu Âu đã công bố phần trả lời của mình cho tuyên bố này của Nhóm tại: http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2011/april/tradoc_147853.pdf 260
V.N. Hoan, "Quyền tác giả...", trang 11. 261
WTO, Việt Nam..., Mục 66. 262
WTO, Việt Nam..., Mục 62. 263
“[…] "quy mô thương mại" là độ lớn hoặc chừng mực của hoạt động thương mại điển hình hoặc thông thường. Vì vậy, hàng giả hoặc vi phạm bản quyền "với quy mô thương mại" đề cập đến hàng giả hoặc vi phạm bản quyền ở mức độ và phạm vi hoạt động thương mại điển hình hoặc thông thường đối với một sản phẩm trong một thị trường nhất định. Độ lớn hay chừng mực của hoạt động thương mại điển hình hoặc thông thường đối với một sản phẩm trong một thị trường nhất định tạo thành một chuẩn mực để đánh giá các nghĩa vụ trong câu đầu tiên của Điều 61. Kế đó, yếu tố tạo thành quy mô thương mại của hàng giả hoặc vi phạm bản quyền sẽ phụ thuộc vào độ lớn hoặc chừng mực điển hình hoặc bình thường đối với một sản phẩm trên thị trường có thể lớn hay nhỏ" (WTO, năm 2009, tại 7.577).
52