Kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 30)

III. Các điều khoản nội dung về bảo hộ IPR

4.Kiểu dáng công nghiệp

a) Quy định chung trong các FTA của EU

Các FTA của EU bao gồm một số điều khoản về kiểu dáng công nghiệp bổ sung cho các Điều 25-26 TRIPS. Các điều khoản này đề cập đến điều ước quốc tế, yêu cầu, phạm vi và thời hạn bảo hộ, trường hợp ngoại lệ đối với quyền độc quyền và quyền tác giả.

Các hiệp định quốc quốc tế. Tất cả các FTA của EU trừ FTA EU-Hàn Quốc đều ràng buộc các bên để “thực hiện tất cả các nỗ lực hợp lý”125

hay “cố gắng”126 gia nhập Đạo luật Geneva năm 1999 của Hiệp định Hague127

.

Yêu cầu bảo hộ128. Các FTA có quy định về yêu cầu đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Các FTA giống nhau về 3 quy định sau: a) không bảo hộ kiểu dáng được xác định chủ 121 Eurocham, Sách trắng, trang 43. 122 Eurocham, Sách trắng, trang 43. 123

Eurocham, Báo cáo tình trạng Sở hữu trí tuệ 2009, trang 1-2. 124

Khuyến nghị rằng Cục Sở hữu trí tuệ cần thông báo hợp lý về “tương tự gây nhầm lẫn” trong thủ tục phản đối và hủy bỏ nhãn hiệu đăng ký. Thông báo cần nêu chi tiết tất cả các yếu tố thực tế và tình trạng để các bên hiểu được lý do của Cục khi ra quyết định (Eurocham, Báo cáo tình trạng Sở hữu trí tuệ, trang 2).

125

Điều 224 TA EU-CP, Điều 251 AA EU-CA. 126

Điều 146 EPA EU-CARIFORUM. 127

28 yếu bởi các yếu tố kỹ thuật hoặc chức năng - trong khi việc loại trừ này là tùy ý theo Điều 25.1 TRIPS thì lại là bắt buộc trong các FTA; b) bảo hộ qua đăng ký; c) “một kiểu dáng không được chấp nhận nếu trái với chính sách công cộng hoặc các nguyên tắc đạo đức được chấp nhận chung”129.

Các FTA đều đặt ra các yêu cầu mà kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng để được bảo hộ, nhưng không thống nhất: một FTA yêu cầu kiểu dáng phải có tính mới, một FTA khác yêu cầu kiểu dáng phải nguyên gốc, hoặc mới hoặc nguyên gốc. Đồng thời 3 FTA yêu cầu kiểu dáng phải có đặc trưng riêng, trong khi TA EU-CP không yêu cầu như vậy130

.

Phạm vi bảo hộ. Tất cả các FTA trừ AA EU-CA đều mở rộng các hành vi là đối tượng theo nghĩa “độc quyền - ius prohibendi” quy định tại Điều 26 TRIPS. Điều 26 cho phép chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được quyền để ngăn chặn các bên thứ ba “sản xuất, bán hoặc nhập khẩu” sản phẩm mang hoặc thể hiện kiểu dáng cho mục đích thương mại. Các FTA mở rộng độc quyền - prohibendi ius cho các hành vi từ chào mua/bán, tàng trữ hoặc sử dụng131. Ngoài ra, trong tất cả các FTA trừ TA EU-CP, độc quyền - prohibendi ius có thể được thực thi không chỉ khi hành vi nhằm mục đích thương mại - như quy định tại Điều 26.1 TRIPS - mà cả khi “quá mức và gây làm phương hại đến việc khai thác bình thường của kiểu dáng hoặc không tương thích với thông lệ thương mại công bằng”.

Thời hạn bảo hộ. Các FTA không có quy định chung trong vấn đề này. Trong khi TA EU-CP và AA EU-CA đặt ra thời hạn tối thiểu là 10 năm tương tự Điều 26.3 TRIPS thì FTA EU-Hàn Quốc đặt mức tối thiểu là 15 năm và EU CARIFORUM EPA quy định thời hạn bảo hộ phải ít nhất là 5 năm đi kèm với khả năng gia hạn đến 25 năm132

.

Trường hợp ngoại lệ. Tất cả các FTA đều sao chép lại quy định tại Điều 26.1 TRIPS về các trường hợp ngoại lệ đối với quyền độc quyền “với điều kiện các ngoại lệ không xung đột một cách bất hợp lý với việc khai thác bình thường của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ và không gây phương hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng được bảo hộ, có tính đến lợi ích hợp pháp của các bên thứ ba”133

.

Quan hệ với quyền tác giả. Cuối cùng, các FTA đều có một điều khoản nêu rõ rằng đối tượng kiểu dáng bảo hộ có thể được bảo hộ theo quyền tác giả từ ngày thiết kế được sáng tạo hay thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào.134

Các quy định khác. Các FTA bao gồm các quy định khác liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, nhưng không thể khẳng định các quy định này có xuất hiện ở trong tất cả các FTA hay chỉ có chung một số vấn đề. Các vấn đề liên quan bao gồm: bảo hộ kiểu dáng chưa đăng ký, bảo hộ kiểu dáng hàng dệt và các căn cứ từ chối đăng ký.

b) Tác động đến hệ thống IPR của Việt Nam

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 750-753 CC và Điều 63 - 67 IPL, ngoài các quy định áp dụng chung đối với quyền sở hữu công nghiệp.

Việt Nam chưa tham gia Hiệp định Hague. Tuy nhiên, các đối tác của EU chỉ có nghĩa vụ phải “thực hiện mọi nỗ lực hợp lý” để tham gia Hiệp định. Dù sao chăng nữa, Việt Nam đã cam kết nghĩa vụ này trong khuôn khổ Hiệp định Việt Nam-Thụy Sĩ. Nếu phê chuẩn việc tham gia

128

Điều 228.2 TA EU-CP, Điều 146.C.2 EPA EU-CARIFORUM, Điều 253 AA EU-CA, Điều 10.31 FTA EU-Hàn Quốc. 129

Điều 228 TA EU-CP, Điều 146.C EPA EU-CARIFORUM, Điều 253 AA EU-CA, Điều 10.31 FTA EU-Hàn Quốc. Các điều khoản này phản ánh Điều 8 Quy định 98/71 về kiểu dáng

130

Điều 225 TA EU-CP, Điều 146.B EPA EU-CARIFORUM, Điều 252 AA EU-CA, Điều 10.27 FTA EU-Hàn Quốc. 131

Điều 226 TA EU-CP, Điều 146.D EPA EU-CARIFORUM, Điều 10.28 FTA EU-Hàn Quốc. Việc mở rộng bảo hộ dựa trên Điều 19.1 Quy định 6/2002.

132 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 227 TA EU-CP, Điều 255 AA EU-CA, Điều 10.30 FTA EU-Hàn Quốc, Điều 146.E EPA EU-CARIFORUM 133

Điều 228 TA EU-CP, Điều 146.C EPA EU-CARIFORUM, Điều 253 AA EU-CA, Điều 10.31 FTA EU-Hàn Quốc 134

29 Hiệp định Hague, Việt Nam sẽ phải sửa đổi luật pháp trong nước về các yêu cầu đăng ký và thủ tục (Điều 103 IPL và Nghị định 103/2006).

Tại Việt Nam, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp qua đăng ký với điều kiện đáp ứng cácyêu cầu sau: tính mới, sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp135. Theo Điều 66 IPL, tính sáng tạo nghĩa là kiểu dáng “không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”. Theo Điều IPL 67, khả năng áp dụng công nghiệp có nghĩa là kiểu dáng “có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp”. Điều băn khoăn là liệu các quy định trên có phù hợp với FTA hay không vì FTA không đòi hỏi những điều kiện này. Ngoài ra, các quy định này cũng rất xa lạ với Luật kiểu dáng của EU.

Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ không đề cập đến việc loại trừ bảo hộ những kiểu dáng trái với chính sách công cộng hoặc với các nguyên tắc đạo đức được thừa nhận chung. Ngược lại, tương tự như quy định tại các FTA của EU, Điều 64 IPL loại trừ việc bảo hộ đối với sản phẩm chỉ dựa vào tính năng kỹ thuật136

.

Về thời hạn bảo hộ, hiện nay luật của Việt Nam quy định là 5 năm kể từ ngày nộp đơn137 và có thể được gia hạn hai lần liên tiếp với thời hạn 5 năm. Lưu ý rằng thời hạn tối thiểu quy định trong các FTA của EU là 10 năm (TA EU-CP và AA EU-CA), 15 năm (FTA EU-Hàn Quốc) và 5 năm, cho phép gia hạn lên đến 25 năm (EPA EU-CARIFORUM). Rất khó để đánh giá xem liệu quy định của Việt Nam có được EU chấp nhận hay không.

Cuối cùng, liên quan đến phạm vi bảo hộ, Điều 124.2 IPL và Điều 20 Nghị định 103/2006 quy định chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền ngăn chặn các bên thứ ba sản xuất, nhập khẩu, lưu thông (bán hàng và trưng bày để bán), quảng cáo, chào mua/bán và lưu kho bãi các sản phẩm thể hiện kiểu dáng công nghiệp. Danh sách các hoạt động không bao gồm xuất khẩu, nhưng trên thực tế, các trường hợp liên quan đến xuất khẩu sẽ bị coi là vi phạm nếu xuất khẩu được hỗ trợ bởi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông (bán hàng và trưng bày để bán hàng), quảng cáo, chào mua/bán và lưu kho bãi các sản phẩm lưu thông... Vì vậy, về điểm này quy định của Việt Nam phù hợp với các FTA của EU.

Tuy nhiên Điều 125.2.a) quy định rằng chủ sở hữu kiểu dáng sẽ không có quyền ngăn cấm người khác từ “sử dụng kiểu dáng... phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc cho các mục đích phi thương mại...”. Cần lưu ý rằng các điều ước quốc tế quy định việc bảo hộ tới mức chỉ trừ các hành vi “quá mức gây phương hại đến việc khai thác bình thường của kiểu dáng hoặc không tương thích với tập quán thương mại công bằng”.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 30)