IV. Quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
3. Các biện pháp biên giới
a) Quy định chung trong các FTA của EU
Điều 51-60 TRIPS đề cập đến các biện pháp biên giới. Nói chung, Điều 51 quy định rằng các nước phải ban hành thủ tục để chủ thể quyền yêu cầu cơ quan tư pháp hay hành chính ra lệnh đình chỉ việc phân phối hàng hóa nghi ngờ giả mạo hoặc vi phạm bản quyền. Các điều khoản kế tiếp quy định chi tiết và yêu cầu về thủ tục.
Các điều khoản về biện pháp biên giới trong các FTA của EU246
tăng cường các tiêu chuẩn của TRIPS theo 4 cách. Trước hết, trong khi Điều 51 chỉ đặt ra nghĩa vụ để xử phạt việc “nhập khẩu” hàng hoá giả mạo hoặc vi phạm bản quyền (kiểm soát xuất khẩu tùy các nước) thì các FTA mở rộng nghĩa vụ này đối với ít nhất là việc “xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh” hàng hóa247.
Thứ hai, Điều 51 chỉ đề cập đến hàng giả mạo và vi phạm bản quyền. Việc áp dụng biện pháp biên giới cho các đối tượng sở hữu trí tuệ khác tùy thuộc các nước (Điều 51.2). Trừ AA EU-CA, tất cả các FTA còn lại đều mở rộng nghĩa vụ áp dụng các biện pháp biên giới cho ít nhất là hàng hoá vi phạm quyền liên quan và quyền về kiểu dáng. Ngoài ra, FTA EU-Hàn Quốc còn mở rộng cho các đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm chỉ dẫn địa lý, bằng sáng chế và quyền đối với giống cây trồng248
. EPA EU-CARIFORUM cũng mở rộng cho chỉ dẫn địa lý. Về đối tượng sở hữu trí tuệ này, TA EU-CP chỉ quy định rằng “các bên sẽ đánh giá khả năng áp dụng các biện pháp này đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm chỉ dẫn địa lý”.
Thứ ba, Điều 58 TRIPS cho phép (nhưng không bắt buộc) các thành viên WTO trao cho cơ quan hải quan thẩm quyền tạm ngừng giải phóng hàng nghi ngờ vi phạm và đặt ra một số yêu cầu về thủ tục liên quan. Trong TA EU-CP và FTA EU-Hàn Quốc, quy định này là nghĩa vụ bắt buộc: các bên phải đảm bảo cơ quan của mình có thẩm quyền tạm ngừng giải phóng hàng hoặc giữ hàng nếu có căn cứ nhằm cho phép chủ thể quyền thực hiện thủ tục tố tụng hoặc hành chính, phù hợp với luật pháp quốc gia của mỗi bên. AA EU-CA cũng có quy định tương tự nhưng EPA EU-CARIFORUM thì không có.
Thứ tư, tất cả FTA đều yêu cầu “bất kỳ quyền hoặc nghĩa vụ nào quy định tại Phần III, Mục 4 TRIPS liên quan đến nhà nhập khẩu sẽ phải đượcáp dụng [không chỉ đối với nhà nhập khẩu mà cả] đối với nhà xuất khẩu hoặc bên cầm giữ/bên nhận hàng hóa”.
Để kết thúc mục này, điều đáng lưu ý là các biện pháp biên giới sẽ trở thành một trong những nội dung bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ACTA. Ví dụ, ACTA sẽ mở rộng việc áp dụng các biện pháp biên giới theo 2 hướng: trước hết, mở rộng ra tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ trừ
246
Điều 249 TA EU-CP, Điều 163 EPA EU-CARIFORUM, Điều 273 AA EU-CA, Điều 10.67 FTA EU-Hàn Quốc. Các điều khoản này phản ánh Điều 9 Quy chế 1383/2003.
247
EPA EU-CARIFORUM và AA EU-CA đối với "nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhập cảnh, xuất cảnh một lãnh thổ hải quan, thực hiện thủ tục tạm dừng hoặc đưa vào khu vực kho ngoại quan hoặc khu vực tự do thuế quan" và trong FTA EU-Hàn Quốc đối với "xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, quá cảnh hải quan, chuyển tải, đưa vào khu vực tự do thuế quan, thực hiện thủ tục tạm dừng hoặc kho ngoại quan”.
248
Theo Điều 10.67.4 Hàn Quốc có 2 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực để thực hiện các biện pháp biên giới liên quan đến bằng sáng chế và thiết kế đã đăng ký.
49 bằng sáng chế và thông tin bí mật249; thứ hai, mở rộng ra ít nhất đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa250. ACTA cũng ràng buộc các bên phải trao thẩm quyền cho cơ quan chức năng chủ động hành động.
b) Tác động đối với hệ thống IPR của Việt Nam
Các biện pháp biên giới được quy định tại các Điều216 - 219 IPL, Điều 34-38 Nghị định 105/2006, Điều 10-12 Nghị định 97/2010 và các quy định khác của Luật Hải quan (CL).
Thoạt nhìn, theo Điều 219 IPL và Điều 57 CL, phạm vi áp dụng các biện pháp biên giới dường như bao gồm tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các biện pháp khác nhau sẽ được áp dụng cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn như Điều 12 Nghị định 97/2010 quy định các biện pháp xử phạt đặc biệt đối với việc nhập khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý.
Các biện pháp biên giới áp dụng đối với nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, Nghị định 97/2010 quy định rằng các hàng hoá quá cảnh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Các biện pháp xử phạt đặc biệt khác cũng được quy định cho từng đối tượng sở hữu trí tuệ.
Thoạt nhìn, các biện pháp biên giới chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ thể quyền. Tuy nhiên, Điều 37 Nghị định 105/2006 dường như trao cho cơ quan hải quan thẩm quyền chủ động thực thi các biện pháp hành chính. Cách diễn giải này không thống nhất với biện giải của đại diện Việt Nam trước Hội đồng TRIPS “Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp hành chính đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định vi phạm bản quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hoá / chỉ dẫn địa lý”251.
Mặc dù luật của Việt Nam về nội dung này rất gần với nghĩa vụ quy định trong các FTA của EU, các cơ quan châu Âu vẫn lo ngại về việc thực thi trên thực tế. “Việc bắt giữ hàng hóa bởi cơ quan hải quan chưa đủ mạnh, có thể các cán bộ hải quan đã phát sinh tiêu cực và trong nhiều năm chưa hề có vụ việc nào bị truy tố. Hy vọng Luật Hải quan mới sẽ cải thiện tình hình này, tuy nhiên vẫn còn thiếu các thiết bị kiểm soát sử dụng công nghệ thông tin hay một cơ sở dữ liệu chung quốc gia về hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”252
.