III. Các điều khoản nội dung về bảo hộ IPR
2. Giống cây trồng
a) Quy định chung trong các FTA của EU
Giống cây trồng chỉ được đề cập duy nhất tại Điều 27.3, theo đó nghĩa vụ bảo hộ giống cây trồng được xác lập qua bằng sáng chế hoặc một quyền riêng hoặc cả hai cách thức.
EU đã có quy định trong khối về lĩnh vực này101
nên một trong các mục đích của EU trong các cuộc đàm phán song phương là tăng cường việc bảo hộ giống cây trồng trên lãnh thổ của các đối tác. Với mục đích đó, EU đã cố gắng áp đặt yêu cầu phải gia nhập Công ước quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới năm 1991 (UPOV). Công ước này được EU và Hoa Kỳ coi là một hệ thống đặc định hữu hiệu theo nghĩa của Điều 27.3 của EU và Mỹ. Tuy nhiên, EU đã chỉ đạt được mục đích áp đặt này trong FTA EU-Hàn Quốc (Điều 10.39)102. Đây là FTA duy nhất có nghĩa vụ TRIPS-bổ sung.
Ngoại trừ FTA EU-Hàn Quốc, các FTA khác của EU đưa ra một tham chiếu rõ ràng đến “ưu đãi cho người nông dân” hay là các ngoại lệ đối với độc quyền dành cho các nhà lai tạo giống cây trồng: “cho phép người nông dân dành dụm, sử dụng và trao đổi các loại hạt giống cây trồng được bảo hộ mà tự mình sản xuất ra cho mục đích truyền bá”103
. TA EU-CP có tham chiếu đến Điều 15.2 UPOV, bao gồm các trường hợp ngoại lệ nhưng ở mức độ hạn chế hơn104, đặc biệt không cho phép người nông dân được trao đổi giống với các nông dân khác cho mục đích truyền bá mà chỉ đơn thuần cho phép dành dụm và sử dụng hạt giống cho mục đích truyền bá tại chỗ với giới hạn nhất định và phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà lai tạo giống.
b) Tác động đến hệ thống IPR của Việt Nam
Quyền đối với giống cây trồng liên quan nhiều đến các nước đang phát triển có ngành nông nghiệp phát triển mạnh và đa dạng sinh học ở mức độ cao. Tuy nhiên, một số nước đang phát triển hoài nghi về việc bảo hộ IPR dựa trên quan điểm rằng quyền đối với giống cây trồng sẽ cho phép các tập đoàn đa quốc gia độc chiếm thị trường giống cây trồng mới được phát triển từ các giống gốc thông qua các quy trình công nghệ sinh học.
Việt Nam áp dụng một cách tiếp cận khác. Việt Nam đã tham gia UPOV 1991 từ năm 2006105 và có nhiều quy định trong nước để đảm bảo việc bảo hộ hiệu quả giống cây trồng106. Hơn nữa, theo Điều 7.2.c) BTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ theo pháp luật về bằng sáng chế đối với rất nhiều các loại giống cây trồng không được bảo hộ theo UPOV107.
Cần lưu ý rằng trong tháng 5 năm 2011, Việt Nam đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) với Văn phòng cộng đồng EU về giống cây trồng với mục đích tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này108
.
101 Quy định 2100/94 về quyền đối với giống cây trồng cộng đồng. 102
Trong khi AA EU-CA không có tham chiếu đến Công ước, hai FTA khác ràng buộc các bên phải "xem xét khả năng gia nhập" (Điều 149 EPA EU-CARIFORUM) hoặc "hợp tác để thúc đẩy và đảm bảo việc bảo hộ giống cây trồng dựa trên Công ước UPOV 1991 (Điều 232 TA EU-CP). Điều 259.1 AA EU-CA chỉ đề cập đến "nghĩa vụ bảo hộ giống cây trồng, hoặc bởi bằng sáng chế hoặc bởi một hệ thống riêng hoặc bất kỳ cách kết hợp nào". Cần lưu ý rằng Colombia là thành viên của UPOV 1978 và Peru là thành viên UPOV 1991. Về AA EU-CA, chỉ có Panama, Costa Rica và Nicaragua tham gia Công ước. Về EPA EU- CARIFORUM chỉ Cộng hòa Dominica và Trinidad và Tobago đã tham gia Công ước.
103
Điều 149.1 EPA EU-CARIFORUM và Điều 259.3 AA EU-CA. Trường hợp ngoại lệ này cho phép những người nông dân đã mua hạt giống của giống cây trồng được bảo hộ được dành dụm từ vụ thu hoạch cho vụ kế tiếp hoặc trao đổi với những người nông dân khác mà không bị kiện bởi chủ thể quyền.
104
Điều 232. 105
BTA Việt Nam-Hoa Kỳ và EPA Việt Nam-Nhật Bản đều quy định việc phê chuẩn UPOV. 106
Điều 750-753 CC, Điều 157-197 IPL, và Nghị định 104/2006. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng bảo hộ giống cây trồng chịu trách nhiệm quản lý đối với quyền này.
107
"Việc loại trừ [cấp bằng sáng chế] đối với giống cây trồng bị giới hạn trong phạm vi những giống cây trồng đáp ứng định nghĩa tại Điều 1 (vi) của Công ước UPOV (1991). Việc loại trừ giống thực vật và động vật không áp dụng đối với các sáng chế về cây trồng hay động vật có nhiều hơn một chủng loại. Việt Nam cũng bảo hộ bằng sáng chế đối với tất cả các dạng thức thực vật và động vật mà không phải là giống, cũng như các sáng chế bao gồm nhiều hơn một chủng loại".
108
25 Xét đến tất cả những yếu tố này, Việt Nam dường như ở vị thế sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ trong lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng ở mức chặt chẽ nhất trong các FTA của EU. Trên thực tế, có thể coi những nỗ lực về mặt pháp lý của Việt Nam đã đặt ra một mức độ bảo hộ được các nước phương Tây xem như một hệ thống đổi mới “hiện đại”109
.
Do Việt Nam đã là thành viên UPOV 1991 nên không thể đặt quy định linh hoạt hơn về “ưu đãi cho người nông dân” như trong AA EU-CA và EPA EU-CARIFORUM110. Điều này sẽ bị coi là bất lợi nếu xét theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu cho rằng các khuôn khổ pháp lý hiện hành tạo ra “hạn chế quá mức về mặt pháp lý đối với việc tiếp cận các nghiên cứu cơ bản đầu vào cho nông nghiệp, bao gồm các nguồn tài nguyên di truyền thực vật cho phát triển lương thực và nông nghiệp. Một vấn đề quan trọng xoay quanh câu hỏi liệu việc bảo hộ này có khuyến khích nghiên cứu nông nghiệp vì lợi ích của đa số nông dân và người tiêu dùng Việt Nam hay không”111.
Hơn nữa, có quan điểm cho rằng nghĩa vụ trong BTA Việt Nam-Hoa Kỳ “cản trở việc áp dụng các biện pháp liên quan đến bằng sáng chế để đảm bảo dinh dưỡng và an ninh lương thực”, thậm chí ngay cả khi các biện pháp này có lý do chính đáng theo Điều 8.1 TRIPS112
.