Tài nguyên di truyền, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 35)

III. Các điều khoản nội dung về bảo hộ IPR

6. Tài nguyên di truyền, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian

a) Quy định chung trong các FTA của EU

Tri thức truyền thống, tài nguyên di truyền và văn hóa dân gian (các hình thức thể hiện văn hóa truyền thống) là tài sản kinh tế và văn hóa của các cộng đồng bản địa, địa phương và quốc gia. Trong những năm gần đây, việc sử dụng các nguồn tài nguyên này cho các mục đích kinh tế và thương mại đã gia tăng mạnh. Trong khi đó, một số trường hợp chiếm dụng các tài sản này đã xảy ra - ví dụ như các loại thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ

156

Theo nghĩa này Thông cáo, trang 16. Rõ ràng, một trong những lý do cho việc thông qua luật này là một số đối tác của EU chẳng hạn như Ấn Độ đã yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý phi nông nghiệp để đổi lại với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong lĩnh vực nông nghiệp của EU trong phạm vi lãnh thổ của các bên.

33 nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở các nước châu Phi nhưng được cấp bằng sáng chế cho các tập đoàn đa quốc gia mà không đem lại lợi ích cho các nước xuất xứ157

.

Bảo vệ các tài sản này đã trở thành yêu cầu bức thiết đối với các nước có đa dạng sinh học phong phú và do đó có nguy cơ trở thành đối tượng bị chiếm dụng. Tuy nhiên, các nguyên tắc về bảo hộ của các nước này và các nguyên tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dường như có xung đột. Trong khi TRIPS quan niệm quyền sở hữu trí tuệ là "các quyền tư"158

cơ bản thuộc sở hữu của cá nhân hoặc công ty thì Công ước của Liên Hợp Quốc về Đa dạng sinh học (CBD) khẳng định chủ quyền của các quốc gia về tài nguyên di truyền trong phạm vi lãnh thổ của họ. Đồng thời, luật pháp một số nước quy định rằng tài nguyên di truyền và văn hóa dân gian thuộc về các cộng đồng địa phương159

.

Hội đồng TRIPS đã và đang hướng tới xây dựng một công cụ quốc tế trong lĩnh vực này trong khuôn khổ của Vòng đàm phán Đô-ha160

và WIPO161. Trong khi đó, EU đã đưa vấn đề này vào các cuộc đàm phán FTA và đạt được kết quả rất khác nhau.

Nhìn chung, các FTA “công nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo tồn và duy trì kiến thức, sáng kiến và thông lệ của các cộng đồng bản xứ và địa phương liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học"162

.

Thứ hai, các FTA đề cao việc thúc đẩy và ứng dụng rộng rãi tri thức truyền thống, tài nguyên di truyền và văn hóa dân gian với sự tham gia và chấp thuận của chủ thể sở hữu kiến thức, sáng kiến và thông lệ, khuyến khích sự chia sẻ công bằng những lợi ích thu được từ việc ứng dụng. Cần lưu ý rằng CBD xác lập một nghĩa vụ về “chia sẻ lợi ích”163. Tuy nhiên, chỉ có TA EU-CP và AA EU-CA chứng thực một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các nước theo CBD164.

Thứ ba, tất cả các FTA đều có một điều khoản về mối quan hệ giữa CBD và các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.

TA EU-CP ràng buộc các bên phải đảm bảo rằng quyền sở hữu trí tuệ được hỗ trợ và không đi ngược lại quyền và nghĩa vụ quy định trong CBD.

Với mục tiêu đó, AA EU-CA nêu rõ rằng hiệp định này không ngăn cản các Bên vận dụng hoặc duy trì các biện pháp phù hợp với CBD. Điều 259.2 khẳng định về việc “không có mâu thuẫn giữa việc bảo hộ giống cây trồng và năng lực của mỗi Bên trong việc bảo vệ và bảo tồn tài nguyên di truyền”.

EPA EU-CARIFORUM yêu cầu việc diễn giải CBD và các điều khoản liên quan đến bằng sáng chế trong hiệp định này một cách hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời quy định việc chia sẻ quan điểm giữa các bên về các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa TRIPS và CBD.

157

T. Worku Dagne, “Áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với Tài nguyên đa dạng sinh học: một kỹ thuật cho các nước phía Nam để duy trì Kiểm soát Tài nguyên đa dạng sinh học trong vùng lãnh thổ của các nước này?”, RACID, tập 17, 2009, từ trang 150. 158

Xem phần lời mở đầu. 159

J. Gibson, “Tài nguyên cộng đồng: Hệ thống sở hữu trí tuệ, kiến thức truyền thống và Cơ quan pháp lý toàn cầu của cộng đồng địa phương”, trang 1.

160

Đoạn 19 Tuyên bố Đô-ha. 161

Năm 2000, một Ủy ban liên chính phủ về Sở hữu trí tuệ đối với Tài nguyên di truyền, Tri thức truyền thống và Văn hoá dân gian (IGC) được thành lập với mục tiêu đạt thỏa thuận về một hoặc nhiều công cụ pháp lý quốc tế để đảm bảo việc bảo hộ hiệu quả các đối tượng này.

162

Điều 201 TA EU-CP, Điều 150 EPA EU-CARIFORUM, Điều 229 AA EU-CA, Điều 10.40 FTA EU-Hàn Quốc. 163

Trong TA EU-CP, nghĩa vụ này chặt chẽ bởi thay vì "tham gia và phê duyệt" thì đòi hỏi phải có “sự đồng ý trước” của chủ thể quyền. Hơn nữa, liên quan đến nghĩa vụ "chia sẻ lợi ích" TA EU-CP tham chiếu đến nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phù hợp với Điều 15.7 CBD. Nghĩa vụ về chia sẻ lợi ích cũng đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền và kiến thức truyền thống liên quan.

164

Theo CBD, “cơ quan để quyết định quyền tiếp cận sẽ trực thuộc chính phủ và căn cứ theo luật pháp quốc gia". Vì vậy, sử dụng tài nguyên di truyền không cần sự đồng ý trước của chủ thể quyền vi phạm các nghĩa vụ về tiếp cận và chia sẻ lợi icha của CBD. Không rõ là việc thiếu tham chiếu đến CBD trong các FTA EU-Hàn Quốc và EPA EU-CARIFORUM có ảnh hưởng nào không.

34 FTA EU-Hàn Quốc cũng có một điều khoản về việc trao đổi quan điểm này.

Cuối cùng, các FTA của EU trong chương IPR đều bao gồm phần các quy định khác nhưng không giống nhau. Cần lưu ý rằng EPA EU-CARIFORUM và TA EU-CP có quy định liên quan đến việc công bố nguồn gốc của tài nguyên di truyền trong hồ sơ đăng ký bằng sáng chế - một chủ đề được thảo luận rộng rãi trong các cuộc đàm phán đa phương - nhưng vẫn chưa được nước nào chấp nhận coi là nghĩa vụ165

. FTA EU-Hàn Quốc và AA EU-CA không đề cập đến nội dung này.

b) Tác động đến hệ thống IPR của Việt Nam

Bảo hộ tri thức truyền thống, tài nguyên di truyền và văn hóa dân gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước phong phú về đa dạng sinh học. Là một nước khí hậu nhiệt đới, Việt Nam được xếp hạng 1 trong 10 nước giàu đa dạng sinh học nhất thế giới.

Ví dụ về quy định trong lĩnh vực này có thể tìm thấy trong luật pháp của các nước Mỹ Latinh như Peru, Panama, Costa Rica166

. Điều này giải thích tại sao các điều khoản về lĩnh vực này trong FTA của các nước này với EU nhiều hơn trong FTA EU-Hàn Quốc.

Quy định luật pháp trong lĩnh vực này chưa phổ biến đến mức như vậy ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ đến những năm gần đây, các nước trong khu vực mới ban hành các quy định cụ thể để bảo hộ lợi ích của các cộng đồng bản địa167, mặc dù một số nước đã có các quy định cụ thể trong hệ thống luật pháp liên quan đến IPR168

.

Ngoài việc tham gia CBD từ năm 1994, Việt Nam đã ban hành Luật Đa dạng sinh học (BDL) và đặt ra nhiều quy định cụ thể trong IPL.

Về cơ bản, BDL nhấn mạnh nguyên tắc chung là các cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác đa dạng sinh học sẽ chia sẻ lợi ích với các bên liên quan. Bất kỳ công ty nào quan tâm đến việc tiếp cận trong việc tiếp cận tài nguyên di truyền phải: a) đăng ký; b) ký kết một thỏa thuận chia sẻ lợi ích (Hợp đồng ABS) với cơ quan được Chính phủ chỉ định để quản lý vùng lãnh thổ có tài nguyên di truyền; c) xin cấp giấy phép từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; d) gửi báo cáo định kỳ về tiến độ nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa các sản phẩm có nguồn gốc từ tài nguyên di truyền.

Luật này không bao gồm nghĩa vụ phải tiết lộ nguồn gốc của tài nguyên di truyền trong các bằng sáng chế và hồ sơ xin cấp quyền về giống cây trồng. Theo một số nhà nghiên cứu, điều này giúp làm giảm mối lo ngại về việc đánh cắp bản quyền sinh học169

.

Bên BDL, Điều 14 k) IPL liệt kê văn hóa dân gian và các tác phẩm nghệ thuật văn hóa là các sản phẩm có bản quyền. Theo Điều 23 IPL và Điều 20 Nghị định 100/2006, người sử dụng các thể loại tác phẩm văn hóa này có nghĩa vụ nêu rõ nguồn gốc bằng cách trích dẫn địa điểm

165

FTA đầu tiên quy định rằng công bố là một yêu cầu hành chính đối với việc nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế. FTA thứ hai thừa nhận sự cần thiết của việc công bố vì nó góp phần nâng cao sự minh bạch về việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền. FTA này cũng bao gồm các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận với thông tin về các hồ sơ xin cấp bằng sáng chế và bằng sáng chế liên quan đến tài nguyên di truyền, trao đổi thông tin, sử dụng cơ sở dữ liệu hoặc thư viện kỹ thuật số - và xây dựng năng lực cho các giám định viên về bằng sáng chế và các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.

166

Quyết định 391 của Cộng đồng Andean về một chế độ chung về tiếp cận tài nguyên di truyền (1996), Biện pháp khẩn cấp tạm thời số 2186-16 của Brazil (2001), Luật Đa dạng sinh học 7788 của Costa Rica (1998), Luật số 20 ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Panama, Luật 27811 năm 2009 của Peru về bảo hộ kiến thức truyền thống của cộng đồng bản địa liên quan đến đa dạng sinh học. Xem C Correa, "Bảo hộ của TRIPS và TRIPS-cộng và tác động trong khu vực châu Mỹ Latinh" trong D. Gervais (ed.), Thương mại và Phát triển sở hữu trí tuệ, Oxford University Press, 2007, từ trang 221.

167

Đó là trường hợp Luật Quyền của người dân bản địa Philippines năm 1997. Xem C. Antons, "Kiến thức truyền thống và Quyền sở hữu trí tuệ ở Úc và Đông Nam Á", trong C. Heath / A. Kamperman Sanders, Các mặt trận mới về Luật Sở hữu trí tuệ, Oxford, Nhà xuất bản Hart, trang 51.

168

Đó là trường hợp của luật về giống cây trồng tại Thái Lan và Ấn Độ, quyền tác giả và giống cây trồng ở In-đô-nê-xi-a. Xem C. Antons, "Kiến thức truyền thống...", trang 51.

169

35 của cộng đồng bản địa nơi sáng tạo ra văn hóa dân gian và các công trình nghệ thuật văn hóa dân gian170.

Mặc dù BDL khuyến khích việc đăng ký bản quyền đối với kiến thức bắt nguồn từ tài nguyên di truyền, cần lưu ý rằng việc đăng ký bản quyền không phải là phương thức duy nhất để bảo hộ tài nguyên di truyền và kiến thức truyền thống. Các hình thức bảo hộ khác có thể phù hợp hơn. Việc bảo hộ kiến thức truyền thống của cộng đồng bản địa có thể lấy ví dụ từ vụ việc tranh chấp với Starbucks, và kết quả sau đó là cà phê của Ethiopia được phân phối với một nhãn hiệu đặc biệt. Việt Nam có thể theo cách thức tương tự, chẳng hạn như để bảo hộ sản phẩm nón bài thơ hay nón Huế.

Xét rằng Việt Nam là một nước giàu tài nguyên sinh học, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu khả năng đưa ra các điều khoản về tài nguyên di truyền, kiến thức truyền thống và văn hóa dân gian trong FTA tương lai với EU để đảm bảo việc bảo hộ quốc tế đối với đa dạng sinh học của Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)