Các biện pháp dân sự và hành chính

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 45)

IV. Quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

2.Các biện pháp dân sự và hành chính

a) Quy định chung trong các FTA của EU

Các điều khoản về biện pháp dân sự và hành chính xuất hiện nhiều nhất trong các FTA của EU. Các điều khoản này giải quyết các vấn đề sau: chứng cứ, quyền thông tin, các biện pháp khẩn cấp tạm thời và phòng ngừa, các biện pháp khắc phục, huấn thị, công bố quyết định và bồi thường thiệt hại cùng chi phí pháp lý.

Chứng cứ. Quy tắc về chứng cứ ở trong các Điều 43 và 50.1. b) TRIPS. Tuy nhiên, các FTA đặt ra nghĩa vụ chặt chẽ hơn về vấn đề này218. Thứ nhất, Điều 43 TRIPS quy định rằng “cơ quan tư pháp phải có quyền...ra lệnh bên bị khiếu kiện phải đưa ra chứng cứ”. Nghĩa vụ của các nước là trao quyền cho cơ quan tư pháp của mình ra lệnh áp dụng biện pháp, tuy nhiên cơ quan này có thể quyết định ra lệnh áp dụng biện pháp hay không tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, các FTA lại nhấn mạnh rằng các nước “có trách nhiệm thực hiện biện pháp cần thiết... để cho phép cơ quan tư pháp có thẩm quyền ra lệnh cung cấp [các thông tin cần thiết]”. Các FTA đều quy định đây là một nghĩa vụ của các nước. Cơ quan tư pháp không tự do trong quyết định

212

Trên thực tế, Việt Nam đã thông qua các nghĩa vụ để cải thiện hệ thống thực thi trong BTA Việt Nam-Hoa Kỳ (Điều 11) và EPA Việt Nam-Nhật Bản (Điều 94.3).

213

X. Seuba, “Cân bằng và kiểm tra…”, trang 10. 214

Xem Chương IV. 215 Điều 24 Nghị định 97/2010. 216 Điều 44 Nghị định 100/2006. 217 Điều 193 IPL 218

43 áp dụng biện pháp hay không. Nếu chủ thể quyền yêu cầu áp dụng, cơ quan này có nghĩa vụ phải ra lệnh áp dụng.

Thứ hai, tất cả các FTA trừ AA EU-CA đều quy định cụ thể rằng chứng cứ yêu cầu là “các tài liệu ngân hàng, tài chính, thương mại”219

.

Thứ ba, nghĩa vụ áp dụng các biện pháp này chỉ dành cho hành vi vi phạm đối tượng sở hữu trí tuệ "ở mức độ thương mại".

Thứ tư, tất cả các FTA trừ AA EU-CA đều quy định việc áp dụng “các biện pháp khẩn cấp tạm thời để lưu giữ chứng cứ” ngay cả khi thủ tục tố tụng chưa được khởi xướng220

.

Thứ năm, trong khi Điều 50.1 chỉ đề cập đến “chứng cứ có liên quan”, các FTA nêu chi tiết rằng đối tượng của các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm lưu giữ chứng cứ bao gồm: “mô tả chi tiết, có hoặc không có mẫu, hoặc thu giữ hàng hoá vi phạm, và trong những trường hợp thích hợp, các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng trong sản xuất / hoặc phân phối các hàng hóa này”.

Cuối cùng, trong khi tất cả các FTA đều quy định rằng bên yêu cầu áp dụng biện pháp phải xuất trình “chứng cứ có sẵn một cách hợp lý để khẳng định tuyên bố của mình rằng quyền sở hữu trí tuệ của bên này đã bị vi phạm hoặc sẽ bị vi phạm” thì lại không đưa vào các biện pháp bảo vệ khác được quy định trong TRIPS có tính cân bằng cho quyền lợi của bên bị cáo buộc vi phạm221. Xét đến mục đích bổ sung của các FTA này đối với EU, ta có thể hiểu rằng các đối tác của EU có nghĩa vụ thực hiện biện pháp bảo về trong luật pháp quốc gia của mình.

Quyền thông tin. Tất cả các FTA đều có điều khoản cho phép cơ quan tư pháp ra lệnh bên vi phạm cung cấp thông tin về đồng lõa kể cả kênh trên hay kênh dưới trong quá trình sản xuất và phân phối222

dựa trên Điều 47 TRIPS và còn đi xa hơn trong việc chi tiết hóa nghĩa vụ của các bên223

, chỉ trừ AA EU-CA.

Trước hết, trong khi Điều 47 TRIPS quy định “Thành viên có thể cung cấp...” thì FTA này quy định các bên “phải đảm bảo...”, nghĩa là không còn lựa chọn mà là bắt buộc đối với nước đối tác.

Thứ hai, trong khi theo Điều 47 lệnh cung cấp thông tin có thể chỉ áp dụng đối với bên vi phạm trực tiếp thì các FTA cho phép lệnh này áp dụng đối với cả những người khác liên quan đến việc vi phạm theo một cách nào đó224

.

Thứ ba, các FTA bỏ qua trường hợp ngoại lệ trong Điều 47 TRIPS cho phép các bên vi phạm không phải thông báo về các bên thứ ba hoặc các kênh phân phối nếu điều này “không ảnh hưởng đến tính chất nghiêm trọng của việc vi phạm”.

Thứ tư, trong khi Điều 47 TRIPS chỉ đề cập đến “danh tính của bên thứ ba tham gia vào việc sản xuất và phân phối hàng hoá, dịch vụ vi phạm và các kênh phân phối của bên này” thì

219

Điều khoản này dựa trên Điều 6.2 Quy định 2004/48. AA EU-CA đề cập đến “chứng cứ” nói chung. 220

Điều 238 TA EU-CP, Điều 154 EPA EU-CARIFORUM, Điều 10.44 FTA EU-Hàn Quốc. Trong TA EU-CP (Điều 236) các biện pháp này không được áp dụng trước khi khởi xướng thủ tục liên quan.

221

Ví dụ, nghĩa vụ đối với người yêu cầu xử lý vi phạm phải cung cấp chứng cứ hợp lý và các yếu tố chứng cứ chỉ được quy định trong AA EU-CA. Ngoài ra, các FTA khác không đề cập đến: a) các tòa án ra lệnh buộc người nộp đơn để cung cấp thông tin bảo mật để cân bằng quyền lợi của bên bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng (Điều 50.3 TRIPS); b) nghĩa vụ thông báo cho các bên bị ảnh hưởng bởi các biện pháp khẩn cấp tạm thờivà quyền được rà soát lại, bao gồm quyền được lắng nghe (Điều 50.4 TRIPS); c) khả năng thu hồi các biện pháp theo yêu cầu của bị đơn nếu đơn khiếu nại không được nộp trong một khoảng thời gian hợp lý (Điều 50.6); d) quyền được bồi thường một cách thích hợp cho bất kỳ thiệt hại gây ra bởi các biện pháp nếu không có vi phạm (Điều 50.7). Các biện pháp bảo vệ này cũng có trong Điều 7 Quy định 2004/48.

222

Điều 239 TA EU-CP, Điều 155 EPA EU-CARIFORUM, Điều 10.45 FTA EU-Hàn Quốc. Các điều khoản này dựa theo Điều 8 Quy định 2004/48. Trong TA EU-CP các biện pháp liên quan đến quyền thông tin trên được thực hiện trong thủ tục tố tụng liên quan đến vi phạm ở quy mô thương mại (Điều 235). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

223

Điều 264 AA EU-CA giống Điều 47 TRIPS. 224

Đối với FTA EU-Hàn Quốc, "bất kỳ người nào là bên một vụ kiện hoặc người làm chứng". Đối với EPA EU-CARIFORUM và TA EU-CP: "bất kỳ người nào a) sở hữu của hàng hóa vi phạm ở quy mô thương mại; b) sử dụng dịch vụ vi phạm ở thương mại quy mô; c) cung cấp các dịch vụ ở quy mô thương mại cho các hoạt động vi phạm; d) bị tố cáo bởi [bất kỳ người nào trong số này] là tham gia vào sản xuất, phân phối hàng hoá hoặc cung cấp các các dịch vụ".

44 các FTA đòi hỏi một danh sách chi tiết các thông tin phải cung cấp. Trước hết, yêu cầu không bao gồm danh tính mà là tên và địa chỉ của các thành viên tham gia các kênh sản xuất và phân phối. Thứ hai các thông tin trên phải gắn với số lượng sản xuất, chế tạo, chuyển giao, được nhận hoặc đặt hàng, cũng như giá hàng hoá, dịch vụ vi phạm.

Cuối cùng, các FTA này đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp này "bất kể các quy định luật khác"225.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời và phòng ngừa. Điều 50.1 TRIPS quy định rằng “cơ quan tư pháp có quyền ra lệnh áp dụng nhanh chóng và hiệu quả các biện pháp khẩn cấp tạm thời: a) để ngăn chặn hành vi vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, và đặc biệt để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hóa vào các kênh thương mại trong lãnh thổ pháp lý, bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu ngay lập tức sau khi hoàn thành thủ tục hải quan”. Đoạn 2 cho phép các biện pháp này được thực hiện bất kể ý kiến của bên bị khiếu kiện trong các trường hợp thích hợp, đặc biệt khi bất kỳ sự chậm trễ nào có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền, hoặc có nguy cơ rõ ràng rằng chứng cứ sẽ bị tiêu hủy. Đoạn kế tiếp quy định về các biện pháp bảo vệ đã được đề cập ở trên nhằm tránh việc lạm dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời bởi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Tất cả các FTA đều có các quy định226

mở rộng các loại biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng. Các FTA đều đòi hỏi việc thành lập cơ quan tư pháp có thẩm quyền ra lệnh tạm thời nhằm mục đích ngăn chặn vi phạm sắp xảy ra đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, hoặc ngăn chặn việc tiếp tục vi phạm, hoặc đòi hỏi bảo lãnh để không xảy ra sự tiếp diễn vi phạm227

, theo kiến nghị của bên có quyền yêu cầu xử lý vi phạm.

Trừ AA EU-CA, các FTA khác quy định cho phép việc “ra lệnh tạm thời thu giữ hàng hoá nghi ngờ xâm phạm đối tượng sở hữu trí tuệ để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc tản mác vào các kênh thương mại”.

Như đối với các biện pháp liên quan đến quyền thông tin, các FTA không bao gồm bất kỳ biện pháp bảo vệ nào nhằm bảo đảm rằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị lạm dụng. Như đã đề cập ở trên trước, điều này không có nghĩa là các đối tác EU không có quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ theo quy định tại Điều 50 TRIPS.

Để kết luận, xin lưu ý 2 điểm quan trọng không giống nhau trong các FTA. Một là, việc bắt giữ tài sản của bên bị cáo buộc vi phạm để bảo đảm bồi thường thiệt hại được quy định trong EPA EU-CARIFORUM và FTA EU-Hàn Quốc228 nhưng không có trong TA EU-CP AA EU- CA. Hai là, 2 FTA này cũng quy định rằng lệnh tạm thời có thể được áp dụng đối với bên xâm phạm và các bên trung gian229. Quy định này không có trong TA EU-CP hay AA EU-CA, nhưng

225

Mục tiêu của các quy định này có thể là: a) tạo cho chủ sở hữu quyền nhận được thông tin đầy đủ hơn; b) điều chỉnh việc sử dụng trong tố tụng dân sự hoặc hình sự các thông tin được truyền đạt; c) điều chỉnh trách nhiệm đối với việc sử dụng thông tin sai mục đích; d) cho phép khả năng từ chối cung cấp thông tin có thể buộc một người phải thừa nhận sự tham gia của mình hoặc người thân của mình trong hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ; hoặc (e) điều chỉnh việc bảo hộ bí mật các nguồn thông tin và xử lý dữ liệu cá nhân".

226

Điều 240 TA EU-CP, Điều 156 EPA EU-CARIFORUM, Điều 263 AA EU-CA, Điều 10.46 FTA EU-Hàn Quốc. Các điều khoản này dựa theo Điều 9.1 a) Quy định 2004/48.

227

Có một số khác biệt giữa các FTA. Trước hết TA EU-CP quy định rằng các biện pháp như vậy phải được thông qua “theo quy định của pháp luật trong nước". Thứ hai, AA EU-CA không đề cập đến khả năng bảo lãnh đối với việc tiếp tục vi phạm hay khả năng ban hành lệnh yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hành vi vi phạm. Ngoài ra, các FTA không đề cập đến khả năng đòi hỏi hình phạt bằng tiền theo hành vi phát sinh.

228

Để bảo vệ cho bên đối lập, cả hai FTA đều quy định người yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chứng minh tình huống có khả năng gây nguy hiểm cho sự khôi phục thiệt hại. Đối tượng lưu giữ có thể là các tài sản cố định và lưu động, bao gồm tài khoản ngân hàng và tài sản khác. EPA EU-CARIFORUM còn quy định xa hơn về mục tiêu của việc áp dụng các biện pháp này “cơ quan có thẩm quyền có thể ra lệnh yêu cầu cung cấp các tài liệu ngân hàng, tài chính hoặc thương mại hoặc việc truy cập thích hợp đến các thông tin liên quan.

229

EPA EU-CARIFORUM quy định biện pháp buộc chấm dứt vi phạm đối với bên vi phạm và các bên trung gian đối với bất cứ đối tượng sở hữu trí tuệ nào. FTA EU-Hàn Quốc cũng có quy định tương tự nhưng nêu rằng “các bên trung gian” phải được định nghĩa theo luật của mỗi bên “nhưng bao gồm những người cung cấp hoặc phân phối hàng hóa vi phạm, kể cả các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến trong trường hợp thích hợp”.

45 cần lưu ý rằng ACTA cũng có quy định ràng buộc các bên tham gia phải để ngỏ khả năng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với "các bên thứ ba"230

.

Các biện pháp khắc phục. Nhằm bổ sung cho Điều 46 TRIPS, tất cả các FTA của EU trừ AA EU-CA quy định 3 biện pháp có thể áp dụng đối với hàng hoá được xác định vi phạm đối tượng sở hữu trí tuệ: thu hồi, loại bỏ khỏi các kênh thương mại hoặc tiêu hủy231

. TA EU-CP và FTA EU-Hàn Quốc quy định rằng các biện pháp này cũng có thể áp dụng trong các trường hợp thích hợp đối với các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất hàng hóa vi phạm. Lưu ý rằng Điều 46 TRIPS cũng cho phép khả năng này.

Buộc chấm dứt vi phạm. TRIPS đề cập đến biện pháp buộc chấm dứt vi phạm tại Điều 44. Trừ AA EU-CA không đề cập đến biện pháp này, các FTA khác đều có quy định tương tự như Điều 44232: trong trường hợp vi phạm, cơ quan tư pháp có thể ra lệnh buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Ngoài ra, “trường hợp không tuân thủ với lệnh buộc chấm dứt vi phạm, bên vi phạm có thể bị xử phạt tái diễn bằng tiền”. Quy định này không có trong Điều 44 TRIPS.

Do quy định này không phân biệt chi tiết thêm, có thể giả định rằng biện pháp buộc chấm dứt vi phạm áp dụng đối với cả người không biết hoặc không có căn cứ hợp lý để biết rằng việc tiếp tục thực hiện một hành động nhất định là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo cách diễn giải này thì các quy định trong FTA đã đi rất xa so với Điều 44 TRIPS.

Cuối cùng, các FTA nêu rằng “mỗi bên có trách nhiệm đảm bảo rằng chủ thể quyền có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp chấm dứt vi phạm đối với các bên trung gian cung cấp dịch vụ cho bên thứ ba vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”233. Quy định này có tính chất TRIPS-cộng bởi Điều 44.1 chỉ đề cập đến bên vi phạm234

. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bồi thường thiệt hại. Điều 45.1 TRIPS chỉ đơn giản quy định rằng mức bồi thường mà chủ thể quyền nhận được do quyền sở hữu trí tuệ của mình bị vi phạm phải “đủ để bù đắp” cho thiệt hại gây ra bởi bên vi phạm một cách cố ý hay vô tình. Trừ AA EU-CA, các FTA khác đều quy định cụ thể về cách tính bồi thường thiệt hại.235

Hai tình huống được phân biệt cụ thể như sau:

a) người cố ý vi phạm hoặc có căn cứ hợp lý để biết rằng đã vi phạm một đối tượng sở hữu trí tuệ (vi phạm có ý thức). Trong trường hợp này, các FTA đưa ra 2 lựa chọn tính bồi thường. Một là, cơ quan tư pháp sẽ quyết định mức bồi thường, có tính đến “tất cả các khía cạnh thích hợp”, ít nhất là bao gồm lợi nhuận của người vi phạm và lợi nhuận bị tổn thất236. Thứ hai, các FTA cho phép bồi thường một lần đối với thiệt hại và tính toán trên cơ sở các yếu tố như số tiền bản quyền hay phí sẽ thu được nếu bên vi phạm đề nghị được nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ.

b) người không biết hoặc không có căn cứ hợp lý để biết rằng đã vi phạm một đối tượng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 45)