Chi phí của việc gia tăng bảo hộ IPR đối với các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 61)

Mặc dù việc tăng cường hệ thống quyền sở hữu trí tuệ mang lại những lợi ích đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển, một số nhà nghiên cứu đã thấy rằng sự tăng cường cũng đem lại những phí tổn.

Trước hết, chi phí xuất phát từ việc thực hiện các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Ví dụ như chi phí liên quan đến mua sắm các thiết bị cần thiết cho việc xử lý đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thuê nhân viên, thành lập các tòa án tư pháp mới, xây dựng cơ sở mới và đào tạo nhân viên quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Liên quan đến các biện pháp biên giới, các nguồn lực cần thiết để bảo vệ đường biên giới chống lại sự xâm nhập bất hợp pháp của hàng hoá vi phạm trên các địa hình khó khăn như đường bờ biển dài, sa mạc hay rừng nhiệt đới có thể rất lớn. Hơn nữa, cuộc chiến chống tham nhũng trong bộ máy hành chính thực hiện quyền sở hữu trí tuệ cũng đòi hỏi chi phí cả về thời gian và tiền bạc291

.

Vấn đề thứ hai được xác định bởi các chuyên gia là khả năng tiếp cận các loại thuốc chữa bệnh. Khi TRIPS còn đang trên bàn đàm phán, các nước đang phát triển đã bày tỏ quan ngại rằng việc cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm dược phẩm có thể dẫn đến giá thuốc cao hơn một cách đáng kể, ảnh hưởng bất lợi đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Lo ngại này đã được phản ánh trong Tuyên bố Đô-ha về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng. Tuyên bố Đô-ha yêu cầu rằng TRIPS “có thể và nên được diễn giải và thực hiện một cách hỗ trợ cho quyền của các thành viên WTO trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đặc biệt là để thúc đẩy việc tiếp cận với thuốc chữa bệnh cho tất cả các công dân”. Quyền của các thành viên WTO trong việc tận dụng quy định cấp phép bắt buộc của TRIPS (Điều 31) và áp dụng các nguyên tắc về hết hạn quyền quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho nhập khẩu song song cũng được nhắc đến. Ngoài ra, một quyết định đã được thông qua để giải quyết các vấn đề cụ thể của các nước đang phát triển không có khả năng cung ứng trong nước các loại thuốc chữa bệnh trong trường hợp khẩn cấp292

.

Vấn đề là bất chấp Tuyên bố Đô-ha, một số FTA đòi hỏi sự gia tăng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm dược phẩm bằng các cách khác nhau: hạn chế các tình huống áp dụng giấy phép bắt buộc; nghĩa vụ thông qua nguyên tắc về hết hạn các quyền trong nước; gia hạn bằng sáng chế để bù đắp cho sự chậm trễ thiếu hợp lý trong việc cấp bằng sáng chế hoặc trong quá trình phê duyệt của cơ quan quản lý thị trường; hoặc bảo vệ dữ liệu thử nghiệm được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt việc tiếp thị các sản phẩm dược phẩm.

290

Đề án tổng thể, trang 11. 291

D. Matthews, Toàn cầu hóa…, trang 110. 292

59 Vì thế, các biện pháp có khả năng hạn chế sự tiếp cận các loại thuốc chữa bệnh với giá phải chăng cho người dân của các nước đang phát triển vẫn tồn tại.

Tại Việt Nam, 21,45% dân số có thu nhập dưới 1,25 USD mỗi ngày293

. Do vậy sự tăng giá thuốc chữa bệnh thiết yếu chắc chắn sẽ gây vấn đề. Như đã giải thích trong Chương II, Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu thử nghiệm theo các FTA với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, sự bảo vệ này đi kèm với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và là điều mà phía Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phàn nàn294

. Ngoài ra, Việt Nam đã thông qua nguyên tắc về hết hạn các quyền quốc tế để cho phép nhập khẩu song song, kể cả trong các trường hợp thuốc chữa bệnh được thương mại hóa ở nước ngoài theo giấy phép bắt buộc.

Vấn đề thứ ba liên quan đến tác động mạnh mẽ của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển. Một số FTA đòi hỏi phải cấp bằng sáng chế đối với tất cả các dạng thức sự sống bao gồm thực vật, động vật, quá trình sinh học, gen và chuỗi gen. Ngoài ra, có một số các FTA còn đặt ra nghĩa vụ phê chuẩn UPOV 1991 để đảm bảo việc bảo hộ hiệu quả đối với giống cây trồng.

Việc thông qua các quy tắc này có thể có tác động kinh tế - xã hội đáng kể đến các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp để duy trì nền kinh tế. Nhờ có độc quyền, các công ty công nghệ sinh học lớn có thể gây gián đoạn khả năng tiếp cận các sản phẩm thiết yếu như hạt giống hoặc thực phẩm theo cách thức như việc bằng sáng chế có thể hạn chế các loại thuốc chữa bệnh thiết yếu cho người dân ở các nước đang phát triển.

Đặc biệt, UPOV 1991 mở rộng bảo hộ cho tất cả các giống cây trồng và đòi hỏi độc quyền toàn diện bất lợi cho lợi ích của nông dân nghèo, đặc biệt là xóa bỏ quyền dành dụm hạt giống cây trồng.

Nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong khi mức độ phụ thuộc đang giảm dần thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm đến 38,7% GDP của Việt Nam và 15% giá trị xuất khẩu (bao gồm cả gạo, gỗ, cao su, cà phê và tôm) 295

. Đồng thời 41% lực lượng lao động vẫn đang làm việc trong ngành này và 75% dân số vẫn sống ở nông thôn.

Mặc dù vậy, Việt Nam đã phê chuẩn UPOV 1991 theo cam kết trong các FTA. Trong một nghiên cứu về bảo vệ thực vật tại Việt Nam, tác giả C. Chiarolla cho rằng cơ chế hiện hành giúp các tập đoàn đa quốc gia củng cố sự hiện diện của họ tại thị trường hạt giống của Việt Nam. Cho dù các công ty của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ sự bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng tác động về nâng cao phúc lợi cho mọi người dân vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Việc lựa chọn UPOV 1991 thay cho các lựa chọn thay thế khác cũng như sự vận dụng kém hiệu quả các linh hoạt trong TRIPS về lĩnh vực này là “ví dụ cho một xu hướng hướng tới một mô hình không cân bằng trong việc thương mại các nguồn lực và kiến thức với những ảnh hưởng sâu rộng đến việc tái phân phối của cải, đổi mới nông nghiệp, tính bền vững và sự phát triển. Trong điều kiện này, tác động lan tỏa của đổi mới từ đầu tư nghiên cứu nông nghiệp có nhiều khả năng bị nắm giữ bởi các nhóm lợi ích thay cho thúc đẩy phát triển và phổ biến công nghệ trong hệ thống phân bổ sự sáng tạo, chẳng hạn như các đặc trưng trong ngành nông nghiệp ở hầu hết các nước đang phát triển296

.

Vấn đề thứ tư là sự chiếm dụng kiến thức bản địa và các nguồn tài nguyên di truyền. Như đã đề cập, các nước đang phát triển thường có đa dạng sinh học phong phú. Do các quyền về kiến thức bản địa không được bảo vệ một cách rõ ràng trong TRIPS, khiếu nại đã phát sinh rằng quyền sở hữu trí tuệ cho phép các hành động toàn cầu nhằm chiếm dụng các giải pháp y học được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển297

.

293

Chỉ số phát triển con người, 2011. 294

Báo cáo đặc biệt 301 của Hoa Kỳ năm 2011. 295

Thống kê của Ủy ban châu Âu về Việt Nam tại: http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2006/september/tradoc_113463.pdf 296

C. Chiarolla, Sở hữu trí tuệ…, 2009. 297

60 Điều này dường như không phải là một vấn đề đối với Việt Nam kể từ khi Luật Đa dạng sinh học được ban hành nhằm bảo hộ một cách đầy đủ đối với tài nguyên di truyền và kiến thức truyền thống, đảm bảo rằng các cộng đồng địa phương có thể được chia sẻ những lợi ích của việc khai thác nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, đến nay chưa có một đối tác nào của Việt Nam nhận nghĩa vụ bảo vệ các tài sản này trong FTA với Việt Nam.

Vấn đề cuối cùng liên quan đến tiếp cận tri thức. Trong khi Công ước Berne đặt ra thời hạn bảo hộ tối thiểu là 50 năm sau khi tác giả qua đời, các FTA gia tăng thời hạn này tới 70 năm. Điều này có thể có tác động kinh tế bất lợi cho các thư viện, các trường đại học, các tổ chức văn hóa và công chúng nói chung. Họ sẽ phải trả tiền bản quyền trong một thời gian dài hơn. “Sự cân bằng về quyền tác giả” đã được thay đổi theo hướng có lợi cho chủ thể quyền và bất lợi cho người sử dụng.

Hơn nữa, trong khi WCT và WPPT ràng buộc phải có các biện pháp xử lý các hành vi né tránh TPM hoặc thay đổi RMI thì các nước ký kết vẫn có rất nhiều linh hoạt để thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật quốc gia của họ. Tuy nhiên, một số FTA đặt ra các quy định rất chi tiết về cách thức thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ như các điều khoản về TPM trong các FTA của Hoa Kỳ, FTA EU-Hàn Quốc hoặc ACTA ngăn cấm việc né tránh cho các mục tiêu sử dụng không vi phạm và cản trở quyền của người tiêu dùng trong tùy ý sử dụng các hàng hoá mà họ đã mua hợp pháp. Việc áp dụng các trường hợp ngoại lệ đối với độc quyền bị thu hẹp khi chủ thể quyền có thể yêu cầu thanh toán cho bất cứ việc sử dụng nào, không phân biệt mục đích của người sử dụng. Việc sử dụng của internet và các tác phẩm kỹ thuật số cho mục đích giáo dục hoặc cá nhân phi thương mại, hoặc sử dụng bởi các tổ chức giáo dục và thư viện ngày càng bị cản trở bởi sự ngăn cấm này298

.

Hiện nay, các quy định về TPM và RMI ở Việt Nam dường như chưa có những vấn đề này.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO DỰ KIẾN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 61)