Hạ lồng thép; 4. Đổ bê tông) (Nguồn: Internet)
2.2.3.3 Đào đất được chống bằng tường cọc khoan liên tiếp hoặc tường cọc giao nhau. nhau.
Tường cọc khoan liên tiếp là 1 hàng cọc khoan được đặt cạnh nhau, có thể đặt các cọc phụ với đường kính nhỏ hơn vào giữa các cọc liền kề để rút ngắn khoảng cách giữa các cọc chính. Khoảng trống giữa các cọc phụ và cọc chính đều được trát vữa, có thể bơm vữa vào bằng các ống có lỗ thủng, các ống này được đặt vào các hố đào sẵn giữa các cọc.
Trình tự xây dựng điển hình là cọc tiếp theo được đặt cách cọc trước từ 3m trở lên. Việc đặt cọc liên tiếp có thể bao gồm đổ bê tông theo lưới hay theo giàn bọc bằng vữa hoặc bê tông phun, phương pháp này rất hữu dụng trong:
- Xây dựng các khu vực mà cần phải hạn chế tiếng ồn và các chấn động
- Trong các khu liêp hợp công nghiệp mà các phương pháp khác như đổ cọc thép hay dựng tường mạng lưới không phù hợp do các hạn chế về chấn động Các cọc giao nhau cũng tương tự như các cọc liên tiếp ngoại trừ việc chúng được xây dựng theo kiểu 2 cọc liền kề, tức là cọc dương (cọc cứng) và cọc âm (cọc mềm), được ăn khớp vào nhau. Các cọc dương được đổ bê tông còn các cọc âm thì không. Trong trường hợp áp lực thành bên của đất quá cao, cũng có thể dùng các cọc giao
nhau kiểu dương - dương. Lợi thế của tường cọc giao nhau so với các dạng bức chắn khác như tường cọc liên tiếp và tường cọc dạng tấm là chúng có độ kín nước cao hơn và khả năng chống áp lực thành bên tốt hơn, mặc dù giá thành lắp đặt có thể cao hơn.
2.2.3.4 Kỹ thuật thi công đào lộ thiên
Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn, thiết bị thi công đơn giản và mặt bằng rộng rãi. Toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu thiết kế (Độ sâu đặt móng), có thể dùng phương pháp đào thủ công hay đào máy phụ thuộc vào chiều sâu hố đào, tình hình địa chất thuỷ văn, khối lượng đất cần đào và nó còn phụ thuộc vào thiết bị máy móc, nhân lực của công trình. Sau khi đào xong người ta cho tiến hành xây nhà theo thứ tự bình thường từ dưới lên trên, nghĩa là từ móng lên mái. Để đảm bảo cho hệ hố đào không bị sụt lở trong quá trình thi công người ta dùng các biện pháp giữ vách đào theo các phương pháp truyền thống nghĩa là ta có thể đào theo mái dốc tự nhiên hoặc nếu khi mặt bằng chật hẹp không cho phép mở rộng ta luy mái dốc hố đào thì ta có thể dùng cừ để giữ tường hố đào.
Qua thực tế ta có thể đưa ra các phương án giữ vách hố đào theo phương pháp thi công cổ điển như:
- Đào đất theo độ dốc tự nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi hố đào không sâu, với đất dính, góc ma sát trong φ lớn, mặt bằng thi công rộng rãi đủ để mở taluy mái dốc hố đào và để thiết bị thi công cũng như chứa đất được đào lên.
- Dùng ván cừ đặt thành nhiều tầng (Không chống). Hố đào được đào thành nhiều bậc, mở rộng phía trên áp dụng cho trường hợp khi ván cừ không đủ dài để chống một lần hoặc khi hố đào quá sâu, thi công đào đất bằng phương pháp thủ công và khi có yêu cầu hố đào phải thông thoáng để thi công tầng hầm.
- Dùng ván cừ có chống hoặc có neo, hố đào được đào thẳng đứng. Dùng cừ có chống khi cột chống không ảnh hưởng đến thi công tầng hầm, còn khi có sự
đòi hỏi thoáng đãng trong hố đào để thi công tầng hầm ta phải dùng neo, neo này được neo trên mặt đất, loại ván cừ có chống hoặc neo dùng khi áp lực đất lớn.
2.2.3.5 Kỹ thuật thi công Top - Down
Phương pháp Top-down là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ trên xuống. Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu top-down. Nội dung phương pháp như sau:
- Làm sàn tầng trệt trước khi làm các tầng hầm dưới. Dùng ngay đất đang có làm cốp pha cho sàn này nên không phải cây chống. Tại sàn này để một lỗ trống khoảng 2m x 4m để vận chuyển những thứ sẽ cần chuyển từ dưới lên và trên xuống.
- Khi sàn đủ cứng, qua lỗ trống xuống dưới mà moi đất tạo khoảng không gian cho tầng hầm sát trệt. Lại dùng nền làm coppha cho tầng hầm tiếp theo, rồi lại moi tầng dưới nữa cho đến nền cuối cùng thì đổ lớp nền đáy. Nếu có cột thì nên làm cột lắp ghép sau khi đã đổ sàn dưới.
- Cốt thép của sàn và dầm được nối với tường nhờ khoan xuyên tường và lùa thép sau. Dùng vữa ximăng trộn với Sikagrout bơm sịt vào lỗ khoan đã đặt thép.
2.2.3.6 Kỹ thuật thi công semi Top - Down
Phương pháp Semi top-down thì phương pháp thi công sẽ là đào hở luôn đến cốt của tầng hầm thứ 2 và sử dụng hệ thống thanh chống giữ hố đào rồi thi công tầng hầm 2 và tầng hầm 1 theo phương pháp truyền thống từ dưới lên. Còn tầng hầm 3 và tầng hầm 4 thì thi công theo phương pháp top-down từ trên xuống tầng hầm 3 rồi đến tầng hầm 4.
Nói đến phương pháp sơmi top down thì có thể nói nó ra đời chỉ là để khắc phục được một số khuyển điểm của phương pháp Top Down đó là thời gian thi công có thể được giảm semi top down bớt hơn phương pháp Top Down.
2.2.4 Thi công tường và sàn
2.2.4.1 Ván khuôn
Cốp pha và cây chống cho nhà cao tầng thực hiện theo TCVN 4453-1995- Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
a. Ván khuôn trượt
Để đáp ứng tiến độ thi công nhanh 4-5 tầng trong tháng thì ván khuôn định hình luân chuyển không đáp ứng được yêu cầu, mà càng lên cao thì thời tiến càng ảnh hưởng tới cần trục tháp làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình. Vì vậy cần phải tính đến các phương án sử dụng các hệ ván khuôn tấm lớn, lắp dựng nhanh và hệ ván khuôn trượt dẫn động thủy lực để giảm sự phụ thuộc vào cần trục tháp. Sử dụng hệ ván khuôn trượt thi công kết cấu lõi vách bê tông toàn khối nhà cao tầng mang lại nhiều ưu thế và hiệu quả như tiến độ nhanh, chất lượng đảm bảo, giảm công lao động lắp dựng, tháo dỡ, độ an toàn cao và giảm sự phụ thuộc của tác động gió.
• Thứ tự thi công ván khuôn trượt như sau:
- Ván khuôn thép có chiều cao khoảng 1,05m được gia công cứng thành hình dạng mong muốn và được kẹp cùng nhau bằng các vấu dễ điều chỉnh.
- Bệ đỡ treo thủy lực được gắn vào các vấu kẹp
- Hệ kích trượt trên một cần đẩy được gắn chặt vào bê tông
- Cốt thép ngang được gắn lên tường theo yêu cầu đạt độ cao tối đa của ván khuôn.
- Cốt thép ngang cho phép tăng chiều cao thích hợp - Ván khuôn được nhồi dần bê tông
- Các ván khuôn được đẩy lên bởi hệ kích sau khi bê tông đông cứng một phần.
- Toàn bộ kích được đồng bộ hóa để vận hành đồng thời.
- Độ thẳng đứng của kết cấu được theo dõi bằng ống, thước, v.v…
b. Ván khuôn leo
Giống như ván khuôn trượt, ngoại trừ các kích được sử dụng để "leo lên", kích được gắn thông qua các kẹp nâng và toàn bộ khung ngoài được nâng lên mức cao hơn.