Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 77 - 82)

2.4.3 .3Quan hệ của Đoàn TVGS với Thiết kế

3.2.2Giải pháp kỹ thuật

3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ BẢO ĐẢM CHẤT

3.2.2Giải pháp kỹ thuật

Phải nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn để đảm bảo có đầy đủ số liệu tin cậy về cấu tạo địa tầng, các chỉ tiêu cơ lý, động thái và tính chất hóa học của nước dưới đất cho việc xử lý nền móng và thiết kế cũng như thi công các phần ngầm trong công trình xây dựng.

Kết quả khảo sát cho biết rõ cấu tạo địa tầng, tính chất cơ lý của đất, căn cứ đòi hỏi của thiết kế để xác định cường độ kháng cắt thoát nước hay không thoát nước của đất, nhiều trường hợp phải xác định cường độ kháng cắt của đất theo phương pháp hữu hiệu. Tuy việc thiết kế thi công đào hố móng sâu không dùng trực tiếp các chỉ tiêu nén lún và đàn hồi nở của đất nhưng những tính chất này có tính chất tham khảo rất lớn trong việc đánh giá khả năng bùng nền đáy hố, khả năng trương nở đàn hồi, đánh giá ảnh hưởng của thi công đào hố móng sâu đối với công trình cận kề. Có điều kiện thì cần phải tiến hành thí nghiệm tại hiện trường xác định hệ số áp lực ngang tĩnh. Phải xác định sự biến đổi tính chất cơ lý của đất do trạng thái ứng suất ở vách hố biến đổi và trạng thái của nước ngầm biến đổi. Những trường hợp hiện diện các loại đất đặc biệt như đất lún ướt, đất trương nở, đất yếu bão hòa… Cần đánh giá đầy đủ sự biến đổ tính chất của chúng.

Khảo sát cần làm rõ các đặc trưng của nước ngầm, bao gồm quy luật phân bố tầng chứa nước, chiều sâu mực nước, tốc độ vận động, hướng vận động, hệ số thầm, nguồn bổ cập và điều kiện thoát. Những số liệu này là căn cứ quan trọng để thiết kế biện pháp khống chế ảnh hưởng của nước ngầm.

Công tác khảo sát còn phải chú ý đến các công trình cận kề hiện hữu, nội dung bao gồm kiểu kết cấu công trình, kiểu dạng nền móng, chiều sâu đáy móng, hiện trạng và ảnh hưởng có thể có như chấn động, mực nước ngầm biền đổi, tính chất của đất biến đổi. Ngoài ra còn chú ý đến các dạng công trình ngầm như đường ống, đường dây cáp, bởi chúng chịu ảnh hưởng và có thể gây trở ngại cho thi công.

Hồ sơ kết quả khảo sát ngoài những nội dung về địa chất công trình ra, còn phải nêu rõ điều kiện mặt bằng, nêu các kiến nghị về giải pháp chống đỡ, những nguyên tắc tính toán thiết kế, giải pháp khống chế nước ngầm, cần thiết hay không tiến hành thí nghiệm hiện trường, những yêu cầu đối với giám sát thi công.

2. Chống giữ ổn định thành hố đào bằng cừ larsen:

Nếu dùng cọc ván thép hoặc cừ larsen để làm tường cừ chống giữ thành hố đào sâu thì phải chú ý:

- Chỉ nên dùng larsen cho hố đào có chiều sâu nhỏ hơn 10m, ví dụ cho 1 đến 2 tầng hầm.

- Phải cắm được chân của tường vây vào tầng đất loại sét (sét hoặc sét pha) tốt (dẻo cứng, nửa cứng) để đảm bảo không cho nước dưới đất xâm nhập vào tầng hầm.

- Nên dùng larsen tốt, không bị cong vênh để tránh nước thấm vào hố đào qua tường vây. Cần cân nhắc xem khi nào thì dùng cọc ván thép làm tường cừ tạm thời hay vĩnh viễn để tránh trường hợp khi rút tường cừ lên sẽ làm lún nứt các công trình xung quanh.

3. Chống giữ ổn định thành hố đào bằng tường trong đất:

Nếu dùng tường trong đất làm tường tầng hầm thì cần chú ý những điều sau đây: - Tường trong đất dùng cho công trình có hố đào sâu trên 10m là cần thiết và

hiệu quả (ví dụ như nhà cao tầng có từ 2 tầng hầm trờ lên).

- Chân tường trong đất phải đặt vào tầng đất loại sét (sét, sét pha) tốt, có trạng thái dẻo cứng, nửa cứng và cứng để đảm bảo ổn định cho tầng hầm và chống thấm tốt cho hố đào sâu và cho tầng hầm.

- Khi thi công tường trong đất, phải dùng Bentonite thích hợp để tránh sạt lở hố đào. Nếu nền đất loại cát nhỏ và cát pha bão hòa nước thì phải dùng loại Bentonite đặc biệt có dung trọng δ = 1.15g/cm3.

- Phải thực hiện nghiêm túc qui trình thi công bêtông để đảm bảo chất lựơng , tránh khuyết tật và bêtông xấu. Phải có gioăng chống thấm tốt giữa các barete, và chất lượng bêtông tốt, đặc chắc với mác ≥300 của từng barete thì mới đảm bảo chống thấm tốt cho công trình ngầm.

- Khi mặt bằng hẹp thì có thể dùng phương pháp chống đỡ bằng khung thép hình, bằng phương pháp Tops - Down toàn phần để đảm bảo ổn định cho

tường tầng hầm. Khi mặt bằng tầng hầm lớn thì có thể dùng phương pháp Tops - Down từng phần hoặc dùng neo trong đất để ổn định tường tầng hầm. Khi dùng phương pháp Tops - Down, phải chú ý đặt ống vách tạm thời khi đổ bêtông dưới cốt đáy tầng hầm cuối cùng (sâu nhất) ít nhất là 2m và hàn cố định thanh thép hình (Kingpods) vào khung lồng cốt thép của cọc khoan nhồi, hoặc tốt nhất là cọc barret đến 1/3 chiều dài cọc để đảm bảo bê tông tốt cho cọc và định vị chính xác cho thép hình (Kingpods).

- Khi bơm hút hạ mực nước ngầm phải chủ ý đảm bảo ổn định của các công trình lân cận.

- Phải kiểm tra chất lượng bê tông (tốt nhất là dùng phương pháp sonic) đầy đủ số lượng theo tiêu chuẩn (≥25 %) để phát hiện được các khuyết tật bêtông (nếu có), có biện pháp xử lý kịp thời .

4. Hạ mực nước ngầm:

Phổ biến hiện nay trong công tác làm khô hố móng là:

- Phương pháp bơm hút nước lộ thiên (nước mặt, hoặc nước ngầm chảy trên mặt sau khi đào đất)

- Phương pháp hút nước ngầm (hút bằng giếng lọc, kim lọc)

Tích nước tại các hào rãnh: cao độ hố tích nước thấp hơn mực nước ngầm. Hạ

tạm thời mực nước ngầm 20- 30 cm tại hố đào trong phạm vi nhỏ, chi phí thực hiện ít, kỹ thuật đơn giản.

Sử dụng giếng bơm truyền thống: lắp đặt nhanh, có thể dẫn lên thành nhiều tầng

hút, các ống tích nước ra có thể lập thành vòng kín sau đó thoát ra ngoài công trình. Phương pháp này hữu hiệu cho các công trình nhỏ, độ sâu nhỏ (3-6m), chi phí thực hiện không lớn kỹ thuật đơn giản.

Phương pháp giếng lọc: Hay sử dụng khi hạ mực nước ngầm khi số tầng hầm từ

2 tầng trở lên: hiệu quả cao khi nền là đất cát, hệ số thấm lớn. Cần tính toán và kiểm tra thực tế số lượng giếng: yêu cầu vừa đủ về khoảng cách và số lượng các giếng, công suất các máy bơm, độ sâu đặt bơm trong giếng, cao độ mực nước ổn định khi

các máy bơm cùng vận hành (không quá sâu, kinh nghiệm nên thấp hơn đáy hố đào tạm thời từ 0.5m đến 1m, do vậy thường hay thay đổi chiều sâu đặt bơm hoặc công suất máy bơm), duy trì thời gian bơm đều và liên tục, tính toán dự trữ điện và thiết bị trên 30% công suất điện tiêu thụ. Cần chú trọng kỹ thuật khoan, đặt bơm và theo dõi quan trắc công trình. Phương pháp này thực hiện khá phức tạp, chi phí bơm và điện tiêu thụ lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp ống kim lọc: Các ống kim lọc được nối liền với nhau thành hệ

thống có ống tích thủy chung và một máy bơm. Có thể bố trí hệ thống này chung quanh hố để tạo thành vành đai chận nước.

Trong phạm vi hố đào có thể bố trí nhiều giếng lọc và ống kim lọc ở các tầng khác nhau, đáy tầng hầm có nhiều hố pit với các độ sâu khác nhau. Có thể kiểm soát và thiết kế hạ mực nước ngầm theo mô hình và thực tế.

Hết sức thận trọng trong công tác hạ mực nước ngầm. Cần có kế hoạch kiểm soát cao độ mực nước ngầm trong suốt quá trình hạ mực nước ngầm và đào đất. Tuân thủ các qui định về an toàn, chuẩn mực về thiết kế và thi công. Kinh nghiệm trong công tác này là phải có cái nhìn bao quát và toàn diện cả khu vực thi công, không chỉ tại công trường đang làm và không chỉ tại các vị trí cục bộ xung quanh giếng nước ngầm. Trong một số các trường hợp phải bù nước cho các công trình chung quanh bằng phương pháp tự nhiên hoặc bơm nước trở lại nhằm ổn định mức ngầm cho các công trình ngoài phạm vi đang xây dựng.

5. Trong các bản thiết kế biện biện pháp thi công, cần :

- Có các đo đạc thủy áp hay biện pháp đo đạc áp lực nước trong các tầng cát để kịp thời phát hiện qui luật dòng ngầm và sự biến đổi của áp lực nước. Đồng thời nên có các biện pháp quan trắc chuyển vị lún ở bề mặt đất, ước tính độ lún của các lớp cát, vốn rất nhạy với sự lún khi thoát nước (lún tức thì). - Có các biện pháp chống đỡ vững chắc các CTXQ trước khi đào phần ngầm,

không nên hoàn toàn trông cậy vào tính vững chắc tường vây.

- Có bản tính đầy đủ, đệ trình Tư vấn Giám sát trưởng thông qua và phải được chủ đầu tư đồng ý.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 77 - 82)