Khái niệm tầng hầm:

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 67 - 68)

2.4.3 .3Quan hệ của Đoàn TVGS với Thiết kế

3.1.1 Khái niệm tầng hầm:

Trong các công trình xây dựng nhà cao tầng trên thế giới, người ta quy định phần tầng nhà từ cao trình mặt đất tự nhiên trở lên. Trong nhà cao tầng bao gồm tầng trệt sàn của nó nằm ngang trên mặt đất, tiếp theo là các tầng 2, 3, 4… có độ cao sàn dương. Còn những tầng tiếp theo ở thấp hơn so với mặt đất (nằm dưới tầng trệt) đều được gọi là tầng hầm.

Tầng hầm có thể nửa nổi nửa chìm hoặc nằm hoàn toàn trong lòng đất. Thường ở những tòa nhà cao tầng thì tầng hầm gồm 2 tầng trở lên, tầng hầm trên cùng có thể nửa nổi nửa chìm một khi ta muốn tận dụng sự thông gió, chiếu sáng tự nhiên. Số lượng tầng hầm cho nhà cao tầng chủ yếu phụ thuộc vào ý đồ sử dụng của chủ đầu tư, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào chiều cao của công trình và nền đất dưới công trình cũng như kỹ thuật xây dựng tầng hầm hiện tại.

Nhà có tầng hầm đã có từ lâu trên thế giới, nó trở thành phổ biến và gần như là một thông lệ khi xây dựng nhà cao tầng. Ở Châu Âu do đặc điểm nền đất tương đối tốt, mực nước ngầm thấp, kỹ thuật xây dựng tiên tiến và do nhu cầu sử dụng nên hầu như nhà nhiều tầng nào cũng có tầng hầm. Việc xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là điều rất bình thường nó trở nên quá quen thuộc mỗi khi thiết kế và thi công vì nó giải quyết được các vấn đề phát sinh do nhà cao tầng đặt ra.

Ở Châu Á nói chung nhà cao tầng có tầng hầm cũng khá phổ biến. Ở Việt Nam thì nhà cao tầng có tầng hầm cũng mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Hiện tại đã có những công trình có tới 5 tầng hầm.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)