2.2.3 Thi công tầng hầm
Tầng hầm phổ biến trong các tòa nhà cao tầng như các bãi đỗ xe, khu dịch vụ và trung tâm mua sắm. Mục đích chính của việc xây tầng hầm là tạo thêm không gian, tạo thành một bãi chứa, trong một vài trường hợp phải có tầng hầm để giảm áp lực lên nền bằng việc loại bỏ đất.
Ở Việt Nam hiện nay thì có 3 phương pháp thi công tầng hầm được áp dụng đó là:
- Phương pháp lộ thiên (thi công từ dưới lên)
- Phương pháp thi công từ trên xuống (Top-down)
- Phương pháp đào và lấp kết hợp 2 phương pháp trên (semi Top-down)
Dù phương pháp nào được chọn thì việc đào đất cũng là cần thiết và nước ngầm phải được kiểm soát hoàn toàn. Hệ cột chống nên được dùng cho đào đất sâu hơn 1,8m, các biện pháp hỗ trợ việc đào riêng lẻ hoặc kết hợp đất phổ biến nhất là:
- Đào đất được hỗ trợ bằng hàng cọc ván (cọc cừ).
- Đào đất được hỗ trợ bằng tường chắn ngầm bê tông cốt thép được xây trước khi đào móng bắt đầu (tường barret)
- Đào đất được hỗ trợ bằng cọc xoắn vít kề nhau hoặc cọc tuyến được xây trước khi đào móng bắt đầu.
2.2.3.1 Đào đất được hỗ trợ bằng hàng cọc cừ
Phương pháp này phù hợp cho những địa điểm có không gian đào đất không đủ để xây nghiêng các phía. Nếu điều kiện đất cho phép rút cọc để tái sử dụng ở chỗ khác, phương pháp hỗ trợ móng kinh tế hơn so với biện pháp sử dụng tường chắn ngầm thay thế.
Hàng cọc cừ gồm các hàng cọc cài vào nhau để tạo một bức tường liên tục có thể là tạm thời hoặc vĩnh cửu. Cọc này được các hãng khác nhau chế tạo và thường là thép định hình ghép giáp bản. Các rìa ghép này cho phép các cọc cử trượt sang bên cạnh dễ hơn và chúng cùng nhau tạo ra một bức tường thép tấm để giữ đất và một phần nào đó để ngăn nước ngầm. Chiều dài chuẩn của một cọc ván là 12m, các cọc di hơn sẽ được tạo ra bằng cách hàn ghép các phần với nhau.