2.4.3 .3Quan hệ của Đoàn TVGS với Thiết kế
3.1.2 Sự cần thiết của tầng hầm trong nhà cao tầng
3.1.2.1 Do nhu cầu sử dụng:
Từ lâu ở các nước công nghiệp phát triển, nhu cầu về nhà cửa tăng nhanh, phương tiện giao thông cũng tăng đáng kể cộng với mức sống ngày càng được nâng cao nên kéo theo một loạt các hoạt động dịch vụ, trong khi đó diện tích để xây dựng lại hạn hẹp vì thế việc ra đời nhà cao tầng là hiển nhiên. Một khi nhà cao tầng ra đời nó đòi hỏi xã hội phải đáp ứng những nhu cầu do bản thân nó sinh ra, nói cách khác đó là nhu cầu của cư dân sống trong các khu nhà đó. Vì thế tầng hầm ra đời và phát triển mạnh nhằm:
- Làm kho chứa hàng hóa phục vụ sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà. - Làm tầng phục vụ sinh hoạt công cộng.
- Làm gara ô tô, xe máy.
- Làm tầng kỹ thuật để giải quyết các vấn đề điều hòa, xử lý nước thải, lắp đặt máy móc,..
- Làm nơi trú tạm thời khi có sự cố như chiến tranh.
3.1.2.2 Về mặt nền móng
Nhà cao tấng có tải trọng rất lớn ở chân cột, nó gây ra áp lực rất lớn lên nền và móng, vì vậy khi làm tầng hầm ta đã giảm tải cho móng vì khối lượng đất khá lớn trên móng đã được lấy đi, hơn nữa khi có tầng hầm thì móng được đưa xuống khá sâu, móng có thể đặt vào nền đất tốt, cường độ của nền tăng lên (khi cho đất thời gian chịu lực). Thêm vào đó tầng hầm sâu nên nằm dưới mực nước ngầm, nước ngầm sẽ đẩy nổi công trình lên và giảm tải cho móng công trình và giảm lún cho công trình.
3.1.2.3 Về mặt kết cấu
Đối với nhà cao tầng không có tầng hầm, độ sâu ngàm vào đất là nông (từ 2-3m), độ ổn định của công trình không cao do trọng tâm của công trình ở trên cao. Khi nhà có tầng hầm, trọng tâm của công trình sẽ được hạ xuống thấp làm tăng tính ổng định tổng thể của công trình. Hơn nữa, tường, cột, dầm sàn của tầng hầm sẽ làm tăng độ ngàm của công trình vào đất, tăng khả năng chịu lực ngang như gió, bão, lụt,…